Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây Xạ Vàng

Nguồn gốc

  • Cây Xạ Vàng hiện nay được thu hái nhiều tại các vùng núi tỉnh Hòa Bình và cây còn được phân bố nhiều ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar,..Cây Xạ Vàng thường mọc ở độ cao từ 1000-1500m. Ở Việt Nam, Cây Xạ Vàng hiện nay phân bố ở các tỉnh Hòa Bình, Vườn quốc gia Ba Vì Hà Tây, Vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình, một số khu vực miền núi Tây Bắc như Kim Bôi, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc,..Ngoài ra, nó còn được trồng ở Sơn La, Lai Châu,…
  • Cây Xạ Vàng thường mọc tách biệt độc lập không theo trật tự rõ ràng và cũng không quấn quanh các dây khác.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Xạ Vàng là cây thuộc loại thực vật thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình của cây khoảng 1,5 mét và có bề ngoài khá giống với cây xạ đen vì vậy thường bị nhầm lẫn với cây xạ đen. Toàn thân cây Cây Xạ Vàng có màu xanh và được phủ đầy lông.
  • Thân câu Cây Xạ Vàng có màu vàng nhạt đặc biệt khi đem thái mỏng phần thân cây và đem phơi khô thì sẽ dễ dàng nhìn thấy các phần thớ gỗ được chia rõ ràng trên các lát thân được phơi khô có màu vàng rõ rệt.
  • Lá Cây Xạ Vàng có màu xanh nhạt, hơi mỏng, so với cây xạ đen thì Cây Xạ Vàng có màu xanh nhạt hơn và ở 2 mép lá không có răng cưa.

Hình ảnh cây xạ vàng:

Cây Xạ Vàng
Cây Xạ Vàng

Bộ phận dùng

Cây Xạ Vàng được sử dụng để dùng phần thân cây.

Thu hái, chế biến

Theo kinh nghiệm của nhân dân ta, Cây Xạ Vàng được thu hái quanh năm thường chỉ lấy phần thân cây mà không đào hay chặt phần rễ để đảm bảo cây không bị chết. Sau khi thu hái thân cây thì đem cạo sạch vỏ ngoài rồi cắt bỏ những cành con nhỏ bám quanh thân sau đó chặt thành các vát mỏng và đem phơi khô.

Thành phần hóa học

Cây Xạ Vàng có chứa các thành phần sau:

  • Alkaloid: trong Cây Xạ Vàng có chứa nhiều alkaloid được tìm thấy được gọi là matrine, đây cũng là 1 trong những thành phần quan trọng nhất của Cây Xạ Vàng đem lại nhiều tác dụng dược lý cho cây.
  • Ngoài ra trong Cây Xạ Vàng còn có Flavonoid, tinh dầu, Coumarin, Calycosin, saponins.

Tác dụng của Cây Xạ Vàng

Cây Xạ Vàng có tác dụng gì?

  • Thành phần Matrine trong Cây Xạ Vàng có tác dụng chống viêm nhiễm và được nghiên cứu với tác dụng chống ung thư.
  • Calycosin là một loại isoflavone có trong Cây Xạ Vàng có tiềm năng trong bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạn chế các triệu chứng liên quan đến mãn kinh, điều trị các vấn đề về sức khỏe của phụ nữ.
  • Một số loại coumarin có trong Cây Xạ Vàng có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình đông máu.
  • Flavonoids có khả năng bảo vệ tế bào.
  • Cây Xạ Vàng trị bệnh gì? Các hợp chất có trong Cây Xạ Vàng đã được nghiên cứu về tác dụng điều hòa hoạt huyết, bảo vệ và bồi dưỡng gan, điều trị nhiều bệnh lý về gan như nở ngứa, xơ gan, men gan cao, viêm gan A và B, viêm gan cấp và mạn tính, nóng gan, mụn nhọt, cải thiện tình trạng sức khỏe, cải thiện lưu thông máu.
  • Cây Xạ Vàng được sử dụng để giảm đau trong các trường hợp liên quan đến bệnh về khớp. Cây Xạ Vàng cũng giúp ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến tuổi tác, tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Cây Xạ Vàng có nhiều vitamin giúp thanh nhiệt, có lợi cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và tiêu độc cho cơ thể.
  • Một số nghiên cứu đã cho rằng Cây Xạ Vàng có tiềm năng trong việc kiểm soát huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Công năng của Cây Xạ Vàng

Cây xạ vàng có tốt không? Cây Xạ Vàng từ xưa đã được nhân dân ta sử dụng nhờ đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người bao gồm:

  • Tiêu độc, thanh nhiệt.
  • Hành thủy.
  • Tăng cường khí huyết lưu thông, hoạt huyết.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ức chế tế bào ung thư.
  • Mát gan giải độc, điều trị men gan cao, hạ mỡ máu.
  • Giảm mụn, cải thiện tình trạng da, giúp da dẻ mịn màng.
  • Cây Xạ Vàng còn giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và tiêu hóa kém.

Kiêng kỵ

Không dùng Cây Xạ Vàng cho:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ dưới 8 tuổi

Bảo quản

Cây Xạ Vàng sau khi được làm khô thì cho vào lọ có nắp kín hay túi kín để bảo quản. Cần bảo quản ở nơi tránh ánh sáng, độ ẩm và mối mọt có thể gây hư hại dược liệu.

Một số bài thuốc có chứa Cây Xạ Vàng

Sau đây là 1 vài bài thuốc hướng dẫn cách dùng Cây Xạ Vàng:

Thanh nhiệt, giải độc

Kim ngân hoa 12g + Cây Xạ Vàng 15g đem sao vàng hạ thổ sau đó sắc với 1.5 lít nước trong khoảng 15 phút. Lọc lấy phần dịch sắc rồi chia thành 3 lần uống/ngày.

Giúp lưu thông tuần hoàn máu

Thân xạ vàng 50g khô rửa thật sạch + 2 lít nước, tất cả đem đun sôi để lửa cho trong 15 phút kể từ lúc nước sôi sau đó dùng nước sắc lúc ấm là tốt nhất.

Điều trị viêm gan B

  • Bài thuốc 1: Cây xạ vàng 30g + Cà gai leo 30g đem rửa sạch, đun với 1,5 lít nước đến khi nước cạn còn 1,2 lít thì chắt nước và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: mật nhân 10g + Cây xạ vàng 30g + Cà gai leo 30g i cho vào nồi đun với 1,5 lít nước. Sau 30 phút thì tắt bếp và gạn lấy phần nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Điều trị mụn

Cây Xạ Vàng khô 40g + 2 lít nước tất cả đem đun sôi đến khi cạn còn 1,2 lít nước thì chắt uống thay nước hàng ngày.

Giảm căng thẳng và lo âu

Rửa sạch rễ Cây Xạ Vàng sau đó nghiền nhuyễn hay thái nhỏ và đem đun với 1 ấm nước sôi uống hàng ngày thay nước giúp thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Tăng sức đề kháng, phòng chống cảm lạnh

Rễ Cây Xạ Vàng đã được nghiền nhuyễn đem trộn với mật ong sẽ tạo hỗn hợp bột nhão, uống 1 thìa/ngày vào trước bữa ăn sáng sẽ giúp phòng chống cảm lạnh và tăng sức đề kháng.

Giảm viêm, giảm đau

Sử dụng rễ và lá cây Cây Xạ Vàng đem sắc với nước và uống hàng ngày, nếu vết thương đau và viêm ngoài da có thể dùng nước sắc này rửa vị trí vết thương bị viêm, đau.

Chữa ung thư

Dây bổ máu 1kg, xạ vàng 7kg, xạ đơn 1kg, cây sản máu 5kg, cây máu tràng 5kg xạ đen 5kg, cùng với cây chân chim, cây nốt ruồi, cây cỏ mẫu, lá dâm bí, bưởi rừng mỗi vị thuốc dùng 1 kg tất cả đem sắc uống hàng ngày, liều lượng trên có thể chia thành 5 thang thuốc.

Hỗ trợ điều trị ung thư gan

20g bán chi liên + 40g Cây Xạ Vàng + 30g bạch hoa xà đem sắc với 1.5 lít nước lọc đến khi cạn còn 1-1,2 lít nước thì dừng và lọc lấy phần dịch và uống sau mỗi bữa ăn hàng ngày.

Cách phân biệt Cây xạ đen và xạ vàng

Cây Xạ Vàng Cây xạ đen
Đặc điểm sinh thái Cây Xạ Vàng mọc độc lập, không theo chùm hay đám, không theo trật tự nhất định. Cây Xạ Đen thường mọc thành từng khóm
Cây Xạ Vàng có lá màu xanh, không có sắc tím, lá mỏng, mép không có răng cưa, thân có màu xanh Cây Xạ Đen có lá màu xanh đậm và có sắc tím, lá dày hơn, thân có màu sẫm.
Thân Thân có màu vàng, nhẵn, nhựa cây không có màu đen. Thân có vỏ sần sùi, màu đen, khi chặt có nhựa màu đen. Thân cây có màu nâu.
Nước pha Nước pha màu vàng nhạt hoặc rất nhạt khi uống có mùi ngái và không có mùi thơm như xạ đen. Nước pha có màu nâu đậm, có mùi thơm hơn nước pha cây xạ vàng và uống vị ngọt nhẹ.
Cây khô Cây Xạ Vàng khô có lá rất dễ vụn nát và giòn khi phơi khô, mùi ngai ngái không thơm như lá cây xạ đen, thân Cây Xạ Vàng sau khi phơi không có mùi. Khi phơi khô lá xạ đen không bị giòn và vụn nát như lá phơi khô của Cây Xạ Vàng, lá phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi phơi thân cây xạ đen có mùi thơm nhẹ.

Sau đây là Hình ảnh cây xạ đen và xạ vàng

Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng
Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.