Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cà Tàu (Cà Dại Trái Vàng)

Tên khoa học

Solanum xanthocarpum Schrad và Wond thuộc họ Cà Solanaceae

Tên khác

Cà Tàu có tên khác là Cà Trái Vàng, Cà Dại Trái Vàng.

Nguồn gốc

  • Cây Cà Tàu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Nam Mỹ sau đó được lan rộng ra các vùng khác trên thế giới như Ấn Độ, Australia, Malaysia, Việt Nam và Trung Quốc.
  • Ở Việt Nam, Cà Tàu được phân bố chủ yếu tại những vùng cao nguyên xung quanh Đà Lạt. Cây Cà Tàu ở 1 số tỉnh miền núi như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình cũng thấy bị trở nên hoang dại hóa. Cà Tàu là loại cây ưa sáng và ưa ẩm vì vậy Cà Tàu thường mọc thành đám trên các bãi đất hoang ở ruộng nương hay ven đường. Cà Tàu mọc từ cây con vào tháng 3-5. Đến mùa thu sau khi quả Cà Tàu chín sẽ rụng lá hàng loạt và tàn lụi dần. Cà Tàu Là cây có nhiều gai nhọn và mọc nhanh.

Đặc điểm thực vật

  • Cà Tàu là giống cây thảo sống dai và chỉ sống 1 năm có chiều cao 0,7-2 mét.
  • Thân Cà Tàu hình trụ có hóa gỗ ở gốc và phân nhiều cành lòa xòa, có gai nhọn sắc, cong và màu vàng. Cành Cà Tàu non phủ lông dày.
  • Lá Cà Tàu hình trái xoan rộng, mọc so le, xẻ 5-10 thùy nông, hai mặt của lá có nhiều gai dài, mặt sau phủ lông mịn và thẳng ở các gân nhất là gân chính, gốc lá thường hơi lệch, hình tròn, cuống lá dài 1-2 cm có gai và lông.
  • Cụm hoa Cà Tàu mọc thành các xim hay chùm ở ngoài kẽ lá, có 3-5 hoa màu lam đôi khi hoa mọc thành các bông đơn chứ không mọc thành chùm, đài có hình vuông, 5 thùy đồng trưởng, tràng 5 cánh nhọn, nhị màu vàng có bao phấn.
  • Quả Cà Tàu có hình cầu nhẵn, mọng, màu trắng và có vân xanh lục, khi chín quả có màu vàng ươm đường kính 1,5-2,5 cm, có nhiều hạt. Hạt Cà Tàu nhr, có cánh, dẹt.
  • Mùa ra hoa của Cà Tàu là tháng 2-4 và quả là tháng 5-8.
Cà Tàu
Cà Tàu

Bộ phận dùng

Cà Tàu dùng toàn cây.

Thu hái, chế biến

Cà Tàu được thu hái quanh năm, quả thì thu hái vào thời điểm khi quả đã chín vàng và đem phơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cây, hoa và quả Cà Tàu đều có vị đắng.

Thành phần hóa học

  • Cà Tàu có chứa solamargin, solasonin, solasurin, galactosid, solasodin, methyl cafeat, acid careic.
  • Dịch chiết từ quả Cà Tàu có chứa beta solamargin và dioscin. Hàm lươngk trong quả của solasodin là 1,6-2,1 %.
  • Lá, thân, rễ, cành có chứa solasodin không đáng kể.
  • Quả Cà Tàu chứa1,8% solasodin.

Tác dụng dược lý

Cà Tàu có tác dụng gì?

  • Quả Cà Tàu có tác dụng trên các thí nghiệm về huyết áp ở chó, mèo, co bóp hồi tràng cô lập chuột lang, nuôi cấy tế bào ung thư biểu bì của mũi-hầu người, tim cô lập chuột lang, sarcon 180 ở chuột nhắt trắng.
  • Toàn cây Cà Tàu có tác dụng diệt tinh trùng trên động vật thí nghiệm là chuột cống trắng.
  • Hỗn hợp glycoalcaloid của quả Cà Tàu có chứa 28% solasonin, 45% solamargib và 1 ít không đáng kể dioscin, beta solamargin có tác dụng ức chế mạnh giai đoạn viêm cấp tính, mạn tính và gây co thắt tuyến ức mạnh.
  • Dung dịch glycoalcaloid có tác dụng ức chế sự phát triển của 3 loại nấm là microsporim lanosum, tricophyton gypseum, trichophyton tubium. Dung dịch 1% glycoalcaloid có tác dụng ức chế hiệu quả nhất. Ở dạng thuốc mỡ nó có tác dụng ức chế yếu hơn.
  • Liều gây chết 50% của glycoalkaloid trên chuột nhắt trắng của Cà Tàu là 864 mg/kg thể trọng.
  • Cà Tàu đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, chống viêm, chống ung thư, ức chế miễn dịch và chữa bệnh.
  • Điều trị bằng bột cây Cà Tàu đã cải thiện đáng kể các thông số khác nhau của chức năng phổi ở các đối tượng mắc bệnh hen. Tuy nhiên, hiệu quả kém hơn so với deriphylline hoặc salbutamol.
  • Chiết xuất quả Cà Tàu mang lại lợi ích và cải thiện viêm khớp bằng cách tăng cường sự tăng sinh tế bào sụn và ngăn ngừa tổn thương sụn khớp thông qua việc phục hồi các phân tử cấu trúc xương sụn đồng thời giảm viêm khớp, ức chế mức độ biểu hiện MMP-3 và COX-2 và tăng điều chỉnh COL -2 biểu hiện gen, ngoài ra còn chống oxy hóa, chống HIV
  • Dịch chiết Cà Tàu có tác dụng bảo vệ lipo, chống lại tổn thương do oxy hóa.
  • Chiết xuất Cà Tàu được phát hiện có hàm lượng flavonoid cao, là diphenylpropane và hơn 4000 flavonoid đã được phân lập, chúng có hoạt tính bảo vệ, chống tiểu cầu và chống viêm có liên quan đến tác dụng chống oxy hóa của flavonoid, loại bỏ gốc tự do, khả năng khử, thải ion kim loại và ức chế hệ thống enzyme chịu trách nhiệm tạo ra gốc tự do.
  • Chiết xuất Cà Tàu cho thấy hoạt động gây độc tế bào mạnh chống lại dòng tế bào ung thư bạch cầu, hoạt tính thấp hơn đã được quan sát thấy đối với dòng tế bào ung thư phổi.
  • Chiết xuất từ quả Cà Tàu cho thấy hoạt tính ức chế thấp đối với HIV RT, chống oxy hóa và gây độc tế bào đáng kể, ngăn ngừa tổn thương lipid qua trung gian ROS.
  • Điều trị bằng chiết xuất từ quả Cà Tàu trong bệnh sỏi tiết niệu do ethylene-glycol gây ra ở chuột Wistar đực cho thấy làm giảm chứng tăng oxy máu, canxi và axit uric, cải thiện chức năng thận và cũng tạo ra tác dụng chống oxy hóa qua trung gian có thể là ức chế tinh thể CaOX, lợi tiểu, chống oxy hóa và duy trì sự cân bằng giữa các thành phần thúc đẩy tạo sỏi.
  • Nghiên cứu đã chứng minh hoạt động chống vảy nến của chiết xuất ethanol thân cây Cà Tàu có thể là do ức chế sự biểu hiện của các cytokine như TNF-α, IL-1β, IL-6 và IL-17. Hơn nữa, các hoạt động tăng sinh tế bào, kháng khuẩn và chống oxy hóa được quan sát có thể đóng vai trò là yếu tố góp phần điều trị bệnh vẩy nến.

Công năng chủ trị

  • Cà Tàu có tác dụng gây trung tiện, lợi tiểu. Rễ Cà Tàu có tác dụng làm long đờm, lá Cà Tàu giúp giảm đau. Ở Ấn Độ Cà Tàu đều được sử dụng: rễ chữa cảm sốt, ho, hen, đau ngực, sổ mũi, nước ép quả dùng chữa đau bụng, điều trị các bệnh về đường hô hấp. Thân cây và hoa chữa bỏng ở chân, đau bụng, đầy bụng, ban mụn nước, phồng nước. Cây Cà Tàu cũng được dùng để chữa thủy thũng, phù thận, dùng chữa lậu. Lá Cà Tàu đắp giảm đau tại chỗ. Trong hệ thống y học cổ truyền Cà Tàu được sử dụng để điều trị chứng khó tiểu và sỏi thận.
  • Quả Cà Tàu được dùng để chiết xuất solasodin.
Cà Tàu
Cà Tàu

Một số bài thuốc có chứa

  • Cà Tàu chữa mụn nước, bỏng rộp, phồng nước, phù thũng, bỏng: lấy cây Cà Tàu đem rửa sạch sau đó giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị thương.
  • Cà Tàu giúp lợi tiểu, chữa phong, nôn mửa: lấy rễ Cà Tàu ngâm rượu trắng để sang 10-15 ngày thì uống.
  • Cà Tàu chữa cảm, hen, ho, đau ngực, sổ mũi: lấy rễ cây Cà Tàuđem sắc lấy nước và uống trong ngày.
  • Cà Tàu chữa đầy bụng, đau bụng: lấy quả Cà Tàu đem ép lấy nước và uống.
  • Cà Tàu chữa đau răng: hạt Cà Tàu đem đốt lên rồi dùng để xông hơi giúp trị đau răng.
  • Cà Tàu trị chảy nước mắt: nụ và hoa Cà Tàu dùng với dung dịch muối để rửa mắt giúp trị mắt chảy nước.
  • Cà Tàu trị thấp khớp: lá Cà Tàu đem giã thêm 1 chút nước rồi lấy phần dịch và phối hợp với hồ tiêu và thoa lên chỗ bị đau do thấp khớp.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cà Tàu . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 138. Truy cập ngày 22/12/2023
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Cà Trái Vàng, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 304. Truy cập ngày 22/12/2023
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Cà Trái Vàng, trang 131. Truy cập ngày 22/12/2023 .
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.