Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây Bưởi Bung (Cây Cơm Rượu)

Tên khoa học

Glycosmis pentaphylla Corr. thuộc họ Cam Rutaceae.

Tên khác

Cây Bưởi Bung có tên khác là Cây Cơm Rượu, Cát Bối, Bí Bái Cát, Cây Lưỡi Ba, Bái Bài.

Nguồn gốc

  • Cây Bưởi Bung được tìm thấy mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta có ở những nơi đất hoang, bờ rào, hay rừng núi.
  • Cây Bưởi Bung là loại cây ưa sáng và có thể chịu bóng trong thời kỳ cây còn nhỏ. Cây Bưởi Bung thường mọc ở các kiểu rừng thứ sinh, đồi cây bụi, ven nương rẫy và có thể ở vùng đồng bằng tại các vùng đồi khô hạn hay trong các bụi cây trên cát vùng đồi khô hạn ở ven biển. Cây Bưởi Bung ra nhiều quả hàng năm tuy nhiên khi cây bị che bởi các bóng râm thì ít có hoa hơn so với cây được hứng nhiều ánh sáng. Khả năng tái sinh của Cây Bưởi Bung tốt nhờ hạt và các cây chồi sau khi đã bị chặt.
  • Cây Bưởi Bung không kén đất và có khả năng chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng, ít sâu bệnh và cây được nhân giống chủ yếu bằng hạt đôi khi có thể dùng phương pháp chiết cành. Hạt được gieo vàng mùa tháng 2-3 hàng năm.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Bưởi Bung là cây nhỡ có chiều cao 4-6m có khi cao hơn. Cành Cây Bưởi Bung ngoằn ngoèo và khi non có màu lục sau đó dần chuyển sang nâu đỏ. Vỏ Cây Bưởi Bung hơi nhăn, có mùi xoài.
  • Lá Cây Bưởi Bung mọc đối, hơi phình ở phía hai đầu và mép nguyên, phiến dài, gốc hẹp, đầu nhọn hơi tù, mặt trên bóng khi non có lông sau nhắn, cuống lá dài từ 2-3 cm.
  • Cụm hoa Cây Bưởi Bung mọc ở các kẽ lá hay ở các đầu cành thành các ngũ có chiều dài bằng với lá. Lá bắc và các lá bắc con là những vẩy rất nhỏ. Hoa có mùi thơm, lưỡng tính, lá đài rất ngắn, lá đài 4, đầu tù, cánh hoa 4 có hình thuôn dài nở xòe rộng và nhị hoa 8 có 4 cái nằm trên cánh hoa bầu hình trứng có nhiều lông.
  • Trái Bưởi Bung có hình cầu nạc, khía múi, khi chín có màu vàng nhạt và có thể ăn được, chứa 1 hạch cứng có 4 ô, quả có đường kính 1,5-2cm mỗi ô đựng 1 hạt dài có vỏ cứng đen.
  • Mùa ra hoa của Cây Bưởi Bung là tháng 7-9, mùa ra quả tháng 10-11.
  • Hình ảnh Cây Bưởi Bung:
Cây Bưởi Bung
Cây Bưởi Bung

Bộ phận dùng

Rễ Cây Bưởi Bung, lá, vỏ thân, quả đều là những bộ phận sử dụng của Cây Bưởi Bung.

Thu hái, chế biến

Cây Bưởi Bung thu hái quanh năm sau đó được đem phơi khô.

Tính vị, quy kinh

  • Rễ Cây Bưởi Bung có vị ngọt, tính bình.
  • Lá Cây Bưởi Bung có mùi thơm, vị ngọt, tính bình.

Thành phần hóa học

  • Cây Bưởi Bung có chứa seselin, norbraylin, Beta-sitosterol.
  • Lá Cây Bưởi Bung có chứa tinh dầu thơm khoảng 0,06% và alkaloid.
  • Trong cành Cây Bưởi Bung có cũng có chứa tinh dầu.
  • Ngoài ra glycosmin có trong lá non và nụ hoa Cây Bưởi Bung với hàm lượng 0,2%.
  • Mới đây người ta còn chiết được glycozolin từ Cây Bưởi Bung.

Tác dụng của cây Cây Bưởi Bung

  • Tác dụng của lá Bưởi Bung trong ống nghiệm cho thấy tính kháng sinh mạnh với các vi khuẩn Bacillus subtilis, Streptococcus, Staphylococcus 209P.
  • Acronycin trong Cây Bưởi Bung có tính chống ung thư trên mô hình động vật thí nghiệm và có tác dụng đối với bệnh bạch cầu.
  • Cây Bưởi Bung có tác dụng chống ung thư, kháng nấm, tẩy giun sán, diệt muỗi, trị đái tháo đường, chống đột biến, hạ mỡ máu, chống oxy hóa, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm arsenic và đặc tính chữa lành vết thương.
  • Các nghiên cứu về độc tính đã chứng minh rằng Cây Bưởi Bung không có phản ứng bất lợi đáng kể nào khi dùng liều chiết xuất lá ở mức 2,5 g/kg trọng lượng cơ thể trở lên.
  • Các hợp chất arborine và skimmianine phân lập từ Cây Bưởi Bung có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại tụ cầu vàng đa kháng thuốc S. Aureus và có thể được sử dụng làm thuốc điều trị tụ cầu vàng đa kháng thuốc S. Aureus.
  • Các chất chiết xuất lá Cây Bưởi Bung có chứa lupeol, chrysin, kaempferol, quercetin, β-sitosterol là các thành phần trong các phần hoạt tính. Các amin chứa lưu huỳnh prenylated hóa có tác dụng ức chế đáng kể việc sản xuất oxit nitric, chống tăng sinh đáng kể đối với dòng tế bào HepG2.
  • Tác dụng của chiết xuất vỏ thân (100, 200 và 400 mg/kg trọng lượng cơ thể), lá (250, 500 và 750 mg/kg trọng lượng cơ thể) của Cây Bưởi Bung đã được nghiên cứu trên CCl4 (1 mg/kg trọng lượng cơ thể) gây ra ở gan chuột bạch tạng cho thấy liều 750 mg/kg trọng lượng cơ thể chiết xuất từ lá có khả năng phục hồi mô gan và không có tác dụng độc hại.
  • Tác dụng của chiết xuất ete dầu mỏ (200 và 400 mg/kg), chiết xuất metanol (200 và 400 mg/kg) Cây Bưởi Bung đã được nghiên cứu trên tổn thương gan do Paracetamol 250 mg/kg trong màng bụng gây ra ở chuột cho thấy các dịch chiết có tác dụng bảo vệ chuột khỏi tác dụng gây độc cho gan của Paracetamol biểu hiện ở việc giảm đáng kể bilirubin toàn phần, nồng độ ALT trong huyết thanh, trọng lượng gan giảm đáng kể, mức protein tổng số tăng lên.

Công dụng của Cây Bưởi Bung

Cây Bưởi Bung có tác dụng gì?

  • Rễ Cây Bưởi Bung có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chỉ khái, kiện tỳ. Vì vậy rễ được dùng để chữa lưng gối mỏi đau, chữa phong thấp, vết thương phần mềm.
  • Lá Cây Bưởi Bung có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng, giải độc. Lá được dùng trong chữa đau bụng, ho, sốt, mụn nhọt.
  • Quả Cây Bưởi Bung chữa tiêu hóa kém.
  • Vỏ thân cây chữa chóc lở, ghẻ.
Cây Bưởi Bung
Cây Bưởi Bung

Một số bài thuốc có chứa Cây Bưởi Bung

Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, mình mẩy

  • Bài thuốc 1: Rễ Cây Bưởi Bung + rễ cây cơ xước, kim cang, độc lực, dâu đau xương, hoa kinh giới, rễ hoàng lực mỗi thứ 20g, tất cả đem sắc lấy nước uống. Nếu uống chân tay đau nhức hay cổ cứng khó cử động thì thêm rễ gấm, uy linh tiên, thiên niên kiện. Nhức xương nhiều thì cho thêm vị thuốc rễ tầm xuân và thân cây cà gai leo.
  • Bài thuốc 2: Rễ Cây Bưởi Bung 20g + rễ cây xấu hổ 20g + rễ cúc tần 20g + rễ và lá đinh lăng 10g + 10g rễ và lá cam thảo dây tất cả đem sao qua rồi sắc uống làm thành 2 lần/ngày. Mỗi đợt dùng 3-5 ngày.

Chữa phụ nữ kém ăn, vàng da sau sinh đẻ

Sao vàng 10g lá Cây Bưởi Bung + 400ml nước rồi đem sắc cạn còn 250 ml chia thành 2 lần uống /ngày.

Chữa mụn ổ gà ở ben, nách, tình trạng thối loét lâu ngày

Lá Cây Bưởi Bung + lá ổi + lá thổ phục linh mỗi thứ 1 năm tất cả đem rửa sạch rồi thái nhỏ và bọc trong các lá chuối non có châm lỗ và hơ nóng áp vào vết thương.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây Bưởi Bung . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 83. Truy cập ngày 19/02/2024.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Cây Bưởi Bung, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 278. Truy cập ngày 19/02/2024.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Cây Bưởi Bung , trang 77 Truy cập ngày 19/02/2024.
  4. Labony Khandokar 1, Md Sazzadul Bari 2, Veronique Seidel 3, Md Areeful Haque (2021) Ethnomedicinal uses, phytochemistry, pharmacological activities and toxicological profile of Glycosmis pentaphylla (Retz.) DC.: A review, pubmed. Truy cập ngày 19/02/2024.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.