Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cúc Liên Chi Dại (Cây Chứng Ếch)

Tên khoa học

Parthenium hysterophorus L. thuộc họ Cúc Asteraceae.

Tên khác

Cúc Liên Chi Dại có tên khác là Cúc Liên Chi, cây Chứng ếch.

Nguồn gốc

  • Cúc Liên Chi Dại là loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ, sau đó cây Cúc Liên Chi Dại được di thực đến nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Cúc Liên Chi Dại được trồng nhiều nhất tại các vùng đất bị bỏ hoang ở Hà Nội. Cúc Liên Chi Dại còn được phân bố rộng khắp cả nước và đặc biệt là ở những tỉnh trung du hay đồng bằng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ.
  • Cúc Liên Chi Dại thường mọc ở những nơi có đất ẩm ở gần bờ đê, gần bãi sông và ven đường đi, ruộng bỏ hoang. Cúc Liên Chi Dại ưa ánh sáng, ẩm vì vậy cây Cúc Liên Chi Dại thường mọc tập trung thành đám. Do Cúc Liên Chi Dại có khả năng cạnh tranh với ánh sáng tốt và mọc nhanh nên cây có thể lấn át các loại cỏ dại khác và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Cúc Liên Chi Dại ra hoa nhiều và số lượng hạt phát tán cũng nhiều tuy nhiên vòng đời của cây chỉ kéo dài 3-4 tháng và hạt tồn tại trên mặt đất được 7-8 tháng và hạt sẽ nảy mầm vào cuối mùa xuân của năm sau.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Cúc Liên Chi Dại là cây thảo sống quanh năm và có chiều cao từ 0,3-1m. Thân cây mọc thẳng và có phân nhiều nhánh, có ít lông ngắn. Lá cây Cúc Liên Chi Dại mọc so le và các lá ở gốc, ở giữa thân có phiến men the xuống đến tận gốc, chia thành 2-33 lần lông chim. Lá Cúc Liên Chi Dại phần gần ngọn ít chia hơn và mặt dưới có màu nhạt, mặt trên màu sẫm.
  • Cụm hoa Cúc Liên Chi Dại mọc thành các chùm ở ngọn, có chứa nhiều dầu, lá bắc ngoài xếp lợp, lá bắc trong rộng hơn, các hoa Cúc Liên Chi Dại ở phía ngoài là hoa cái và có lông mao, còn các hoa lưỡng tính và hoa đực thì bên trong, không có mào lông, tràng hình lưỡi nhỏ rất ngắn ở hoa cái, nhị hoa Cúc Liên Chi Dại là nhị 4 không cái, bầu thuôn dẹt và hẹp. Mùa ra hoa và quả là tháng 5-8 hàng năm.
Cúc Liên Chi Dại
Cúc Liên Chi Dại

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của Cúc Liên Chi Dại là rễ và thân mang lá.

Thu hái, chế biến

Rễ và thân mang lá của Cúc Liên Chi Dại có thể thu hái quanh năm vì đây là loại cây cỏ sống quanh năm. Có thể chế biến Cúc Liên Chi Dại tươi hay dùng phơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cúc Liên Chi Dại có vị đắng.

Thành phần hóa học

  • Cúc Liên Chi Dại có chứa tinh dầu và thành phần chính trong tinh dầu là terpen trong đó có 70% là sesquiterpen và 15% là monoterpen. Các thành phần cần lưu ý là phenylacetonitril và hornyl acetat.
  • Lá Cúc Liên Chi Dại có chứa parthenin, thành phần này có tác dụng allelopathic. Lá cây còn chứa 3 methoxypscudoguianolid.
  • Mô sẹo Cúc Liên Chi Dại có q pseudoguaianolid là dihydroparthenin.
  • Cúc Liên Chi Dại có 2 sesquiterpen là tetraneurin C và tetraneurin D, các cụm hoa có sesquiterpen lacton parthenin và caronopilin, đây là các thành phần gây dị ứng.
  • Hoa Cúc Liên Chi Dại có 3 ambrosanolid là 8 beta hydroxycoronopilin và 2 beta hydroxycoronopilin, 11 -H, 13-hydroxycoronopilin. Ngoài ra còn có pathenin và coronopilin.
  • Toàn cây Cúc Liên Chi Dại có chứa nhiều hợp chất phenol với hàm lượng ở cành nhiều hơn ở thân và đạt tối đa vào những thời điểm cây ra hoa. Hàm lượng các hợp chất phenol này còn nhiều ở rễ phụ và lá non.
  • Phần trên mặt đất của Cúc Liên Chi Dại có chứa 2 beta – hydroxy coronopolin, 1 alpha, 2 beta, 4 beta – trihydroxypseudoguan-6 beta; 12 – olid, 1 alpha-hydroxy-4 beta – O- acetylpseudoguaian – 6 beta, 12-olid coronolipid parthenin, hysrerin, tetraneurin E, acid p-methoxybenzoic.
  • Cúc Liên Chi Dại có chứa các hợp chất gây độc tế bào hoặc allelochemicals khác là hysterin, ambrosin, flavonoid, như quercelagetin 3,7-dimethylether,axit fumaric. P-hydroxy benzoin và axit vanillic, axit chlorogen, axit ferulic, sitosterol, axit caffeic, 6-hydroxyl kaempferol 3-0 arabinoglucoside,p courmaric, axit anisic, axit p-anisic và một số loại rượu không xác định.

Tác dụng dược lý

  • Thành phần parthenin là 1 sesquterpen pseudoguianolid phân lập từ Cúc Liên Chi Dại có tác dụng chống sốt rét rõ rệt đối với chủng olasmodum falciparum kháng nhiều loại thuốc chống sốt rét khác. Parthenin có tác dụng ức chố Mycobacteriuum tubervulosis có nồng độ ức chế thấp nhất là 64 mcg/ml.
  • Một thành phần hợp chất được kết tinh phân lập từ dịch chiết cao với acetn của lá Cúc Liên Chi Dại có tác dụng ức chế hoạt động của các sucinat dehydrogenase ở gan của cừu.
  • Các thuốc chống dị ứng như pheniramin maleat, dexamethason, hydrocortison acetat có tác dụng dự phòng sự ức chế sucinat dehydrogenase gan cừu được phân lập từ cao lá Cúc Liên Chi Dại. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thành phần này tạo ra tác dụng thông qua phản ứng men.
  • Trong 1 thử nghiệm trên 2 nhóm trâu con ăn Cúc Liên Chi Dại tươi cho dùng Cúc Liên Chi Dại phơi khô tán bột 10g/kg và cho dùng cao Cúc Liên Chi Dại tường ứng cho thấy những tổn thương bệnh lý xuất hiện ở trâu. Nhóm trâu dùng cao nước chiết từ Cúc Liên Chi Dại cho thấy các triệu chứng và tổn thương do ngộ độc cấp tính. Tác dụng gây độc này được cho là của parthenin.
  • Thành phần parthenin với liều nhỏ tăng dần từ 100mg đến 2g cho thấy trong dạ dày có cảm giác nóng và thúc đẩy sự tiêu hóa. Ngoài ra thành phần parthenin này khi dùng đặt lên lưỡi sẽ gây chảy nước bọt nhiều, chữa nhức đầu thường xuyên hay nhức đầu theo cơn
  • Cúc Liên Chi Dại được phát hiện là có hoạt tính dược lý như thuốc giảm đau trong bệnh thấp khớp cơ, điều trị chứng đau dây thần kinh và thuốc diệt giun.
  • Chiết xuất methanol của hoa cho thấy hoạt động chống ung thư đáng kể và parthenin thể hiện đặc tính gây độc tế bào chống lại bệnh bạch cầu tế bào T, các dòng tế bào ung thư HL-60 và Hela.
Cúc Liên Chi Dại
Cúc Liên Chi Dại

Công năng chủ trị

Tác dụng của Cúc Liên Chi Dại trong đông y như sau: rễ cây Cúc Liên Chi Dại được dùng để đắp ngoài da để trị vết đốt của ong bò vẽ. Trong y học dân gian Cúc Liên Chi Dại được dùng để chữa các vết loét và 1 số bệnh ngoài da đặc biệt là dùng trong chữa bệnh herpes, Ở Haiti, nước ngâm lá Cúc Liên Chi Dại được dùng để trị bệnh da đặc biệt chữa bệnh sang bạch hành. Thân có kèm lá đem sắc lên có tác dụng trị chứng tim đập nhanh. Nước sắc của Cúc Liên Chi Dại đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị sốt, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, nhiễm trùng đường tiết niệu, kiết lỵ, sốt rét và điều trị bệnh emmenagogue, sử dụng như một phương thuốc chữa viêm, chàm, phát ban da, mụn rộp, đau thấp khớp, cảm lạnh, bệnh tim và các bệnh phụ khoa.

Một số bài thuốc có chứa Cúc Liên Chi Dại

  • Giúp tiêu hóa: Cúc Liên Chi Dại đem sắc với nước rồi cô đến khi thu được cao lỏng thì sử dụng chiết xuất Cúc Liên Chi Dại với liều nhỏ tương ứng với parthenin 100g-2g/ngày.
  • Giúp hạ nhiệt, giảm đau: sắc Cúc Liên Chi Dại với nước sau đó thu lấy dịch chiết và uống tuy nhiên chỉ nên uống lượng vừa phải vì nếu uống nhiều có thể gây độc.
  • Giảm sản dịch: lá của cây Cúc Liên Chi Dại đem rửa sạch sau đó giã nát và trộn với dầu thầu dầu và sát vào vùng cần điều trị.
  • Chữa đau nhức đầu: lấy 100g tinh dầu của Cúc Liên Chi Dại đem hòa tan trong nước sau đặt lên lưỡi.
  • Chữa chứng tim đập nhanh: lá thân, cành tươi hoặc khô của Cúc Liên Chi Dại đem hãm với nước và dùng như trà hàng ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cúc Liên Chi Dại . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 98. Truy cập ngày 13/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Cúc Liên Chi, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 582. Truy cập ngày 13/12/2023.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Cúc Liên Chi Dại , trang 264. Truy cập ngày 13/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.