Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Bùng Bục (Bục Bục/Bông Bét)

Tên khoa học

Mallotus barbatus Muell thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Tên khác

Bùng Bục có tên khác là Bông Bét, Bục Bục, Bùm Bụp, Ba chét trắng, Cây ruông.

Nguồn gốc

  • Bùng Bục được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790. Bùng Bục phân bố rộng và rải rác tại nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới và vùng á nhiệt đới trừ châu Mỹ. Bùng Bục tập trung nhiều nhất và có nhiều loại đa dạng nhất ở vùng Đông Nam Á và vùng nhiệt đới Nam Á.
  • Cây bùng bục có mấy loại? Hiện nay ở Việt Nam, Bùng Bục có 38 loài trong đó có khoảng 10 loài cây cho gôm, cây cho gỗ, dùng làm thuốc và 1 số loài Bùng Bục được dùng làm thuốc nhuộm. Gỗ cây Bùng Bục được sử dụng chủ yếu làm củi, vỏ cây được dùng sản xuất sợi và Bùng Bục còn được dùng trong lâm nghiệp để làm cây trồng phủ xanh ban đầu.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Bùng Bục là cây nhỏ có chiều cao 1-5m, cành non của Bùng Bục có lông màu vàng nhạt. Lá Bùng Bục mọc so le hình trứng hay hình cầu, lá chia thùy 3 nông hay lá nguyên có chiều rộng là 12cm dài 20cm, mép có khía răng thưa hay mét nguyên, gốc lá có hình tim hay gần bằng, mặt trên của lá Bùng Bục có màu lục, mặt dưới phủ lông mềm, phấn màu trắng, gân lá Bùng Bục hình mạng, có 3-5 cái tỏa từ gốc cuống lá đài dài 10-20cm và có lông.
  • Hoa Bùng Bục là hoa đơn tính khác gốc mọc thành các bông đuôi sóc, đài 20-50cm, thõng xuống, cụm hoa đực đôi khi phân nhánh có hoa không cuống, đài có 4 răng, hơi dính ở phần gốc, nhị rất nhiều nhưng không có tràng, chỉ nhị nhẵn, không có nhụy lép, cụm hoa cái dài hợp, vòi nhụy 3-4, cs lông trắng bầu có gai mềm.
  • Quả Bùng Bục có nhiều gai mềm bao phủ đầy lông hình sao màu trắng nhạt, khi chín quả Bùng Bục nứt thành 3 mảnh và hạt có màu nâu đen, hình trứng. Cuống quả 5-30 mm; quả nang hình cầu, đường kính 12-20 mm, có lông tơ hình sao dày đặc và có gai mềm, tạo thành một lớp đồng nhất liên tục, các gai thẳng, 6-7 mm. Hạt hình trứng, khoảng. 5 mm, màu đen
  • Mùa ra hoa của Bùng Bục là tháng 4-6 còn mùa ra quả là tháng 7-9. Sau đây là hình ảnh cây bùng bục.
Bùng Bục
Bùng Bục

Bộ phận dùng

Bùng Bục sử dụng bộ phận lá, vỏ cây, rễ

Thu hái, chế biến

Bùng Bục có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái đem rửa sạch rồi thái mỏng hay thái lát và phơi khô. Vỏ thân Bùng Bục thu hái vào mùa xuân-hè và đem phơi khô.

Tính vị, quy kinh

Bùng Bục có vị hơi đắng, chát, tính bình.

Thành phần hóa học

Trong hạt Bùng Bục có chứa 1 chất sáp. Ba glycoside megastigmane đã được phân lập từ thân của Bùng Bục. Một megastigmane glycoside barbatcoside A và hai phenol glycoside mới, barbatcoside B, flavonoid, phloroglucinols, benzopyrans, steroid, coumarin, chalcones, galics, benzopyrans, diterpenoids, steroid và alkaloid, flavonoid, triterpenoids và bergenin đã được phân lập từ vỏ cây Bùng Bục.

Tác dụng dược lý

Tác dụng của cây bùng bục như sau:

  • Theo các tài liệu Trung Quốc, nước sắc 0,5-1% Bùng Bục hay dịch ngâm rễ Bùng Bục có tác dụng ức chế hoạt động có loài ốc là ký chủ của ký sinh trùng sán máng. Đem ngâm ốc trong nước sắc 0,5% rễ Bùng Bục sau 1 ngày thì thấy tỷ lệ ốc chết là 40-60%.
  • Các chất chiết xuất và thành phần hóa học thực vật của Bùng Bục có tác dụng chống ung thư, kháng nấm, chống vi rút, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt tính diệt trứng và diệt ấu trùng in vitro của lá và quả của dịch chiết nước và rượu của Bùng Bục đã được đánh giá trên trứng và ấu trùng của Haemonchus contortus bằng cách sử dụng xét nghiệm nở trứng và sự phát triển của ấu trùng đều cho thấy sự ức chế hoàn toàn sự nở trứng của các ấu trùng này.
  • Thuốc sắc dùng theo đường uống của rễ Bùng Bục có tác dụng phục thúc đẩy hồi sau sinh, chữa xuất huyết thứ phát sau sinh.
  • Các hợp chất malloapeltas CH, malloapelta B được phân lập lá của Bùng Bục thể hiện tác dụng ức chế khả năng sống sót và tăng trưởng đáng kể với giá trị GI 50 với nồng độ 0,06 đến 10,39 μM và giá trị IC 50 với nồng độ từ 1,62 đến 10,42 μM trên dòng tế bào ung thư buồng trứng.
  • Các hợp chất gây độc tế bào malloapelta B ức chế đáng kể đường truyền tín hiệu NF-κB .
  • Các thành phần benzopyrans, diterpenoids, steroid và alkaloid, flavonoid, triterpenoids cho thấy nhiều hoạt động sinh học khác nhau bao gồm hoạt động kháng virus, bảo vệ gan và gây độc tế bào.
  • Các đặc tính gây độc tế bào do dẫn xuất chromene trong Bùng Bục gây ra. Sáu dẫn xuất chromene đã được phân lập từ lá của Bùng Bục đã được phát hiện là có khả năng gây độc tế bào đáng kể thông qua quá trình ức chế các gen mục tiêu được điều chỉnh bởi NF-κB và NF-κB.
Bùng Bục
Bùng Bục

Công năng chủ trị

Cây bùng bục có tác dụng gì? Trong đông y Bùng Bục có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, lợi thấp, giảm đau. Rễ cây Bùng Bục dùng để chữa viêm gan mạn tính, sa tử cung, trực tràng, sưng gan lá lách, phù thũng khi mang thai, huyết trắng, viêm, ruột ỉa chảy. Vỏ thân Bùng Bục có tác dụng chống nôn, chữa viêm loét tá tràng, cầm máu. Lá Bùng Bục dùng ngoài giúp trị cụm nhọt, viêm tai giữa, đòn ngã tổn thương hay chảy máu, chữa đái nước tiểu đục, lở loét miệng, đau dạ dày, trĩ, đau mắt đỏ.

Tại Trung Quốc, Bùng Bục được dùng để chữa nôn mửa, có tác dụng sát trùng, cao nấu từ Bùng Bục khi đắp lên vùng mụn nhọt giúp đỡ mưng mủ và lên da non, giúp thanh nhiệt, chỉ huyết, chỉ thống, lý khí, chữa ho ra máu, chữa vết thương, bạch trọc, sa tử cung.

Liều dùng

Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc có chứa Bùng Bục

  • Chữa đái nước tiểu đục: chuẩn bị 15 g rễ Bùng Bục, 10g phục linh và 12 g phục thần tất cả vị thuốc trên đem sắc với 1 lượng nước vừa đủ rồi uống trong ngày và đặc biệt nên uống lúc đói.
  • Dùng Bùng Bục trong chữa sa tử cung: chuẩn bị 40g rễ Bùng Bục + 40g vú bò xẻ + 40 g quả kim anh + 20 g đảng sâm + 20 g rễ thầu dầu đem tất cả đi sắc và thu lấy phần dịch và uống trong ngày.
  • Dùng Bùng Bục chữa loét lở miệng: lấy lá Bùng Bục tươi với lượng vừa đủ đem rửa sạch để loại bỏ tạp cơ học sau đó thêm nước đun sôi rồi sắc nhỏ lửa sau đó để nguội vào. Tiến hành rửa các vết loét sau đó dùng bông tẩm nước sắc vừa thu được và bôi vào chỗ vết thương bị loét, ngày nên bôi 3 lần.
  • Dùng Bùng Bục trong chữa viêm gan mạn tính, gan lách sưng to: chuẩn bị 15g rễ Bùng Bục + 30g rễ muỗng truồng và 30g rễ sim, đem tất cả các vị thuốc trên đi sắc và uống.
  • Dùng Bùng Bục trong chữa tình trạng băng huyết sau khi đẻ như sau: chuẩn bị 15g vỏ thân đã được phơi khô của Bùng Bục phối hợp với 12g rễ cây Lấu, 12g rễ Vù Bò, 15g cành lá chua ngút rồi sắc và uống.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Bùng Bục . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 94. Truy cập ngày 13/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Bùng Bục, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 268. Truy cập ngày 13/12/2023 .
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Bùm Bụp , trang 72. Truy cập ngày 13/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.