Cách sử dụng các thiết bị thở máy thông thường trong thông khí hỗ trợ cho trẻ sơ sinh

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Cách sử dụng các thiết bị thở máy thông thường

nhathuocngocanh.com – Bài viết Cách sử dụng các thiết bị thở máy thông thường trong thông khí hỗ trợ cho trẻ sơ sinh của tác giả Robert L.Charburrn và Waldemar A. Cario được biên dịch bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Thanh Tuấn công tác tại Khoa Hồi sức ngoại – Bệnh viện Nhi đồng I.

Nội dung chính

  • Hiện đã có sẵn nhiều loại thiết bị giúp hỗ trợ hồ hấp xám lần và không xâm lần cho trẻ sơ sinh. Một số được thiết kế chủ yếu cho bệnh nhân người lớn và trẻ em, trong khi các thiết bị khác được thiết kế chuyên biệt cho trẻ sơ sinh.
  • Máy thở hiện đại được sử dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) dành cho trẻ sơ sinh là những thiết bị phức tạp, được kiểm soát bằng bộ vi xử lý, cung cấp nhiều chế độ khác nhau, trong đó một số chế độ chưa được đánh giá đầy đủ khi dùng cho trẻ sơ sinh. Người sử dụng có trách nhiệm tìm hiểu những ưu, nhược điểm của các thiết bị được dùng trong ICU sa sinh của chính mình, đồng thời làm quen với các chế độ thông khí thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Chìa khóa để đạt được kết quả tối ưu nam ở việc nhận thức rõ yêu cầu phải thân trong khi sử dụng những công cụ phức tạp này, đồng thời căn có hiểu biết về sinh lý bệnh của căn bệnh cụ thể, kem theo đó là ý tưởng rõ ràng về mục tiêu của thở máy.
  • Các nội dung mô tả về mày thỏ trong chương này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về chức năng và các tùy chọn máy thở có sẵn. Độc giả có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng cho từng thiết bị để biết thêm thông tin chi tiết.

Giới thiệu về máy thở

Máy thở (ventilator) được định nghĩa là một máy tự động được thiết kế để cung cấp tất cả hoặc một phần công thờ cần thiết, giúp tạo ra đủ thông khí đáp ứng nhu cầu hô hấp của cơ thể. Các thiết bị như bóng giúp thở, hoặc thiết bị hồi sức ống chữ T, được dùng để hỗ trợ thở nhưng không tự động và không được coi là máy thở cơ học.

Có một thời gian (cuối thập niên 1970), các cuốn giáo trình mô tả máy thở nhấn mạnh đến các bộ phận cơ học riêng lẻ và sơ đồ khí nén của máy thở cơ học. Ngày nay, máy thở là thiết bị cơ học vô cùng phức tạp, được kiểm soát bởi nhiều bộ vi xử lý chạy phần mềm tinh vi. Hình 27.1 minh họa một sơ đồ khí nén đơn giản của máy thở chăm sóc đặc biệt thế hệ hiện tại.

Hình 27.1 Sơ đồ đơn giản minh họa máy thở chăm sóc đặc biệt hiện đại. Khi áp lực cao đi vào may thỏ qua các đầu nối khi vào để cung cấp oxy và không khi (1, 2). Qua trình trộn diễn ra trong bể chứa (5) và được kiểm soát bởi hai van (3, 4). Lưu lượng bơm phòng từ bể chưa được kiểm soát bởi một van tỷ lệ riêng biệt (6). Trên hệ thống dân khi có một van an toàn (7) và hai van một chiều (8, 9). Khi hoạt động bình thường, van an toàn được đóng lại để lưu lương bơm phòng được cung cấp đến phối của bệnh nhân. Khi van an toàn mà, có thể có hit vào tự phát của lưu lượng khí trời thông qua van thì khán cấp (8) Van thở ra khán cấp (9) cung cấp một kênh thứ hai để thả ra khi van thở ra (17) bị tác. Ngoài ra, trên nhanh hit vào còn có một cảm biến áp lực bom phòng (A) (11) và một van hiệu chuẩn cảm biến áp lực (10). Nhanh thả ra bao gồm van thở ra (17), cảm biến áp lực thở ra (13) với van hiệu chuẩn của ng (12) và cảm biến lưu lượng thỏ ra (F) (18) Van thỏ ra là một van tỷ lệ và được sử dụng để điều chỉnh áp lực trong hệ thống bộ dạy thổ bệnh nhân. Nó có một cảm biến lưu lượng thở ra. Việc chuyển đổi khỏi lưu lượng thành thể tích (nhiệt độ khi áp và áp lực bao hoa) yêu cầu phải có kiến thức về áp lực môi trường, được đo bằng một cảm biến áp lực khác (không được hiển thị). Áp lực trong mạch bệnh nhận được đo bằng hai cảm biến áp lực độc lập (11. 13). Lưu lượng oxygen đến công máy phun khi dung (19) được kiểm soát bởi bộ điều chỉnh áp lực (14) và van điện tử (15). (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).
Hình 27.1 Sơ đồ đơn giản minh họa máy thở chăm sóc đặc biệt hiện đại. Khi áp lực cao đi vào may thỏ qua các đầu nối khi vào để cung cấp oxy và không khi (1, 2). Qua trình trộn diễn ra trong bể chứa (5) và được kiểm soát bởi hai van (3, 4). Lưu lượng bơm phòng từ bể chưa được kiểm soát bởi một van tỷ lệ riêng biệt (6). Trên hệ thống dân khi có một van an toàn (7) và hai van một chiều (8, 9). Khi hoạt động bình thường, van an toàn được đóng lại để lưu lương bơm phòng được cung cấp đến phối của bệnh nhân. Khi van an toàn mà, có thể có hit vào tự phát của lưu lượng khí trời thông qua van thì khán cấp (8) Van thở ra khán cấp (9) cung cấp một kênh thứ hai để thả ra khi van thở ra (17) bị tác. Ngoài ra, trên nhanh hit vào còn có một cảm biến áp lực bom phòng (A) (11) và một van hiệu chuẩn cảm biến áp lực (10). Nhanh thả ra bao gồm van thở ra (17), cảm biến áp lực thở ra (13) với van hiệu chuẩn của ng (12) và cảm biến lưu lượng thỏ ra (F) (18) Van thỏ ra là một van tỷ lệ và được sử dụng để điều chỉnh áp lực trong hệ thống bộ dạy thổ bệnh nhân. Nó có một cảm biến lưu lượng thở ra. Việc chuyển đổi khỏi lưu lượng thành thể tích (nhiệt độ khi áp và áp lực bao hoa) yêu cầu phải có kiến thức về áp lực môi trường, được đo bằng một cảm biến áp lực khác (không được hiển thị). Áp lực trong mạch bệnh nhận được đo bằng hai cảm biến áp lực độc lập (11. 13). Lưu lượng oxygen đến công máy phun khi dung (19) được kiểm soát bởi bộ điều chỉnh áp lực (14) và van điện tử (15). (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Để đảm bảo tính thiết thực cho chương này, chúng tôi giới hạn việc mô tả thiết kế máy thở trong một cuộc thảo luận đơn giản về các nguyên tắc chung Xét trên góc độ của một hệ thống kỹ thuật, máy thở có thể được xem như bao gồm ba đặc điểm thiết kế chính: Năng lượng dầu vào, chuyển đổi và kiểm soát công suất, năng lượng đầu ra. Ngoài ra, chúng ta cần nắm rõ một số đặc điểm thiết kế chung của cả giao diện người vận hành – máy thở (tức là bảng kiểm soát và màn hình) lẫn giao diện máy thở – bệnh nhân (nghĩa là ống và thiết bị phụ trợ kết nối máy thở với bệnh nhân).

Năng lượng đầu vào

Công (work) là lực (force) tác dụng qua một khoảng cách (distance). Ví dụ, nếu bạn được yêu cầu bước lên một bậc thang, bạn thực hiện việc di chuyển khối của cơ thể mình lên một khoảng cách nhất định so với mặt đất. Nếu bạn được yêu cầu chạy lên các bậc thang, bạn có thể thất vọng khi biết rằng bạn đang thực hiện cùng một lượng công tương tự vì cảm giác không giống nhau. Những gì bạn đang cảm thấy liên quan đến năng lượng (power), tốc độ thực hiện công. Tương tự như vậy, bạn phải mất một công nhất định khi hít vào một nhịp thở. Nhịp thở càng lớn và thở càng nhanh, bạn càng thực hiện nhiều công mỗi phút và cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Do đó, năng lượng là một khái niệm hữu ích để tìm hiểu cách thức máy thở được thiết kế và vận hành. Đây cũng có thể là một biến số quan trọng góp phần phát triển tổn thương phổi gây ra do máy thở.

Máy thở hiện đại chạy bằng điện hoặc khí nén (máy thở bằng sắt thời kỳ đầu thực sự có thể được cung cấp năng lượng từ con người). Năng lượng được định nghĩa là tốc độ thực hiện công và thường được biểu thị bằng đơn vị watt. Năng lượng điện được tính bằng tích của điện áp và dòng điện cần thiết để vận hành máy thở (watt = vôn × ampe). Điện, có thể là điện âm tường (ví dụ: 110 đến 220 V A/C, ở 50/60 Hz), hoặc từ pin (ví dụ: 10 đến 30 V DC), được dùng để chạy nhiều loại máy nén (compressor) hoặc máy thổi (blower). Pin được sử dụng cho việc vận chuyển hoặc nguồn điện khẩn cấp.

Ngoài ra, năng lượng để bơm phóng phổi được cung cấp bởi khí nén. Năng lượng khí nén tỉnh bằng watt, tương đương với lưu lượng 1 L/giây di chuyển theo độ dốc áp lực 1 kPa. Khí nén thường được cung cấp cho máy thờ tử bốn chứa, hoặc từ ổ cắm trên tường trong bệnh viện (ở Mỹ, bệnh viện cung cấp khoảng 50 psi từ ổ cắm trên tường). Một số máy thở sử dụng khí nén để cung cấp năng lượng cho cả phối lẫn mạch kiểm soát, làm cho chúng trở nên thiết thực đối với việc vận chuyển và có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thông thường. máy thở được cung cấp năng lượng bởi các nguồn khí nén và oxy nén riêng biệt. Điều này cho phép kiểm soát nồng độ oxy từ 21% (nồng độ O trong khí phòng) đến 100%. Mặc dù các ổ cắm trên tường cung cấp khí nén và oxy ở 50 psi, song hầu hết máy thở đều có bộ điều chỉnh bên trong để giảm áp lực này xuống mức thấp hơn (ví dụ: 20 psi), nhằm cho phép vận hành an toàn trong trường hợp áp lực cung cấp dao động. Khí nén đã được loại bỏ hết hơi ẩm. Nếu không, có thể xuất hiện tình trạng chất lỏng ngưng tụ trong hệ thống ống, từ đó dễ làm hỏng hệ thống khí nén của máy thở. Do vậy, khi đưa đến bệnh nhân phải được làm ấm và làm ẩm để tránh làm khô nhu mô phổi. Nội dung mô tả các thiết bị làm ấm và làm ẩm không nằm trong phạm vi chương này, nhưng được thảo luận kỹ trong các giáo trình hiện hành và ở Chương 17 của cuốn sách này.

Chuyển đổi và kiểm soát năng lượng

Năng lượng đầu vào phải được chuyển đổi (ví dụ: từ điện sang khí nén) để có được đầu ra mong muốn về áp lực, thể tích và lưu lượng. Năng lượng điện được chuyển đổi thành năng lượng khí nén với máy nén hoặc máy thổi. Máy nén tạo ra một dòng khí tương đối thấp ở áp lực khí quyển đến bình chứa ở mức áp lực cao hơn (ví dụ: 20 đến 50 psi). Máy nén được dùng để tạo ra các bình dự trữ khí nén trong bệnh viện. Các phiên bản nhỏ hơn cũng được tích hợp vào máy thở chăm sóc đặc biệt (không cần kết nối với nguồn cung cấp của bệnh viện). Ngược lại, quạt gió (còn gọi là tuabin) thì nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và tạo ra dòng khí tương đối lớn hơn, đi trực tiếp đến đầu ra máy thở với áp lực tăng tương đối vừa phải (ví dụ: 2 psi). Máy thổi thường được tích hợp trong máy thở chăm sóc và vận chuyển tại nhà, còn các phiên bản mạnh hơn đang bắt đầu xuất hiện trong máy thở của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

Van kiểm soát lưu lượng

Một khi năng lượng khí nén được sản xuất, nó phải được kiểm soát để đạt được. đấu ra (output) mong muốn của lưu lượng cho bệnh nhân. Lưu lượng được – kiểm soát theo nhiều cách khác nhau để đạt được các mô hình tương tác bệnh nhân – máy thở xác định trước, được gọi là “chế độ thông khí” (xem Chương 19 của cuốn sách này). Các bộ vi xử lý không đắt tiền đã xuất hiện vào những năm 1980 và dẫn đến sự phát triển của các van kiểm soát lưu lượng kỹ thuật số. kiểm soát kỹ thuật số cho phép rất linh hoạt trong việc định hình áp lực, thể tịch và lưu lượng đầu ra của máy thở. Các van như vậy được sử dụng trong thế hệ máy thở chăm sóc đặc biệt hiện hành dùng cho trẻ sơ sinh.

Van kiểm soát đầu ra hoạt động phối hợp với một van khác, được gọi là van thở ra hoặc “ống thở ra” (“exhalation manifold”). Khi bơm phóng được kích hoạt, van kiểm soát đầu ra mở ra, còn van thở ra đóng lại và con đường duy nhất còn lại cho khi là đi vào bệnh nhân. Khi bơm phóng chuyển chu kỳ, van đầu ra đóng lại, lưu lượng từ máy thở ngừng và van thở ra mở ra, cho phép bệnh nhân thở ra khí trời. Một chức năng bổ sung của van thở ra là điều chỉnh sức cản tức thời của lưu lượng đường thở ra, giúp kiểm soát mức áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP). Có một sự tương tác phức tạp giữa van kiểm soát lưu lượng đầu ra và van thở ra, cho phép tạo ra nhiều áp lực, thể tích và dạng sóng lưu lượng khác nhau.

Kiểm soát dưới hệ thống

Van lưu lượng đầu ra và hoạt động của van thở ra được điều phối bởi hệ thống kiểm soát của máy thở. Hầu hết máy thở đều sử dụng các mạch kiểm soát điện tử với bộ vi xử lý cùng các thuật toán phần mềm phức tạp để xử trí việc theo dõi (ví dụ: từ cảm biến áp lực và lưu lượng) và các chức năng kiểm soát. Sự khác biệt giữa các chế độ thông khí (và bản thân máy thở) là do phần mềm hệ thống kiểm soát cũng như phần cứng. Phần mềm xác định cách máy thở tương tác với bệnh nhân, tức là các chế độ có sẵn.

Năng lượng đầu ra

Như đã thấy, máy thở nhận năng lượng đầu vào (ví dụ: điện) và chuyển nó thành lưu lượng. Sau đó, nó tạo ra đấu ra như một nguồn năng lượng hỗ trợ công thờ cho bệnh nhân. Năng lượng đầu ra này tùy thuộc vào cai đặt máy thở, chẳng hạn như tần số và áp lực bơm phóng đặt trước, thường được sử dụng trong thông khí cho trẻ sơ sinh.

Các đầu ra có liên quan về mặt lâm sàng của máy thở cơ học là áp lực, thể tích và dạng sóng lưu lượng mà nó tạo ra để hỗ trợ công thở của bệnh nhân (hay chính xác hơn là năng lượng), cùng với đó là dữ liệu đo lường hoặc tính toán mà nó tạo ra và hiển thị cho người vận hành. “Dạng sóng” (“waveform”) chỉ đơn thuần là một biểu diễn đồ họa của một biến số dưới dạng một hàm số của thời gian. Hầu hết các máy thở ICU hiện đại đều có màn hình đồ họa vẽ biểu đồ các biến quan tâm (áp lực, thể tích hoặc lưu lượng) trên trục tung, với thời gian nằm trên trục hoành. Cách tốt nhất để hiểu về chủ đề này là bắt đầu với các dạng sóng lý tưởng hóa, nghĩa là các dạng sóng sẽ tồn tại trong một thế giới lý tưởng với những cỗ máy hoàn hảo và không bị nhiễu do rò rỉ hoặc nỗ lực thở của bệnh nhân. Các dạng sóng này có thể dễ dàng được tạo ra vì mục đích giáo dục, bằng cách sử dụng đồ thị của các mô hình toán học dùng chương trình bảng tinh như Excel. Hiểu được các dạng sóng lý tưởng hóa, người ta có thể dễ dàng giải thích các dạng sóng trong thế giới thực hiển thị trên máy thở.

Các dạng sóng áp lực, thể tích và lưu lượng lý tưởng

Các dạng sóng điển hình có sẵn trên máy thở hiện đại được minh họa ở Hình 27.2. Các dạng sóng này được xác định bằng các phương trình toán học biểu trưng cho hệ thống kiểm soát của máy thở. Chúng không cho thấy những sai lệch nhỏ hay “tiếng ổn” do các yếu tố bên ngoài gây ra như rung động, rối loạn lưu lượng hoặc nỗ lực thở tự phát của bệnh nhân. Cần ghi nhớ rằng, hầu hết máy thở đều có trục hoành và trục tung thủ công hoặc tự động, và điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự xuất hiện của các dạng sóng. Việc giải thích các dạng sóng máy thở đòi hỏi phải hiểu biết sâu sắc về một số khái niệm cơ bản (xem phần “Tìm hiểu các chế độ thông khí” bên dưới).

Hình 27.2 Các dạng sóng đầu ra của máy thả lý tưởng. (A) Bơm phòng kiếm soát áp lực với dạng sống áp lực hình chữ nhật. (B) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng sang lưu lượng hình chữ nhật. (C) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng sống lưu lượng dốc tăng dần. (D) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng song lưu lượng dốc giảm dần. (E) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng sống lưu lượng hình sản. Các đường đứt nét ngắn thể hiện áp lực bơm phòng trung bình, còn các đường đứt nét dài thể hiện áp lực trung bình cho chu kỳ họ hấp hoàn chỉnh (tức là áp lực đường thở trung binh). Lưu ý rằng, áp lực bơm phòng trung bình giống với giới hạn áp lực trong Hình A. Các dạng sóng này được tạo ra như sau: (1) Xác định dạng song kiểm soát bằng cách sử dụng một phương trình toán học (ví dụ: Dạng song lưu lượng tăng dần được xác định là Lưu lượng = Hàng số × Thời gian), (2) xác định thể tích khi lưu thông cho các dạng sóng kiểm soát lưu lượng và thể tích, (3) xác định sức cản và độ giãn nở, (4) thay thế thông tin trước vào phương trình chuyển động của hệ hô hấp, và (5) sử dụng máy tính để giải phương trình cho các biến chưa biết và về biểu đồ kết quả theo thời gian (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd.).
Hình 27.2 Các dạng sóng đầu ra của máy thả lý tưởng. (A) Bơm phòng kiếm soát áp lực với dạng sống áp lực hình chữ nhật. (B) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng sang lưu lượng hình chữ nhật. (C) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng sống lưu lượng dốc tăng dần. (D) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng song lưu lượng dốc giảm dần. (E) Bơm phòng kiểm soát thể tích với dạng sống lưu lượng hình sản. Các đường đứt nét ngắn thể hiện áp lực bơm phòng trung bình, còn các đường đứt nét dài thể hiện áp lực trung bình cho chu kỳ họ hấp hoàn chỉnh (tức là áp lực đường thở trung binh). Lưu ý rằng, áp lực bơm phòng trung bình giống với giới hạn áp lực trong Hình A. Các dạng sóng này được tạo ra như sau: (1) Xác định dạng song kiểm soát bằng cách sử dụng một phương trình toán học (ví dụ: Dạng song lưu lượng tăng dần được xác định là Lưu lượng = Hàng số × Thời gian), (2) xác định thể tích khi lưu thông cho các dạng sóng kiểm soát lưu lượng và thể tích, (3) xác định sức cản và độ giãn nở, (4) thay thế thông tin trước vào phương trình chuyển động của hệ hô hấp, và (5) sử dụng máy tính để giải phương trình cho các biến chưa biết và về biểu đồ kết quả theo thời gian (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd.).

Hệ thống báo động máy thở

Máy thở dùng cho trẻ sơ sinh trong môi trường bệnh viện có nhiều loại báo động. Các cảnh báo quan trọng nhất bao gồm các sự kiện đe dọa tính mạng, như mất nguồn đầu vào, hoặc trục trặc bộ vi xử lý. Các cảnh báo khác bao gồm những sự kiện có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm đến tính mạng nếu không được khắc phục nhanh chóng. Chúng bao gồm: Áp lực đường thở cao hoặc thấp, thể tích khí lưu thông, thông khí phút hoặc cài đặt máy thở bất thưởng, chẳng hạn như tỷ lệ I:E lớn hơn 1:1. Máy thở cũng có thể cung cấp cảnh báo cho các máy theo dõi bên ngoài như máy đo độ bão hòa oxy mạch nay (pulse oximeter) và máy đo CO, khí thở ra (capnometer).

Giao diện người vận hành – máy thở: Màn hình

Giao diện người vận hành cho phép người vận hành điều chỉnh cài đặt và theo ôi tình trạng của máy thở cũng như bệnh nhân. Thiết kế giao diện rất khác nhau, từ chỉ có một số núm vặn và đồng hồ đo phần cứng đến màn hình cảm ứng kỹ thuật số “màn hình ảo”, hay các loại giao diện “lại” có các núm vặn và nút bấm phần cứng kết hợp với màn hình kỹ thuật số. Rõ ràng, máy thở càng phức tạp thi giao diện người vận hành càng phức tạp (ví dụ như một máy thờ vận chuyển đơn giản so với máy thở ICU). Tuy nhiên, trong số các thiết bị thông khí phức tạp, vẫn có một loạt các thiết kế giao diện “thân thiện với người dùng” và cần phải tiêu chuẩn hóa.

Liên quan đến dữ liệu bệnh nhân được theo dõi, có bốn cách cơ bản để trình bày thông tin, gồm có: Dưới dạng số hoặc văn bản, theo dạng sóng, dưới dạng đường xu hướng và theo dạng ký hiệu đó họa trừu tượng.

Giá trị chữ và số

Dữ liệu được biểu thị dưới dạng số bao gồm cả cài đặt và giá trị đo được, chẳng hạn như: Nồng độ oxy trong khí hít vào (FiO,), áp lực đường thở đỉnh, cao nguyên, trung bình và cơ bản, thể tích khí lưu thông hít vào/thở ra, thông khí phút và tần số. Một loạt các thông số được tính toán cũng có thể được hiến thị, bao gồm: Sức cản, độ giãn nở, hằng số thời gian, phần trăm rò rỉ, tỷ lệ I:E và lưu lượng hít vào/thở ra đỉnh, v.v… Báo động (alarm) và cảnh báo (alert) thường được hiển thị dưới dạng tin nhắn văn bản. Một số máy thở cũng trình bày ngắn gọn các hướng dẫn cài đặt và cảnh báo dành cho người vận hành, thậm chí có thể trích dẫn nội dung từ tài liệu hướng dẫn của người vận hành. Tham khảo các phần mô tả máy thở cụ thể bên dưới để xem các ví dụ về giao diện của người vận hành.

Xu hướng

Ngoài các giá trị hiện tại của cài đặt máy thở và các giá trị đo được, chúng tôi thường quan tâm đến hiện trạng các thông số liên quan đến hỗ trợ cơ học thay đổi như thế nào theo thời gian. Do đó, nhiều máy thở cung cấp biểu đồ xu hướng về bất kỳ thống số nào mà chúng đo lường hoặc tính toán được.

Những biểu đồ này cho thấy các thông số được giám sát thay đổi ra sao trong các khoảng thời gian thay đổi (Hình 27.3). Có thể dễ dàng xác định các sự kiện quan trọng, hoặc những thay đổi dần của tình trạng bệnh nhân. Ngoài ra, máy thở thường cung cấp nhật ký báo động. Đây thường là danh sách dựa trên văn bản, ghi lại những thông tin như ngày, giờ, loại cảnh báo, mức độ khẩn cấp và các sự kiện liên quan đến báo động, bao gồm thời điểm được kích hoạt và thời điểm có thể xử lý. Một bản nhật ký như vậy có thể là vô giá trong trường hợp máy thở bị hỏng, dẫn đến một cuộc điều tra pháp lý.

Hình 27.3 Ví dụ về giao diện của người vận hành hiển thị dữ liệu xu hướng. AC, trợ giúp-kiểm soát; LPM, lit/phút, MAP, áp lực đường thở trung bình; PEEP, áp lực dương cuối thì thỏ ra, PIP, áp lực hít vào đỉnh; RA, tần số thở; VCV, thông khi kiểm soát thể tích; I/E, tỷ lệ thời gian hit vào/thở ra. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.3 Ví dụ về giao diện của người vận hành hiển thị dữ liệu xu hướng. AC, trợ giúp-kiểm soát; LPM, lit/phút, MAP, áp lực đường thở trung bình; PEEP, áp lực dương cuối thì thỏ ra, PIP, áp lực hít vào đỉnh; RA, tần số thở; VCV, thông khi kiểm soát thể tích; I/E, tỷ lệ thời gian hit vào/thở ra. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).

Dạng sóng và vòng lặp

Hầu hết các máy thở đều hiển thị các nội dung mô tả đồ họa về áp lực, thể tích và dạng sóng (xem Chương 12 của cuốn sách này). Các dạng sóng này khá hữu ích, giúp điều chỉnh cài đặt máy thở hoặc đánh giá cơ học hệ hô hấp. Chúng cũng rất cần thiết để đánh giá các nguồn gây ra tình trạng mất đồng bộ của bệnh nhân – máy thở, chẳng hạn như kích hoạt bị bỏ sót, sự mất đồng bộ của lưu lượng, và chu kỳ muộn/sớm, đồng thời đưa ra các hiệu chỉnh thích hợp. Đôi khi, sẽ hữu ích hơn khi vẽ biểu đồ biến này so với biến khác dưới dạng hiển thị x – y hoặc “vòng lặp”. Hiển thị vòng lặp áp lực – thể tích rất hữu ích trong việc xác định mức PEEP tối ưu (để tránh chấn thương xẹp phổi) và thể tích khí lưu thông tối ưu (để tránh chấn thương thể tích). Lý tưởng nhất là, hiển thị vòng lặp cho ứng dụng như vậy nên thực hiện với bệnh nhân dùng thuốc liệt cơ, hoặc thuốc an thần nặng (để tránh các lỗi gây ra do tác động của nỗ lực bệnh nhân) và với các bơm phồng rất chậm (tức là, đường cong bán tĩnh), nhưng điều đó hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh. Cần phải hết sức thận trọng, vì máy thở hiển thị các vòng lặp trong mọi trường hợp thông khí, do đó màn hình hiển thị có thể vô nghĩa khi bệnh nhân đang thở chủ động, hoặc khi xuất hiện một rò rỉ lớn xung quanh ống nội khí quản. Ví dụ về màn hình máy thở phức hợp hiển thị các giá trị số, dạng sóng và vòng lặp được minh họa ở Hình 27.4.

Hình 27.4 Ví dụ về man hinh may thỏ phức hợp hiển thị dữ liệu số, dạng sóng và vòng lập PEEP áp lực dương cuối thì thỏ ra. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic)
Hình 27.4 Ví dụ về man hinh may thỏ phức hợp hiển thị dữ liệu số, dạng sóng và vòng lập PEEP áp lực dương cuối thì thỏ ra. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic)

Giao diện bệnh nhân – máy thở: Bộ dây máy thở

Đầu ra của máy thở được kết nối với dấu vào của bệnh nhân (tức của đường thờ) bằng bộ dây thở bệnh nhân (patient circuit). Có bốn cấu hình cơ bản (Hình 275). Máy thở chăm sóc tại nhà và vận chuyển thường chỉ sử dụng một ống được gọi là bộ dây một nhánh, với van thở ra được kiểm soát bằng khí nên (Hình 27.5A) thay vì có van thở ra được tích hợp trong máy thở. Van thở ra được kiểm soát bởi một tín hiệu áp lực từ máy thở, truyền qua một ống có lỗ nhỏ. Tín hiệu này xác định thời gian của lưu lượng vào và ra khỏi bệnh nhân với bơm phồng bắt buộc và cũng có thể kiểm soát mức PEEP.

Máy thở chăm sóc đặc biệt thường có van thở ra được tích hợp trong máy thở và được nối với bệnh nhân bằng bộ dây hai nhánh (Hình 27.5B).

Thông khí không xâm lấn (noninvasive ventilation – NIV) có thể sử dụng mặt nạ thay cho đường thở nhân tạo. Máy thở được thiết kế chuyên dụng cho thông khí bằng mặt nạ thường có bộ dây một nhánh được sử dụng mà không có van thở ra (Hình 27.5C). Trong trường hợp này, bộ dây máy thở, hoặc mặt nạ có lỗ, hoặc cổng, được định cỡ cẩn thận. Cổng cung cấp một mức rò rỉ đã biết. Mối quan hệ giữa áp lực bộ dây máy thở và lưu lượng qua lỗ rò rỉ được lập trình trong bộ vi kiểm soát của máy thở. Vì vậy, máy thở có thể ước tính lưu lượng và do đó, thể tích được cung cấp cho bệnh nhân bằng cách đo áp lực trong bộ dây máy thở, tính toán lưu lượng rò rỉ, và khấu trừ lưu lượng đó từ tổng lưu lượng do máy thôi cung cấp.

Bộ dây máy thở một nhánh, đồng trục (đôi khi được gọi là mạch Bain hoặc F) thường được sử dụng trên máy gây mê cũng như máy thở ICU (Hình 27.5D).

Một số máy thở chăm sóc đặc biệt đo lưu lượng ở cửa đường thở bằng cách sử dụng một cảm biến nhỏ, thường dùng một lần. Có hai loại cảm biến lưu lượng cơ bản được sử dụng với máy thở (Hình 27.6). Một loại được gọi là máy đo lưu lượng khí hô hấp (pneumotachometer). Loại này có một phần tử điện trở lưu lượng như màn chắn hoặc nắp nhựa trong đường dẫn lưu lượng. Áp lực trên cả hai mặt của điện trở được dẫn đến các cảm biến áp lực trong máy thở thông qua ống cứng có đường kính nhỏ. Sự khác biệt giữa hai áp lực tỷ lệ với lưu lượng. Loại cảm biến lưu lượng thứ hai được gọi là máy đo lưu lượng dùng dây nóng (hot-wire anemometer). Các dây rất mỏng được đặt trong đường dẫn lưu lượng và được làm nóng. Dòng khí đi qua dây dẫn mang nhiệt lượng đi Do đó, lượng năng lượng cần thiết để duy trì nhiệt độ ổn định trong dây dẫn tỷ lệ thuận với lưu lượng.

Hình 27.5 Bốn loại cơ bản của bộ dây thờ bệnh nhân. (A) Bộ dây một nhánh có van thở ra thường được sử dụng trên máy thủ chăm sóc tại nhà hoặc vận chuyển. (B) Bộ dây hai nhánh thưởng được sử dụng trên máy thì chăm sóc đặc biệt. (C) Bộ dây một nhánh không có van thở ra dùng trên máy thủ không xâm lấn. (D) Bộ dây một nhánh đồng trục thường được sử dụng với máy gay mê (đôi khi được gọi là mạch Bain hoặc F). (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.5 Bốn loại cơ bản của bộ dây thờ bệnh nhân. (A) Bộ dây một nhánh có van thở ra thường được sử dụng trên máy thủ chăm sóc tại nhà hoặc vận chuyển. (B) Bộ dây hai nhánh thưởng được sử dụng trên máy thì chăm sóc đặc biệt. (C) Bộ dây một nhánh không có van thở ra dùng trên máy thủ không xâm lấn. (D) Bộ dây một nhánh đồng trục thường được sử dụng với máy gay mê (đôi khi được gọi là mạch Bain hoặc F). (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.6 Các ví dụ về cảm biến lưu lượng được sử dụng để thông khi cho trẻ sơ sinh. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.6 Các ví dụ về cảm biến lưu lượng được sử dụng để thông khi cho trẻ sơ sinh. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).

Tìm hiểu các chế độ thông khí

Phân loại các chế độ được dựa trên 10 khái niệm (châm ngôn [maxim]) công nghệ cơ bản, làm nền tảng cho tất cả các chế độ thông khí. Các khái niệm này đều khá đơn giản và rõ ràng về mặt trực quan. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau, chúng tạo ra một hệ thống phân loại có thể áp dụng được cho mọi chế độ trên mọi máy thở. Sau đây là nội dung tổng quan ngắn gọn về các yếu tố tạo thành phân loại đối với các phương thức thở máy.

Xác định nhịp thở/bơm phòng

Nhịp thở/bơm phồng được định nghĩa là một chu kỳ của lưu lượng dương (hít vào) và lưu lượng âm (thở ra), được xác định theo đường cong lưu lượng – thời gian (Hình 27.7). Nhịp thở (breath) là nhịp thở tự phát. Sự bơm phồng (inflation) (tiếp theo là thở ra) là một “nhịp thở” do máy thở tạo ra. Theo mục đích của cách phân loại được đề xuất, “nhịp thở tự phát” (bơm phồng) là một bơm phồng được bắt đầu (kích hoạt) và dừng lại (chu kỳ) bởi bệnh nhân, Bơm phổng bắt buộc là bơm phồng bắt đầu hoặc dừng lại (hoặc cả hai) bởi máy thở, độc lập với bệnh nhân.

Hình 27.7 Nhịp thở (hay rõ hơn là bom phong may thờ) được định nghĩa theo đường công lưu lượng – thời gian. Đường cong kiểm soát áp lực (với áp lực không đòi) được hiện thị ở bên trái, còn đường cong kiểm soát thể tích (với lưu lượng không đổi) hiển thị ở bên phải. Các thông số thời gian quan trọng liên quan đến cài đặt máy thì được đặt tên (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).
Hình 27.7 Nhịp thở (hay rõ hơn là bom phong may thờ) được định nghĩa theo đường công lưu lượng – thời gian. Đường cong kiểm soát áp lực (với áp lực không đòi) được hiện thị ở bên trái, còn đường cong kiểm soát thể tích (với lưu lượng không đổi) hiển thị ở bên phải. Các thông số thời gian quan trọng liên quan đến cài đặt máy thì được đặt tên (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Xác định nhịp thở trợ giúp

Nhịp thở là trợ giúp (assisted) nếu máy thở cung cấp một phần hoặc toàn bộ công thở. Về mặt đồ họa, điều này tương ứng với việc áp lực đường thở tăng lên trên mức cơ bản trong quá trình hít vào. Ngược lại, nhịp thở “có tải” (“loaded” breath) là nhịp thở mà tại đó, áp lực đường thở giảm xuống dưới mức cơ bản trong thì hít vào và được hiểu là bệnh nhân đang thực hiện công trên máy thở (ví dụ như tín hiệu cho máy thở bắt đầu hít vào).

Hỗ trợ với kiểm soát thể tích hoặc áp lực

Máy thở hỗ trợ thở bằng cách sử dụng “kiểm soát áp lực” (pressure control – PC), hoặc “kiểm soát thể tích” (volume control – VC), dựa trên phương trình chuyển động của hệ hô hấp:

P(t) = EV(t) + RV (t)

Phương trình này liên hệ áp lực (P), thể tích (V) và lưu lượng (V) dưới dạng hàm liên tục của thời gian (t) với các tham số của độ đàn hồi (E) và sức cản (R). Nếu bất kỳ một trong các hàm (P, V hoặc i) được xác định trước, thì hai hàm còn lại sẽ được suy ra. Thuật ngữ biển kiểm soát (control variable) để cập đến chức năng được kiểm soát (xác định trước, hoặc cài đặt trước) trong một chu kỳ thở máy. Dạng phương trình này giả định rằng: Bệnh nhân không nỗ lực hít vào và thời gian thở ra đã hoàn tất (không có PEEP tự động). Kiểm soát thể tích (volume controlled – VC) có nghĩa là cả thể tích lẫn lưu lượng (các biển ở bên phải của phương trình) đều được cài đặt trước. Trong các tài liệu, những thuật ngữ sau đây thường được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ VC: Mục tiêu thể tích (volume targeted), giới hạn thể tích (volume limited) và thể tích cài đặt trước (volume preset). Kiểm soát áp lực (PC) có nghĩa là áp lực bơm phồng (biển ở bên trái của phương trình) được cài đặt trước. Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với một trong hai điều: (1) Áp lực bơm phong đình được cài đặt trước (nghĩa là, áp lực đường thở tăng lên đến một giá trị mục tiêu nào đó và duy trì ở đó cho đến khi hết thời gian bơm phồng), hoặc (2) áp lực bơm phồng được kiểm soát bởi máy thở sao cho tỷ lệ thuận với nỗ lực hít vào của bệnh nhân. Trong các tài liệu, PC thường được gọi là kiểm soát áp lực (pressure controlled), giới hạn áp lực (pressure limited) và áp lực cài đặt trước (pressure preset). Các dạng sóng đặc trưng cho VC và PC được minh họa ở Hình 27.8.

Hình 27.8 Các dạng sóng đặc trưng cho kiểm soát thể tích và kiểm soát áp lực. Lưu ý rằng. Áp lực dường thủ trung bình (mPaw) đối với kiểm soát thể tích sẽ thấp hơn đối với kiểm soát áp lực, với cùng một thể tích khi lưu thông và thời gian hút vào. (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd.).
Hình 27.8 Các dạng sóng đặc trưng cho kiểm soát thể tích và kiểm soát áp lực. Lưu ý rằng. Áp lực dường thủ trung bình (mPaw) đối với kiểm soát thể tích sẽ thấp hơn đối với kiểm soát áp lực, với cùng một thể tích khi lưu thông và thời gian hút vào. (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd.).

Sự kiện kích hoạt và chu kỳ

Bơm phóng máy thở được phân loại theo các tiêu chí kích hoạt (bắt đầu) và chu kỳ (dừng) bơm phồng. Biến kích hoạt (trigger variable) phổ biến nhất trong quá trình thở máy của trẻ sơ sinh là thời gian, như trong trường hợp tần số thở cài đặt trước (khoảng thời gian giữa các lần thở là 1/f). Các biến số kích hoạt khác bao gồm khoảng thời gian ngưng thở (apnea interval) cải đặt trước, hoặc các chỉ số khác nhau về nỗ lực hít vào (ví dụ như thay đổi về áp lực hay lưu lượng nền hoặc tín hiệu điện bắt nguồn từ chuyển động của cơ hoành). Biến chu kỳ (cycle variable) phổ biến nhất là thời gian hít vào được cài đặt trước. Các biến số chu kỳ khác bao gồm: Áp lực (ví dụ như áp lực đường thở đình), thể tích (ví dụ như thể tích khí lưu thông), lưu lượng (ví dụ như phần trăm của lưu lượng hít vào đỉnh) và các tín hiệu điện bắt nguồn từ chuyển động của cơ hoành.

Sự kiện chu kỳ và kích hoạt máy thở so với bệnh nhân

Các sự kiện kích hoạt và chu kỳ có thể được bắt đầu từ bệnh nhân hoặc máy thở. Sự bơm phồng có thể được kích hoạt bởi bệnh nhân, hoặc được chuyển chu kỳ bởi bệnh nhân nhờ một tín hiệu đại diện cho nỗ lực hít vào (ví dụ: thay đổi áp lực đường thở cơ bản, hoặc thay đổi lưu lượng nền [bias flow cơ bản, hoặc tín hiệu điện bắt nguồn từ hoạt động của cơ hoành như với hỗ trợ thông khí được điều chỉnh theo tín hiệu thần kinh [neurally adjusted ventilatory assist – NAVA]). Kích hoạt bởi bệnh nhân (patient triggering) có nghĩa là bắt đầu bơm phồng dựa trên tín hiệu của bệnh nhân, độc lập với tin hiệu kích hoạt do máy thở tạo ra. Kích hoạt máy thở (ventilator triggering) có nghĩa là bắt đầu lưu lượng hít vào dựa trên tín hiệu từ máy thở (thường là thời gian), độc lập với tín hiệu kích hoạt bởi bệnh nhân. Chu kỳ bệnh nhân (patient cycling) có nghĩa là kết thúc thời gian hít vào, dựa trên các tín hiệu đại diện cho các thành phần xác định của bệnh nhân từ phương trình chuyển động (tức là độ đàn hồi hoặc sức cản và bao gồm các tác động do nỗ lực hít vào). Lưu ý rằng, chu kỳ lưu lượng (như được sử dụng trong chế độ có tên Hỗ trợ áp lực) là một hình thức chu kỳ bệnh nhân, vì tốc độ giảm lưu lượng đến ngưỡng chu kỳ, do đó thời gian hít vào được xác định bởi cơ học. hô hấp của bệnh nhân (tức là hàng số thời gian và nỗ lực). Chu kỳ máy thở (ventilator cycling) có nghĩa là kết thúc thời gian hít vào, không phụ thuộc các tín hiệu đại diện cho các thành phần xác định của bệnh nhân tử phương trình chuyển động.

Nhịp thở/bơm phồng tự phát so với bắt buộc

Bơm phóng được phân loại thành tự phát hoặc bắt buộc, dựa trên cả sự kiện kích hoạt lẫn chu kỳ. Nhịp thở/bơm phồng tự phát (spontaneous breath/inflation) là thì hít vào mà cả kích hoạt lẫn chu kỳ đều được thực hiện bởi bệnh nhân. Nhịp thở tự phát có thể được hỗ trợ, hoặc không. Bơm phông bắt buộc (mandatory inflation) là một bơm phồng mà kích hoạt hoặc chu kỳ được thực hiện bởi máy thở (hoặc cả hai). Theo định nghĩa, bơm phồng bắt buộc được hỗ trợ.

Chuỗi nhịp thở

Chuỗi nhịp thở (breath sequence) là một mô hình cụ thể của các bơm phóng tự phát và/hoặc bắt buộc. Ba chuỗi nhịp thở khả dĩ gồm có: Thông khi bắt buộc liên tục (continuous mandatory ventilation – CMV), thông khí bắt buộc ngắt quãng (intermittent mandatory ventilation – IMV) và thống khi tự phát liên tục (continuous spontaneous ventilation – CSV). CMV, thường được gọi là “trợ giúp-kiểm soát”, hoặc “AC” (“assist-control”), là một chuỗi nhịp thở không thể thực hiện được nhịp thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc, bởi vì mọi tín hiệu kích hoạt của bệnh nhân đều tạo ra một bơm phồng theo chu kỳ máy thờ (tức một bơm phồng bắt buộc).

IMV là một chuỗi nhịp thở có thể có nhịp thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc. Thuật ngữ “SIMV” (synchronized intermittent mandatory ventilation – thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ) thường được sử dụng để chỉ ra rằng:
Máy kích hoạt các bơm phóng bắt buộc có thể được đồng bộ hóa với nỗ lực hút vào của bệnh nhân, nhưng “S” không liên quan trọng phân loại chế độ. Trong các tài liệu về thở máy ở trẻ sơ sinh và trẻ em, các tác giả thường đề cập đến các chế độ đơn giản là “trợ giúp kiểm soát” hoặc “SIMV” giả định rằng độc giả biết rõ họ đang nói về PC, chứ không phải VC. Điều thú vị là y văn dành cho người lớn hoàn toàn ngược lại. Theo thời gian, bốn loại IMV khác nhau đã được phát triển, với nỗ lực làm cho các phương thức phát huy hiệu quả hơn, ở một mức độ nào đó là đạt được cả ba mục tiêu của thở máy (an toàn, thoải mái và giải phóng). Hình thức kế thừa của IMV, được gọi là IMV(1), cho phép người vận hành cài đặt tần số bơm phóng bắt buộc và chúng sẽ được cung cấp bất kể nỗ lực hít vào của bệnh nhân.

Các bơm phồng bắt buộc (tức kích hoạt hoặc chu kỳ bởi máy thở, không phụ thuộc vào nỗ lực thở của bệnh nhân) làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đồng bộ giữa máy thở với bệnh nhân so với nhịp thở tự phát (tức các nhịp thở do bệnh nhân kích hoạt và chu kỳ). Điều này đã thúc đẩy các kỹ sư phát minh ra một loạt IMV thứ hai, được gọi là IMV(2). Trong sự đa dạng này, bơm phổng bắt buộc bị triệt tiêu nếu tần số thở tự phát cao hơn tần số đã định.

Vì thừa nhận rằng IMV(2) có thể ảnh hưởng đến tính an toàn nếu bệnh nhân thở nông nhanh, nên một loại IMV khác đã được tạo ra, gọi là IMV(3). Trong đó, bơm phồng bắt buộc bị ngăn chặn nếu thông khí phút, vì nhịp thở tự phát tăng, vượt quá thông khí phút bắt buộc được xác định bởi cài đặt tần số và thể tích khí lưu thông.

Cuối cùng, với nỗ lực đạt được mục tiêu thoải mái trong các chế độ VC (tức là với thể tích khí lưu thông và lưu lượng hít vào cài đặt trước), các kỹ sư đã phát minh ra sơ đồ nhắm mục tiêu kép (dual targeting scheme). Với sơ đồ này, các bơm phồng bắt buộc riêng lẻ sẽ bị triệt tiêu nếu bệnh nhân kích hoạt bơm phồng, và nếu nỗ lực hít vào đủ lớn để chuyển biến kiểm soát từ thể tích sang áp lực (khi chu kỳ bệnh nhân ở ngưỡng lưu lượng xác định trước như trong hỗ trợ áp lực). Loại sơ đồ này có những phân nhánh quan trọng; các chế độ được nhà sản xuất chỉ định là trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích (tức VC-CMV), nhưng sử dụng nhằm mục tiêu kép thực sự không phải là CMV mà là loại IMV thứ tư, IMV(4), vì nhịp thở tự phát có thể xuất hiện giữa các bơm phỏng bắt buộc (định nghĩa của IMV). Lưu ý rằng, nhắm mục tiêu kép cũng được sử dụng cho các chế độ được thiết kế để trở thành IMV (nghĩa là “SIMV – Hỗ trợ áp lực”). Trong trường hợp này, phân loại là VC-IMV(1)d,s vì sẽ gây nhầm lẫn khi nói IMV(1+4), và bởi vì chế độ mặc định là IMV(1) nếu không có bơm phồng nào chuyển từ VC sang PC (vui lòng xem mục Phân loại chế độ đầy đủ về sau).

Tại thời điểm này, chúng ta cần lưu ý rằng một số nhà thiết kế máy thở coi phương thức thông khí chỉ đơn giản là chuỗi nhịp thở. Ví dụ: Medtronics Puritan Bennett (PB) 840 cung cấp cho người vận hành tùy chọn cài đặt “chế độ” đầu tiên là trợ giúp-kiểm soát (AC), thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ (SIMV), Bilevel hoặc Spont (tương ứng là CMV, IMV và CSV). Sau đó, người vận hành lựa chọn cách kết hợp biến kiểm soát và sơ đồ nhắm mục tiêu cho các bơm phồng bắt buộc và nhịp thở tự phát (Bảng 27.1). Đây là một mô hình hợp lý để lựa chọn cài đặt trên một máy thở riêng lẻ; tuy nhiên, đây không phải là mô hình tốt cho một hệ thống phân loại chế độ chung. Dễ hiểu là, tất cả các nhà sản xuất đều có xu hướng xem xét vấn đề mô tả các chế độ dưới góc nhìn hạn hẹp về sản phẩm cụ thể của họ, thay vì đi từ vấn đề lớn hơn là tìm hiểu, phân loại và so sánh các chế độ nói chung. Mặc dù danh pháp chuẩn hóa và phân loại chế độ có thể sẽ không bao giờ được tất cả các nhà sản xuất chấp thuận, nhưng chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng ít nhất họ cũng mô tả các chế độ theo cách giống với tài liệu hướng dẫn vận hành của họ. Và ngay cả khi điều đó không bao giờ xảy ra, người dùng vẫn có thể tự do áp dụng kiến thức này của chính mình vào việc tìm hiểu và sử dụng công nghệ sẵn có sau khi đọc hiểu chương này.

Bảng 27.1 Tùy chọn cài đặt chế độ cho máy thở Medtronic PB 980ª
Chế độ

Phân loại nhịp thở

Bắt buộc Tự phát
AC VC

PC

VC+

NA
SIMV VC

PC

VC+

PS

TC

PS

VS

PA

TC

PS

TC

Bilevel PC PS

TC

Spont NA PS

VS

PA

TC

ªTừ “chế độ” trong trường hợp này dùng để chỉ các chuỗi nhập thò (thông khi bắt buộc liên tục, thong khi bắt buộc ngắt quãng và thông khí tự phát liên tục), được đặt tên (tương ứng là AC, SIMV và từ phát).

AC, trợ giúp-kiểm soát, NA, không áp dụng; PA, hỗ trợ tỷ lệ; PC, kiểm soát áp lực, PS, hỗ trở áp lực; SIMV, thông khi bắt buộc ngắt quãng đồng bộ; TC, buồng, VC, kiểm soát thể tích; VC+, kiểm soát thể tích cộng; VS, hỗ trợ thể tích.

Các kiểu thông khí

Mô hình thở máy là một chuỗi các bơm phòng (CMV IMV hoặc CSV) với một hiển kiểm soát cụ thể (thể tích hoặc áp lực) cho các bơm phỏng bắt buộc (hoặc các nhịp thở tự phát đối với CSV hoặc IMV). Do đó, với hai biến kiểm soát và ba chuỗi nhịp thở, có năm kiểu thở khả dĩ: VC-CMV, VC-IMV, PC CMV, PC-IMV, PC-CSV. Việc kết hợp VC-CSV là bất khả thi, vì VC ngụ ý rằng chú kỳ máy thở làm cho mọi bơm phồng là bắt buộc, chứ không phải tự phát (xem Châm ngôn [Maxim] số 6).

Sơ đồ nhằm mục tiêu

Trong mỗi kiểu thông khí, có một số kiểu có thể được phân biệt bằng cách nhằm mục tiêu của chúng. Sơ đồ nhắm mục tiêu (targeting scheme) là một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào của người vận hành và đầu ra của máy thở, nhằm đạt được một mô hình thở cụ thể, thường ở dạng hệ thống kiểm soát phản hồi. Có thể đặt mục tiêu cho các thông số trong quá trình thở (mục tiêu trong nhịp thở). Các thông số này liên quan đến các dạng sóng áp lực, thể tích và lưu lượng. Ví dụ về mục tiêu trong nhịp thở (within-breath target) bao gồm: Lưu lượng hít vào đỉnh và thể tích khí lưu thông, hoặc áp lực bơm phóng và thời gian tăng (nhằm mục tiêu điểm đặt), áp lực, thể tích và lưu lượng (nhằm mục tiêu kép), sự hằng định của tỷ lệ giữa áp lực hít vào và nỗ lực của bệnh nhân (nhắm mục tiêu servo).

Mục tiêu có thể được cài đặt giữa các nhịp thở, giúp điều chỉnh các mục tiêu trong nhịp thở và/hoặc kiểu thông khí tổng thể (mục tiêu giữa các nhịp thở). Những thứ này được sử dụng với các sơ đồ nhắm mục tiêu tiến bộ hơn, trong đó các mục tiêu hoạt động theo nhiều nhịp thở. Trong thông khi sơ sinh, mục tiêu giữa các nhịp thở (between-breath target) thường là thể tích khí lưu thông (đối với PC, nên sử dụng nhằm mục tiêu thích ứng). Khi thông khí cho trẻ em và người lớn, các mục tiêu giữa nhịp thở bao gồm: Công thở và thông khí phút (để nhắm mục tiêu tối ưu), PCO, cuối thì thở ra kết hợp, thể tích và giá trị tần số mô tả “vùng thoải mái” (để nhằm mục tiêu thông minh, ví dụ: SmartCarePS hoặc IntelliVent-ASV).

Sơ đồ nhắm mục tiêu (hoặc kết hợp các sơ đồ nhằm mục tiêu) là cách phân biệt kiểu thông khí này với kiểu khác. Hiện có bảy sơ đồ nhằm mục tiêu cơ bản, giải thích cho tínhđa dạng dễ thấy ở các phương thức thông khí khác nhau:

Điểm đặt (Set-point): Sở đã nhằm mục tiêu mà người vận hành cài đặt tất cả các thông số của dạng sóng áp lực (chế độ PC), hoặc dạng sống thể tích và lưu lượng (chế độ VC). Máy thở không tự động điều chỉnh bất kỳ mục tiêu nào.

  • Kép (Dual): Sơ đồ nhằm mục tiêu cho phép máy thở chuyển đổi giữa VC và PC trong một lần hít vào (hiện không được sử dụng cho thông khi sơ sinh).
  • Biến sinh học (Bio-variable): Sơ đó nhằm mục tiêu cho phép máy thở tự động cài đặt ngẫu nhiên áp lực bơm phóng (hoặc thể tích khí lưu thông), nhằm bắt chước sự thay đổi quan sát được trong suốt quá trình thở bình thường (hiện không còn dùng cho thở máy ở trẻ sơ sinh).
  • Servo: Sơ đó nhằm mục tiêu mà đầu ra của máy thở (vi dụ: áp lực bơm phóng) tự động theo sau một đầu vào khác (ví dụ: nỗ lực hít vào). Hiện tại, ví dụ duy nhất cho thông khí sơ sinh là NAVA.
  • Thích ứng (Adaptive): Sơ đồ nhắm mục tiêu cho phép máy thở tự động cài đặt một mục tiêu (ví dụ: áp lực trong một bơm phồng) để đạt được mục tiêu khác (ví dụ: thể tích khí lưu thông). Trong các tài liệu, những chế độ sử dụng PC với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng thường được gọi là chế độ “nhắm mục tiêu thể tích”, hoặc “đảm bảo thể tích”.
  • Tối ưu (Optimal): Sơ đồ nhắm mục tiêu tự động điều chỉnh các mục tiêu của mô hình thở máy, nhằm giảm thiểu hoặc tối đa hóa một số đặc tính hiệu suất tổng thể (ví dụ: công thở, hiện không được sử dụng cho thông khí sơ sinh nhưng áp dụng cho bệnh nhi).
  • Thông minh (Intelligent): Sơ đồ nhắm mục tiêu tự động điều chỉnh các mục tiêu của mô hình thông khí bằng cách sử dụng các chương trình thông minh nhân tạo, chẳng hạn như logic mờ (fuzzy logic), hệ thống chuyển gia dựa trên quy tắc (rule-based expert system). Mạng nơ-ron nhân tạo (artifcial neural network) đã được mô tả trong các tài liệu, nhưng không có sẵn trên thị trường tại thời điểm này.

Các sơ đồ nhắm mục tiêu thường dùng cho thông khí sơ sinh được trình bày trong Bảng 27.2.

Bảng 27.2 Các sơ đồ nhắm mục tiêu thường được sử dụng trong thông khí cho trẻ sơ sinh
Tên Viết tắt Mô tả Lợi thế Hạn chế Tên chế độ mẫu Máy thở Nhà sản xuất
Set-point s Người vận hành cài đặt tất cả các thông số của dạng sóng áp lực (chế độ kiểm soát áp lực), hoặc dạng sóng thể tích và lưu lượng (chế độ kiểm soát thể tích) Đơn giản Thay đổi tình trạng bệnh nhân có thể làm cho cài đặt không phù hợp Pressure Control A/C Babylog VN500 Dräger
Servo r Đầu ra của máy thở (áp lực/thể tích/lưu lượng) tự động tuân theo một đầu vào biến đổi. Hiện được thực hiện dưới dạng áp lực hít vào tỷ lệ với nỗ lực hít vào Tỷ lệ tổng công thở được hỗ trợ bởi máy thở là không đổi, bất kể nỗ lực hít vào Yêu cầu ước tính các đặc tính cơ học của đường thở nhân tạo và/hoặc hệ hô hấp Proportional Assist Ventilation Plus PB 980 Medtronics
Adaptive a Máy thở tự động cài đặt (các) mục tiêu giữa các nhịp thở, nhằm đáp ứng với các tình trạng bệnh nhân khác nhau Có thể duy trì cung cấp thể tích khí lưu thông ổn định với kiểm soát áp lực, đối với sự thay đổi cơ học phổi hoặc nỗ lực hít vào của bệnh nhân Điều chỉnh tự động có thể không phù hợp nếu các giả định của thuật toán bị vi phạm, hoặc không khớp với sinh lý học Pressure-Regulated Volume Control SERVO-U Maquet

(Được sử dụng với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Phân loại chế độ đầy đủ

Phương thức thông khi được phân loại theo biển kiểm soát, chuỗi nhịp thở và (các) sơ đồ nhắm mục tiêu. Do đó, phân loại chế độ máy thở có bốn cấp độ phân cấp

  • Biển kiểm soát (áp lực hoặc thể tích, đối với nhịp thở chính)
  • Chuỗi nhịp thở (CMV, IMV, hoặc CSV)
  • .Sơ đồ nhằm mục tiêu theo nhịp thở chính (dành cho CMV hoặc CSV)
  • Sơ đồ nhằm mục tiêu theo nhịp thở phụ (dành cho IMV)

“Nhịp thở chính” (“primary breath”) là nhịp thở duy nhất ở đó (bơm phóng bắt buộc đối với CMV và thở tự phát đối với CSV), hoặc bơm phồng bắt buộc trong IMV. Chúng ta coi đây là “chính” vì nếu bệnh nhân ngừng thở, đó là điều duy nhất giúp bệnh nhân sống sót. Các sơ đồ nhằm mục tiêu có thể được biểu thị bằng các chữ cái đơn, viết thường: Điểm đặt (set-point) = s, kép (dual) = d, servo = I, biến sinh học (bio-variable) = b, thích ứng (adaptive) = a, tối ưu (optimal) = o, thông minh (intelligent) = i. Có thể sử dụng nhiều hơn một sơ đồ nhắm mục tiêu cho mỗi loại nhịp thở.

Cách phân loại một chế độ thông khí

Dịch tên của một chế độ thành một phân loại chế độ bằng cách sử dụng phân loại là một quy trình ba bước đơn giản:

  • Bước 1: Xác định biển kiểm soát nhịp thở chính. Nếu áp lực hít vào được cài đặt trước, hoặc nếu áp lực tỷ lệ với nỗ lực hít vào, thì biến kiểm soát là áp lực. Ngược lại, nếu người vận hành cài đặt cả thể tích khí lưu thông lẫn lưu lượng hít vào, thì biến kiểm soát là thể tích.
  • Bước 2: Xác định chuỗi nhịp thở.
  • Bước 3: Xác định các sơ đồ nhắm mục tiêu cho nhịp thở chính và phụ (nếu có).

Ví dụ, chế độ thưởng được gọi là “giới hạn áp lực, chu kỳ thời gian” trong tài liệu sơ sinh được phân loại như sau: (1) Áp lực bơm phồng được cài đặt trước, do đó, biến kiểm soát là áp lực; (2) thời gian hít vào được cài đặt trước, biểu thị chu kỳ của máy và do đó hiện diện các bơm phồng bắt buộc, cộng với cho phép nhịp thở tự phát giữa các bơm phòng bắt buộc, cho biết chuỗi nhịp: thở là IMV; và (3) tất cả các mục tiêu đều được cài đặt trước toán tử, do đó sớ 5 nhóm mục tiêu là điểm đặt. Vì vậy, “nhân” (viết tắt của phân loại) cho chế A này sẽ là PC-IMVs,s. Ngược lại, đối với một chế độ được gọi là “Hỗ trợ thể nh, người vận hành cài đặt thể tích khí lưu thông mục tiêu nhưng lưu lượng không được cài đặt trước; do đó, biển kiểm soát là áp lực. Mỗi nhịp thở đều được bệnh nhân kích hoạt (áp lực hoặc lưu lượng) và theo chu kỳ bệnh nhân ( lưu lượng đỉnh), do đó chuỗi nhịp thở là CSV. Cuối cùng, máy thở tự động điều chỉnh áp lực bơm phóng giữa các nhịp thở, nhằm đạt được thể tích khi lưu thông mục tiêu (trung bình) mà người vận hành đã cài đặt.

Để chương này phát huy tính thiết thực cho người sử dụng, chúng tôi chỉ cung cấp mô tả ngắn gọn về các tính năng đặc biệt của những máy thở phổ biến nhất được dùng cho trẻ sơ sinh. Danh sách các chế độ có sẵn và phân loại của chúng được cung cấp sẵn trong các bảng đi kèm.

Máy thở chăm sóc đặc biệt phổ thông được dùng để thông khí cho trẻ sơ sinh

Cho đến thập niên 1980 đã xuất hiện nhu cầu rõ ràng về việc phải có máy thở riêng biệt dành cho người lớn và trẻ sơ sinh. Nhu cầu này chủ yếu bắt nguồn từ những hạn chế về công nghệ liên quan đến việc cung cấp thể tích nhỏ cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngày nay, hầu hết máy thở ICU cao cấp được sử dụng ở Hoa Kỳ đều có thể thông khí cho toàn bộ bệnh nhân, từ trẻ sinh non (nặng vài trăm gam) đến người lớn bị béo phi (< 400 kg). Đây là một kỳ tích công nghệ đáng kinh ngạc, nhưng vẫn cẩn phải có những thỏa hiệp nhất định. Bởi vì thị trưởng người lớn rộng hơn nhiều so với thị trường trẻ sơ sinh và trẻ em, nên các thiết bị này chủ yếu là máy thở dành cho người lớn, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng đến những bệnh nhân có kích thước sơ sinh, nhưng không giải quyết một số khía cạnh đặc biệt của sinh lý trẻ sơ sinh, cho phép do thể tích khi lưu thông chính xác tại cửa đường thở hoặc thông khí khi có rò rỉ lớn nhờ sử dụng ống nội khi quản không bóng chèn. Do đó, một số thiết bị này có thể không tối ưu đối với trẻ sinh non nhỏ nhất. Các máy thở “phổ thông” được sử dụng nhiều nhất được mô tả ở đây.
Lưu ý rằng, các bảng hiển thị các chế độ cho mỗi máy thở ghép cặp những tên gọi tùy ý do nhà sản xuất tạo ra với phân loại chế độ máy thở được tiêu chuẩn hóa.

Các chế độ thường được gọi là nhằm mục tiêu thể tích (volume-targeted) trong tài liệu nhi khoa bao gồm cả hai chế độ được phân loại là VC và các chế độ được phân loại là PC, nhắm mục tiêu thích ứng với thể tích khí lưu thông (một trong hai chế độ này có thể có bất kỳ chuỗi nào trong số ba chuỗi nhịp thở).

AVEA CVS

Mô tả

AVEA CVS (Vyaire Medical) được thiết kế để thông khí chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh (Hình 27.9).

Hình 27.9 Máy thỏ Vyaire AVEA. (Được sao chép lại với sự cho phép của Vyaire).
Hình 27.9 Máy thỏ Vyaire AVEA. (Được sao chép lại với sự cho phép của Vyaire).

Các chế độ

Có thể chọn chế độ bằng cách nhấn nút ảo có ghi tên chế độ mong muốn. Có 10 tên chế độ cơ bản (Bảng 27.3). Tất cả các chế độ có thể được kích hoạt lưu lượng hoặc áp lực. Ngoài ra, có những “cài đặt nâng cao” có thể dùng để sửa đổi các chế độ chính (Bảng 27.4). Một số cài đặt nâng cao này thực sự thay đổi chế độ, dẫn đến nhiều chế độ khác theo phân loại (Bảng 27.5).

Bảng 27.3 Tên 10 chế độ cơ bản của máy thở Vyaire AVEA
Cài đặt VOL/AC VOL SIMV PRES AC PRES SIMV PRVC AC PRVC SIMV CPAP/PSV APRV/BIPHASIC TCPL AC TCPL SIMV
Tần số x x x x x x x x
Thể tích x x x x
Lưu lượng đỉnh x x x x
Áp lực hít vào x x x x x
Thời gian hít vào x x x x x x x
Bảng 27.4 Các chế độ nâng cao của máy thở Vyaire AVEA
Cài đặt nâng cao Tác động
Giới hạn thể tích Đối với các chế độ kiểm soát áp lực, hãy đặt ngưỡng chu kỳ thể tích. Lưu ý rằng, chu kỳ thể tích của nhịp thở hỗ trợ áp lực sẽ thay đổi nó từ tự phát sang bắt buộc.
Thể tích máy Đối với các chế độ kiểm soát áp lực, hãy cho phép nhắm mục tiêu thể tích và lưu lượng, cũng như hoạt hóa nhắm mục tiêu kép. Người vận hành cài đặt thể tích mục tiêu và máy thở sẽ tính lưu lượng mục tiêu bằng cách lấy thể tích chia cho thời gian hít vào đã cài đặt. Nếu lưu lượng giảm dần đến lưu lượng mục tiêu này và thể tích chưa được cung cấp đủ, thì hít vào sẽ chuyển sang kiểm soát thể tích với lưu lượng hằng định cho đến khi thể tích đã được cung cấp xong. Thời gian hít vào không đổi. Thể tích máy ghi đè cài đặt chu kỳ lưu lượng nếu được kích hoạt.
Chu kỳ lưu lượng Đối với các chế độ kiểm soát áp lực, hãy thay đổi tiêu chí chu kỳ theo thời gian thành lưu lượng, đồng thời cài đặt ngưỡng kết thúc lưu lượng hít vào dưới dạng phần trăm lưu lượng đỉnh.
Lưu lượng nhu cầu Đối với chế độ kiểm soát thể tích, hãy cài đặt mục tiêu áp lực do máy thở xác định và kích hoạt nhắm mục tiêu kép. Nếu áp lực hít vào giảm 2 cm H2O (do bệnh nhân nỗ lực hít vào), kiểm soát thể tích chuyển sang kiểm soát áp lực. Nếu thể tích đã cài đặt được cung cấp và lưu lượng bằng với lưu lượng đã cài đặt, thì hít vào là chu kỳ thể tích. Nếu không, thì hít vào là chu kỳ lưu lượng ở 25% lưu lượng đỉnh.
Vsync Chuyển chế độ từ kiểm soát thể tích sang kiểm soát áp lực với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng. Áp lực hít vào được tự động điều chỉnh, nhằm duy trì thể tích khí lưu thông trung bình bằng với thể tích cài đặt.
Bảng 27.5 Tất cả các chế độ khả dụng trên máy thở Vyaire AVEA – (Tiếp theo)
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ
Volume AC Áp lực CMV Điểm đặt N/A VC-CMVs
Volume SIMV Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt VC-IMVs,s
Volume SIMV with artificial airway compensation Áp lực  

IMV

Điểm đặt Điểm đặt/servo VC-IMVs,sr
Volume AC with demand flow Áp lực  

IMV

Kép Kép VC-IMVd,d
Volume SIMV with demand flow Áp lực  

IMV

Kép Điểm đặt VC-IMVd,s
Volume SIMV with demand flow and artificial airway compensation Áp lực  

IMV

Kép Điểm đặt/servo VC-IMVd,sr
Pressure AC Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Time-cycled pressure-limited AC Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Pressure AC with machine volume Áp lực CMV Kép N/A PC-CMVd
Pressure AC with volume guarantee Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Time-cycled pressure-limited AC with volume guarantee Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Volume AC with Vsync Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Regulated volume control AC Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Pressure AC with flow cycle Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure AC with flow cycle and artificial airway compensation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt/servo PC-IMVs,sr
Pressure SIMV Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure SIMV with artificial airway compenstion Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt/servo PC-IMVs,sr
CPAP/pressure support ventilation with volume limit Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
CPAP/pressure support ventilation with volume limit and artificial airway compensation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt/servo PC-IMVs,sr
Infant nasal IMV Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Infant nasal IMV with artificial airway compensation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt/servo PC-IMVs,sr
Airway pressure release ventilation/biphasisc Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Time-cycled pressure-limited AC with flow cycle Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Time-cycled pressure-limited SIMV with artificial airway compensation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt/servo PC-IMVs,sr
Time-cycled pressure-limited SIMV Áp lực IMV Kép Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure SIMV with volume guarantee Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Pressure SIMV with volume guarantee and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt/servo PC-IMVa,sr
Time-cycled pressure-limited AC with flow cycle and volume guarantee Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Time-cycled pressure-limited SIMV with volume guarantee and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Volume AC with Vsync and flow cycle Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt/servo PC-IMVa,sr
Volume SIMV with Vsync Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Pressure-regulated volume control SIMV Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Pressure-regulated volume control SIMV with artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt/servo PC-IMVa,sr
Time-cycled pressure-limited AC with flow cycle, volume guarantee, and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Thích ứng PC-IMVa,s
Volume AC with Vsync, flow cycle, and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,a
Pressure-regulated volume control AC with flow cycle and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Pressure-regulated volume control SIMV with flow cycle and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt/servo PC-IMVas,s
Time-cycled pressure-limited AC with cycle, volume guarantee and artificial Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVar,sr
Volume SIMV with Vsync and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVar,sr
Pressure-regulated volume control AC with flow cycle Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVas,as
Pressure-regulated volume control SIMV with flow cycle and artificial airway compensation Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVar,ar
Time-cycled pressure-limited AC with flow cycle and artificial airway compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
CPAP/pressure support ventilation Áp lực CSV  

Điểm đặt

N/A PC-CSVs
CPAP/pressure support ventilation and artficial airway compensation Áp lực CSV  

Điểm đặt/servo

N/A PC-CSVsr

a, thích ứng.;AC, trợ giúp-kiểm soát, b, biên sinh học, CMV, thong khi bắt buộc liên tục, CPAR, áp lực dương thổ dương liên tục: CSV, thông khi tự phát liên tục, d, kẹp, i thông minh, IMV, thông khí bắt buộc ngất quang, MA, không có sản; PC, kiểm soát áp lực, r servo, s, diễm đất, SIMV, thông khi bắt buộc ngất quang dòng bộ VC, kiểm soát thể tích (Được sử dụng với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Các cài đặt nâng cao làm tăng cả tính linh hoạt lẫn sự nhầm lẫn. Ví dụ: Tất cả các nhịp thở của VC đều sử dụng nhằm mục tiêu kép, thay vì nhằm mục tiêu theo điểm đặt. Điều đó có nghĩa rằng, chế độ được gắn nhãn là Kiểm soát thể tích AC thể tích không phải là một dạng CMV mà thực sự là VC-IMV(4), như đã giải thích trước đó trong các phân về nhắm mục tiêu kép và nhiều loại IMV Ngoài ra, việc thêm cài đặt nâng cao “Vsync” và “Flow Cycle” vào chế độ này sẽ biến nó thành PC IMV với tính năng nhằm mục tiêu điểm đặt và thích ứng (PC-IMVa,s), một chế độ hoàn toàn khác. Bủ rò rỉ (leak compensation) được sử dụng để bù cho những rò rỉ cơ bản, có thể xảy ra ở giao diện mặt na bệnh nhân hoặc xung quanh ống nội khí quản của bệnh nhân. Nó chỉ cung cấp khả năng bù rò rỉ cơ bản và không hoạt động trong quá trình cung cấp nhịp thở. Thể tích máy sử dụng thể tích khí lưu thông hít vào làm mục tiêu của nó, do đó sẽ ước tính quá cao thể tích khí lưu thông thực tế khi có một lỗ rò rỉ lớn xung quanh ống nội khí quản không bóng chèn.

Khi bật bù đường thở nhân tạo (artificial airway compensation), máy thở sẽ tính toán áp lực tại cửa đường thở cần thiết, nhằm cung cấp áp lực bơm phồng cài đặt ở đầu xa (carina) của ống nội khí quản, như thể không tồn tại tình trạng giảm áp lực qua đường thở nhân tạo. Phép toán này tính đến lưu lượng, thành phần khí (ví dụ như heliox hoặc nitơ/oxy), FiO, đường kính ống chiều dài ống và độ cong của hầu họng dựa trên kích thước bệnh nhân (trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn). Quá trình bù này chỉ xảy ra trong thời gian bơm phóng. Bù đường thở có tác dụng trong tất cả các bơm phống hỗ trợ áp lực (tự phát) và PC theo chu kỳ lưu lượng (tự phát hoặc bắt buộc, tùy thuộc vào kích hoạt máy thở hay kích hoạt bệnh nhân).

Thông khí giải phóng áp lực đường thở/hai pha (Airway pressure release ventilation – APRV/biphasic). Áp lực đường thở được duy trì ở mức tương đối cao trong hầu hết chu kỳ hô hấp với sự giải phóng ngắt quãng đến một giá trị thấp hơn. Về bản chất, đây là thống khí tỷ lệ đảo ngược (inverse ratio ventilation) cực độ, với thời gian hít vào rất dài và thì thở ra ngắn. Nhịp thở tự phát được cho phép cả giữa và trong bơm phỏng bắt buộc, đồng thời được tính vào thông khí phút; do đó, cần nỗ lực hỗ hấp đầy đủ. (Vui lòng xem Chương 23 để biết thêm về mô tả chức năng của thông khí giải phóng áp lực đường thở |APRV)).
Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ áp lực (Continuous positive airway pressure – CPAP/pressure support). Tất cả các nhịp thở tự phát đến. ec hỗ trợ áp lực, nếu mức hỗ trợ áp lực được cài đặt trên mức 0.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ áp lực với giới hạn thể tích (Continuous positive airway pressure CPAP/pressure support with wune limit). Tất cả các nhịp thở tự phát đều được hỗ trợ áp lực: Khi bơm phóng do bệnh nhân kích hoạt vượt quá giới hạn thế tích đã cài đặt, bơm phóng này sẽ kết thúc.

Áp lực đường thở dương liên tục qua mũi ở trẻ sơ sinh (Infant nasal CPAP). Chỉ khả dụng cho bệnh nhân sơ sinh. Chế độ này được thiết kế để hoạt động hiệu quả với các bộ dây máy thở tiêu chuẩn của bệnh nhân sơ sinh có hai nhánh và ngạnh mũi.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng qua mũi ở trẻ sơ sinh (Infant nasal intermittent mandatory ventilation). Chỉ khả dụng cho bệnh nhân sơ sinh. Chế độ này được thiết kế để hoạt động với các bộ dây máy thở tiêu chuẩn của bệnh nhân sơ sinh có hai nhánh và ngạnh mũi.

Bơm phồng bắt buộc được cung cấp theo một tần số nhất định. Nhịp thở tự phát được cho phép, nhưng không được hỗ trợ.

Trợ giúp-kiểm soát áp lực (Pressure assist-control). Tất cả các nỗ lực hút vào đều kích hoạt bơm phồng được kiểm soát áp lực (miễn là máy thở phát hiện được nỗ lực này). Tần số bơm phồng bắt buộc cài đặt trước cung cấp tấn số dự phòng trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp-kiểm soát áp lực với chu kỳ lưu lượng (Pressure assist-control with flow cycle). Việc hoạt hóa chu kỳ lưu lượng làm cho mọi bơm phóng đều có chu kỳ bệnh nhân. Tần số dự phòng sẽ kích hoạt máy thở ở tần số cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở. AC chu kỳ lưu lượng tương đương với hồ trợ áp lực trên nhiều thiết bị.

Trợ giúp-kiểm soát áp lực với thể tích máy (Pressure assist-control with machine volume). Tất cả những nỗ lực hút vào đều kích hoạt bơm phỏng kiểm soát áp lực. Ở chế độ này, máy thở sẽ chuyển từ PC sang VC, nếu lưu lượng bơm phòng giảm xuống ngưỡng do máy xác định trước khi đạt đến thể tích khi lưu thông cài đặt trước. Bơm phóng tiếp tục với lưu lượng hàng định trong thời gian hút vào đã cài đặt trước cho đến khi cung cấp thể tích khí lưu thông hút vào đã cài đặt. Do đó, chế độ này sẽ hoạt động không tốt khi có lỗ rò ống nội khí quản lớn.

Trợ giúp kiểm soát áp lực với đảm bảo thể tích (Pressure assist-control with volume guarantee). Chỉ khả dụng cho bệnh nhân sơ sinh.

Tất cả các nỗ lực hít vào đều kích hoạt một bơm phồng chu kỳ thời gian, kiểm soát áp lực và được nhằm mục tiêu về thể tích, dựa trên thể tích khi lưu thông thở ra được đo ở cửa đường thở. Người dùng cài đặt giới hạn áp lực trên và mục tiêu thể tích khí lưu thông trung bình, còn thiết bị sẽ điều chỉnh áp lực bơm phồng được cung cấp để duy trì thể tích khí lưu thông mục tiêu đã đặt Tần số dự phòng sẽ kích hoạt máy thở ở tần số cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp kiểm soát thể tích điều chỉnh áp lực (Pressure-regulated volume control assist-control) (không áp dụng cho thở máy ở trẻ sơ sinh). VC điều chỉnh áp lực (PRVC) cung cấp bơm phóng được kiểm soát áp lực, giúp hỗ trợ mỗi nhịp thở mà tại đó, mức áp lực được điều chỉnh tự động để đạt được thể tích hít vào cài đặt trước. Ban đầu, một bơm phòng thử kiểm soát thể tích, lưu lượng giảm, theo thể tích khí lưu thông đã cài đặt được cung cấp đến bệnh nhân. Sau đó, máy thở sẽ cài đặt áp lực bơm phồng mục tiêu, dựa trên áp lực bơm phồng đỉnh trong bơm phổng thử ở bơm phóng được kiểm soát áp lực sau đó. Tiếp đến, áp lực bơm phồng sẽ được máy thở điều chỉnh tự động để duy trì thể tích mục tiêu. Sự thay đổi theo bước lớn nhất giữa hai bơm phồng liên tiếp là 3 cm H, O. Thể tích khí lưu thông tối đa cung cấp trong một bơm phóng được xác định bởi cài đặt giới hạn thể tích.

Trợ giúp kiểm soát thể tích điều chỉnh áp lực với chu kỳ lưu lượng (Pressure-regulated volume control assist-control with flow cycle) (không áp dụng cho thở máy ở trẻ sơ sinh). Chế độ này đã được đề cập ở phần trên, nhưng theo chu kỳ lưu lượng.
Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích điều chỉnh áp lực với chu kỳ lưu lượng (Pressure-regulated volume control synchronized intermittent mandatory ventilation with flow cycle) (không áp dụng cho thở máy ở trẻ sơ sinh). Chế độ này tương tự như trên, nhưng chỉ một số bơm phóng bắt buộc cài đặt trước được cung cấp đồng bộ với các nỗ lực hút vào (nếu a). Nhịp thở tự phát có thể xảy ra giữa các bơm phồng bắt buộc. Bơm phỏng do máy kích hoạt xảy ra ở tần số đã cài đặt trước, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích điều chỉnh áp lực (Pressure-regulated volume control synchronized intermittent mandatory ventilation) (không áp dụng cho thở máy ở trẻ sơ sinh). Chế độ này tương tự như trên, nhưng chu kỳ theo thời gian, chứ không phải theo lưu lượng.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ áp lực (Pressure synchronized intermittent mandatory ventilation). Chế độ này là SIMV được kiểm soát áp lực.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ áp lực với đảm bảo thể tích (Pressure synchronized intermittent mandatory ventilation with volume guarantee) (chỉ dành cho bệnh nhân sơ sinh). Đảm bảo thể tích cũng tương tự như AC. Các bơm phồng bắt buộc được cung cấp theo tần số cài đặt trước và đồng bộ với nỗ lực hít vào (nếu có).

Trợ giúp-kiểm soát giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian (Time-cycled pressure-limited assist-control) (chỉ dành cho bệnh nhân sơ sinh). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phồng giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian. Các chế độ giới hạn áp lực (pressure-limited) được kiểm soát lưu lượng với một giới hạn áp lực, trái ngược với các chế độ kiểm soát áp lực (pressure- controlled) được kiểm soát áp lực trực tiếp. Ý nghĩa thực tế của sự khác biệt này là có thể không đạt được giới hạn áp lực, nếu lưu lượng hít vào thấp và thời gian hít vào kéo dài. Mặt khác, lưu lượng hít vào đỉnh có thể được cài đặt cao hơn những gì có thể xảy ra với bơm phóng được kiểm soát áp lực, có lẽ sẽ giúp cải thiện sự đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở. Tần số dự phòng sẽ tạo chu kỷ cho máy thở theo tần số cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp kiểm soát giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian với chu kỳ lưu luong (Time-cycled pressure-limited assist-control with flow cycle). Moi no lực hút vào đều kích hoạt bơm phồng giới hạn áp lực theo chu kỳ lưu lượng. Chế độ này tương đương với hỗ trợ áp lực trên các thiết bị khác.

Trợ giúp kiểm soát giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian với chu kỳ lưu lượng và đảm bảo thể tích (Time-cycled pressure-limited assist-control with flow cycle and volume guarantee). Chế độ này tương tự như trên, nhưng với đảm bảo thể tích.

Trợ giúp-kiểm soát giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian với đảm bảo thể tich (Time-cycled pressure-limited assist-control with volume guarantee) (chỉ dành cho bệnh nhân sơ sinh). Chế độ này tương tự như trên, nhưng chu kỳ theo thời gian, chứ không phải theo lưu lượng.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian (Time-cycled pressure-limited synchronized intermittent mandatory ventilation) (chỉ dành cho bệnh nhân sơ sinh). Các bơm phồng bắt buộc có giới hạn áp lực, theo chu kỳ thời gian được cung cấp với tần số cài đặt trước và được đồng bộ hóa với các nỗ lực hít vào (nếu có). Có thể có thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ giới hạn áp lực theo chu kỳ thời gian với đảm bảo thể tích (Time-cycled pressure-limited synchronized intermittent mandatory ventilation with volume guarantee) (chỉ dành cho bệnh nhân sơ sinh). Chế độ này tương tự như trên, nhưng với đàm bảo thể tích.

Trợ giúp-kiểm soát thể tích (với lưu lượng yêu cầu) (Volume assist- control [with demand flow)). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo nên bơm phồng được kiểm soát thể tích. Một thể tích khí lưu thông đã định được cung cấp bằng cách sử dụng một lưu lượng không đối tại một khoảng thời gian xác định trong mỗi bơm phồng bắt buộc. Lượng áp lực cần thiết để cung cấp thể tích khí lưu thông sẽ thay đổi tùy theo độ giãn nở và sức cản của hệ hô hấp. Đo thể tích khí lưu thông dựa trên thể tích di vào bộ dây máy thở. Rò rỉ ống nội khí quản sẽ gây ra vấn đề. Lưu ý rằng, tất cả các chế độ kiểm soát thể tích đều sử dụng nhằm mục tiêu kép, thay vì nhằm mục tiêu theo điểm đất đã mặc định. Tính năng này. được gọi là “lưu lượng yêu cầu”, cho phép bệnh nhân biến bơm phóng bắt buộc. có kiểm soát thể tích thành bơm phòng có kiểm soát áp lực tự phát nếu nỗ lực hit vào đủ cao. Do đó, “volume AC” được phân loại là VC IMV(4), chứ không phải VC-CMV (xem các phần trước về IMV và nhằm mục tiêu kép).

Trợ giúp kiểm soát thể tích với Vsync (Volume assist-control with Vsync). Hoạt hóa Vsync làm cho chế độ nảy trở thành một dạng PC, chứ không phải VC, vì áp lực bơm phồng được cài đặt trước trong mỗi bơm phóng. Vsync là một hình thức nhắm mục tiêu thích ứng, cho phép máy thở điều chỉnh áp lực bơm phồng giữa các bơm phóng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước. Vsync chỉ có sẵn cho bệnh nhân người lớn và trẻ em.

Trợ giúp-kiểm soát thể tích với Vsync và chu kỳ lưu lượng (Volume assist-control with Vsync and flow cycle). Hoạt hóa chu kỳ lưu lượng làm cho chế độ này trở thành một dạng IMV, chứ phải AC. Chu kỳ lưu lượng làm cho mọi bệnh nhân bơm phồng theo chu kỳ. Vì lẽ đó, mọi bơm phóng do bệnh nhân kích hoạt đều là tự phát (tức là do bệnh nhân kích hoạt và theo chu kỳ); trong khi đó, mọi bơm phồng do máy kích hoạt đều là bắt buộc (tức là do máy kích hoạt và do bệnh nhân theo chu kỳ), xét về mặt bản chất.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ thể tích (Volume synchronized intermittent mandatory ventilation). Các bơm phồng bắt buộc được kiểm soát thể tích cung cấp theo tần số cài đặt trước và được đồng bộ hóa với các nỗ lực hít vào (nếu có). Có thể thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc. Bơm phóng do máy kích hoạt xảy ra với tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Lượng thể tích đã định được cung cấp bằng cách sử dụng lưu lượng hàng định vào một khoảng thời gian xác định trong mỗi bơm phóng bắt | buộc. Lượng áp lực cần thiết để cung cấp thể tích khí lưu thông sẽ thay đổi tùy theo độ giãn nở và sức cản của hệ hô hấp.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ thể tích với Vsync (Volume synchronized intermittent mandatory ventilation with Vsync). Hoạt hóa Vsync làm cho chế độ này trở thành một dạng PC, chứ không phải VC, bởi vì áp lực bơm phóng được cài đặt trước trong mỗi nhịp thở. Vsync là một hình thức nhằm mục tiêu thích ứng, cho phép máy thở điều chỉnh áp lực bơm phóng giữa các bơm phòng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cải đặt trước. Vsync chỉ có sẵn cho bệnh nhân người lớn và trẻ em.

PB 980

PB 980 (Medtronic) được thiết kế để thông khí xâm lấn và NIV cho bệnh nhân người lớn, trẻ em cũng như trẻ sơ sinh. Loại máy thở này được kiểm soát bằng điện và chạy bằng khí nén (yêu cầu máy nén bên ngoài).

Hình 27.10 Máy thở Vyaire bellavista. (© 2021 Vyaire Medical, Inc. Được sử dụng với sự cho phép).
Hình 27.10 Máy thở Vyaire bellavista. (© 2021 Vyaire Medical, Inc. Được sử dụng với sự cho phép).

Chế độ

Các chế độ trên PB 980 được cài đặt bằng cách chọn chuỗi nhịp thở và các biến kiểm soát riêng biệt. Giao diện điều hành sử dụng thuật ngữ “chế độ” để chỉ những gì chúng tôi đã mô tả trước đây là chuỗi nhịp thở (tức CMV, IMV, CSV).

Các lựa chọn trình đơn (menu) bao gồm: AC (trợ giúp-kiểm soát), SIMV (thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ), Spent (tự phát), CPAP (áp lực đường thở dương liên tục) và BILEVEL. Các loại bơm phồng bắt buộc có sẵn là PC, VC và VC+ (VC Plus). Các kiểu thở tự phát có sẵn gồm có: PS (hỗ trợ áp lực), TC (bù ống), VS (hỗ trợ thể tích), PA (hỗ trợ theo tỷ lệ) và NONE. Có sẵn chế độ Ngưng thở (Apnea) với các cài đặt mặc định dựa trên trọng lượng cơ thể lý tưởng của bệnh nhân (được nhập trong quá trình cài đặt), loại bộ dây và loại bơm phong bắt buộc. Các cài đặt này có thể được thay đổi.

Các chế độ khả dụng trên PB 980 được trình bày trong Bảng 27.6.

Bảng 27.6 Các chế độ khả dụng trên máy thở Medtronic PB 980
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ
AC volume control Thể tích CMV Điểm đặt N/A VC-CMVs
SIMV volume control with pressure support Thể tích IMV Điểm đặt Điểm đặt VC-IMVs,s
SIMV volume control with tube compensation Thể tích IMV Điểm đặt Servo VC-IMVs,r
AC pressure control Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
AC volume control plus Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
SIMV pressure control with pressure support Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
SIMV pressure control with tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,r
Bilevel with pressure support Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Bilevel with tube conpensation Áp lực IMV Điểm đặt Servo PC-IMVs,r
SIMV volume control plus with pressure suppport Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
SIMV volume control plus with tube compensation Áp lực IMV Thích ứng Servo PC-IMVa,r
Spont pressure support Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Spont tube compensation Áp lực CSV Servo N/A PC-CSVr
Spont proportional Áp lực CSV Servo N/A PC-CSVr
Spont volume support Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa

a, thích ứng; AC, trợ giúp kiểm soát, CMV, thông khí bắt buộc liên tục, CSV thông khi tự phát liên tục; IMV thông khí bắt buộc ngất quảng NIA, không có sàn; PC, kiểm soát áp lực, I, Serve, S, điểm đất, SIMV, thông khi bắt buộc ngắt quang đồng bộ, VC, kiếm soát thể tích. (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát áp lực (Assist-control pressure control). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phồng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian. Có sẵn một tần số thông khí ngưng thở dự phòng cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp-kiểm soát thông khí thể tích cộng (Assist-control volume ventilation plus). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phồng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian với điều chỉnh áp lực thích ứng. Phép đo thể tích khí lưu thông ở đầu máy thở của bộ dây sử dụng thể tích khí lưu thông hít vào. Thông số kỹ thuật của nhà sản xuất chỉ ra rằng: Với giá trị cài đặt là 5 mL, 95% thời gian, thể tích khí lưu thông thực tế được cung cấp là từ 2,3 đến 3,9 mL trên phối thử nghiệm (test lung). Rò rỉ ống nội khí quản dẫn đến đánh giá thấp hơn thể tích khí lưu thông. Có sẵn một cảm biến đầu gần (proximal sensor) tùy chọn, giúp theo dõi thể tích khí lưu thông thực tế. Bên cạnh đó, cũng có sẵn một tần số thông khí ngưng thở dự phòng cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp kiểm soát kiểm soát thể tích (Assist-control volume control). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phỏng được kiểm soát thể tích. Một thế tích đã cài đặt được cung cấp với lưu lượng hằng định vào một khoảng thời gian xác định trong mỗi bơm phóng bắt buộc. Lượng áp lực cần thiết để cung tập thể tích khi lưu thông sẽ thay đổi tùy theo độ giãn nở và sức cản của hệ In hấp. Có sẵn một tần số thông khí ngưng thở dự phòng cải đặt trước trong trường hợp ngưng thở. Phép đo thể tích khí lưu thông ở đầu máy thở của bộ dây sử dụng thể tích khi lưu thông hit vào.

Hai mức áp lực + hỗ trợ áp lực (Bilevel + pressure support). Đây là một dạng IMV kiểm soát áp lực tần số thấp, cho phép thở tự phát trong suốt chu kỳ thở máy. Áp lực bơm phỏng và PEEP lần lượt được gọi là PEEP, và PEEP.. Phần lớn thông khí phút phụ thuộc vào nỗ lực hô hấp tự phát.

Hai mức áp lực + bù ống (Bilevel + tube compensation). Chế độ này tương tự chế độ ở trên. Nhịp thở tự phát xảy ra trong toàn bộ chu kỳ. Bà ống làm giảm công thở.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực + hỗ trợ áp luc (Synchronized intermittent mandatory ventilation pressure control + pressure support). Số lượng nhịp thở tự phát đã cài đặt sẽ kích hoạt bơm phong kiểm soát áp lực. Bơm phỏng được kích hoạt bởi máy thở xảy ra ở tấn số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Nhịp thở tự phát vượt quá tần số cài đặt được hỗ trợ với áp lực do người dùng cài đặt trên mức PEEP.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực + bù ống (Synchronized intermittent mandatory ventilation pressure control + tube compensation). Bơm phồng bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp với tần số cải đặt trước và đồng bộ với các nỗ lực hít vào (nếu có). Có thể thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc và có thể được hỗ trợ bằng hỗ trợ áp lực. Nhịp thở tự phát vượt quá tần số cài đặt đã được giảm công thờ với bù ống, đồng thời điều chỉnh áp lực bơm phồng tương ứng với lưu lượng hít vào trong suốt thời gian bơm phóng, giúp khắc phục sức cản của ống nội khí quản.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích + hỗ trợ áp lực (Synchronized intermittent mandatory ventilation volume control + Pressure support). Bơm phồng bắt buộc kiểm soát thể tích được cung cấp với tần số cài đặt trước và đồng bộ với các nỗ lực hít vào (nếu có). Có thể thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc và có thể được hỗ trợ bàng hỗ trợ áp lực. VC dựa trên phép đo thể tích khí lưu thông ở đầu máy thở của bộ dây và sử dụng thể tích khí lưu thông hít vào.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ thông khí thể tích cộng + hỗ trợ áp lực (Synchronized intermittent mandatory ventilation volume ventilation plus + pressure support). Bơm phóng bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp với nhằm mục tiêu thích ứng, đồng thời tự động điều chỉnh áp lực bơm phóng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước. Bơm phóng được kích hoạt bởi máy thở xảy ra ở tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Phép đo thể tích khí lưu thông ở đầu máy thở của bộ dây sử dụng thể tích khí lưu thông hít vào, dẫn đến đánh giá thấp thể tích khí lưu thông được cung cấp. Rò rỉ ống nội khí quản dẫn đến đánh giá thấp thể tích khi lưu thông. Có sẵn một cảm biến đầu gần tùy chọn, giúp theo dõi thể tích khí lưu thông thực tế. Nhịp thở tự phát giữa các nhịp thở bắt buộc có thể được hỗ trợ với hỗ trợ áp lực do người dùng cài đặt trên mức PEEP (tức là Hỗ trợ áp lực).

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ thông khí thể tích cộng + bù ong (Synchronized intermittent mandatory ventilation volume control plus + tube compensation). Chế độ này tương tự chế độ trên, nhưng với bù ống thay vì hỗ trợ áp lực.

Hỗ trợ áp lực Spont (Spont pressure support). Chế độ này là thông khi tự phát trên CPAP, với tất cả các nhịp thở tự phát được hỗ trợ bởi một áp lực cài đặt trên mức PEEP.

Hỗ trợ thể tích Spont (Spont volume support). Chế độ này cũng tương tự hỗ trợ áp lực nhưng với nhằm mục tiêu thích ứng, sao cho áp lực bơm phồng được tự động điều chỉnh để đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước, dựa trên phép đo thể tích khí lưu thông hít vào ở đầu máy thở của bộ dây bệnh nhân.

Thông khí sơ sinh (Neonatal ventilation). Tùy chọn NeoMode xác định giá trị cho các cài đặt được cho phép, dựa trên loại bộ dây thở bệnh nhân và trọng lượng cơ thể lý tưởng (phạm vi cho trẻ sơ sinh là 0,3–7,0 kg hoặc 0,66- 15 lb).

Bellavista 1000

Vyaire bellavista 1000 (Vyaire Medical, Hình 27.10) được thiết kế để thông khí xâm lấn và NIV cho bệnh nhân người lớn, trẻ em cũng như trẻ sơ sinh. Loại máy thở này được kiểm soát bằng điện và chạy bằng khí nén (yêu cầu máy nén bên ngoài).

Các chế độ

Có thể chọn chế độ bằng cách nhấn nút ảo ghi tên chế độ mong muốn. Máy thở bellavista giới thiệu một số khái niệm mới về cài đặt chế độ. Single Vent tương ứng với thông khí bằng máy thở thông thường với một chế độ thông khí, cài đặt và theo dõi. Day/Night được sử dụng cho những bệnh nhân cần hỗ trợ thông khí vào ban đêm khác với ban ngày. Tính năng này cho phép người vận hành thiết lập hai chế độ thông khí, với cường độ âm thanh và độ sáng màn hình tách biệt nhau. Máy thở bellavista chuyển đổi chế độ trên cơ sở hẹn giờ (hoặc bằng tay theo yêu cầu) giữa Ngày (cài đặt cho ngày) và Đêm (cài đặt cho đêm). DualVent là tính năng giúp bạn có thể chuyển đổi giữa một trong hai chế độ cài đặt.

DualVent A có nghĩa là bệnh nhân thở tự phát. Các chế độ cho phép thờ tự phát có sẵn để lựa chọn. Nếu bệnh nhân không kích hoạt nhịp thở trong thời gian ngưng thở có thể điều chỉnh được, bellavista sẽ tự động chuyển sang DualVent B (không có báo động).

DualVent B có nghĩa là bệnh nhân không có đủ nhịp thở tự phát và yêu cầu thông khí bắt buộc. Nếu bệnh nhân kích hoạt liên tiếp một số tùy chọn có thể điều chỉnh, bellavista sẽ tự động chuyển sang DualVent A.

Lưu ý rằng, DualVent tạo ra chuỗi nhịp thở IMV loại 2, nghĩa là, nhịp thở bắt buộc có thể bị ức chế bởi nhịp thở tự phát.

Ngoài ra còn có một số tính năng đặc biệt, được áp dụng cho các chế độ tùy thuộc vào biển kiểm soát. Đối với tất cả các chế độ VC, thể tích khí lưu thông được điều chỉnh cho phù hợp với thể tích khí lưu thông đo được ở thời điểm hiện tại, được tính là giá trị trung bình của thể tích hít vào và thở ra. Sự thích ứng dựa trên từng nhịp thở. Mức tăng trên mỗi nhịp thở được giới hạn ở 30% chênh lệch giữa thể tích khí lưu thông cài đặt và thực tế. Điều đó tạo ra những ưu điểm sau: Cung cấp thể tích chính xác dựa trên phép đo đầu gần, bù lượng rỏ rỉ và thể tích máy phun khí dung khí nén, cũng như bù tự động độ giãn nở của bộ dây thở bệnh nhân.

Ngoài ra, một tính năng được gọi là thông khí giới hạn áp lực (pressure limited ventilation – PLV) luôn được kích hoạt ở chế độ VC. Ngay sau khi áp lực bơm phồng tăng lên đến 5 cm H O dưới báo động áp lực bơm phòng định cài đặt, áp lực bơm phồng được giữ ở mức đó cho đến khi đạt được thể tích khí lưu thông đã cài đặt, nhưng chậm nhất là cho đến khi kết thúc thời gian hít vào đã cài đặt. Nếu không thể đạt được thể tích khí lưu thông đã cài đặt, một thông báo cảnh báo thích hợp sẽ xuất hiện (Hình 9,22). Lưu ý: Tính năng này là phân loại của các chế độ dưới dạng nhằm mục tiêu kép, có nghĩa là máy thở có thể chuyển từ VC sang PC trong một bơm phồng duy nhất.

Đối với các chế độ PC, sự gia tăng áp lực tự động giúp giảm thiếu tốc độ tăng áp lực (pressure rise rate), ngăn ngừa hiện tượng vượt quá áp lực (pressure overshoot) và tối đa hóa lưu lượng đỉnh. Đối với bơm phóng hỗ trợ áp lực, có một thuật toán chu kỳ tự động sử dụng đồng thời ba tiêu chí tách biệt để. chuyển từ bơm phòng sang thở ra: (1) Chênh lệch kích hoạt lưu lượng nỗ lực thở ra chủ động trên phần của bệnh nhân được ghi nhận bằng tình trạng giảm nhanh lưu lượng; (2) giới hạn của thở ra: phổi càng dầy, lưu lượng càng thấp. Thở ra kích hoạt tỷ lệ giữa việc tăng thể tích khí lưu thông so với việc giảm lưu lượng, làm giảm nguy cơ siêu bơm phồng; và (3) kích hoạt chênh lệch áp lực: nỗ lực thở ra đáng kể của bệnh nhân (ví dụ như ho) khiến áp lực tăng đột ngột và ngay lập tức bắt đầu thở ra.

Một số chế độ PC cung cấp tính năng nhắm mục tiêu thích ứng, được gọi là TargetVent. Máy thở xác định mức độ giãn nở của từng bơm phồng, cũng như cài đặt áp lực bơm phồng trong bơm phồng tiếp theo để đạt được thể tích mục tiêu đã chọn.

Các máy thở bellavista cung cấp bù ống tự động (automatic tube compensation – ATC) cho cả chế độ VC lẫn PC. ATC bù sức cản của ông bằng cách tăng áp lực thông khí trong bộ dây máy thở suốt thời gian bơm phồng trên cơ sở phụ thuộc vào lưu lượng, hoặc bằng cách giảm áp lực trong thời gian thở ra. Mức bù có thể được cài đặt từ 10% đến 100%, dựa trên đường kính đầu vào của đường thở nhân tạo. ATC hoạt động đối với cả hít vào lẫn thở ra ở chế độ PC, nhưng chỉ thở ra ở chế độ VC.

Cuối cùng, chức năng thở sâu (sigh) có thể được bật cho hầu hết các chế độ thông khí dành cho người lớn. Biên độ của nhịp thở sâu được cài đặt bằng phần trăm của áp lực bơm phồng (đối với chế độ PC), hoặc phần trăm của thể tích khí lưu thông (đối với chế độ VC).

Bảng 27.7 Các chế độ khả dụng trên máy thở Vyaire bellavista 1000
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Viết tắt Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính 1 Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ 2
Pressure AC P AC Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Pressure AC+Automatic Tube Compensation P AC + TC Áp lực CMV Điểm đặt/servo N/A PC-CMVsr
Pressure AC+TargetVent P AC + TV Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Pressure AC+ TargetVent + Automatic Tube Compensation P AC + TV + TC Áp lực CMV Thích ứng/servo N/A PC-CMVar
Pressure Controlled Vantilation PCV Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Timed Timed Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Timed+TargetVent Timed + TV Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Volume Controlled Ventilation VC Ventilation Thể tích CMV Kép N/A VC-CMVd
CPAP CPAP Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
CPAP+Automatic Tube Compensation CPAP + TC Áp lực CSV Servo N/A PC-CSVr
Nasal CPAP Nasal CPAP Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Pressure Support Ventilation (Backup Off) PS (backup off ) Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Pressure Support Ventilation (Backup Off) + Automatic Tube Compensation PS (backup off) Áp lực CSV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Pressure Support Ventilation (Backup Off) + TargetVent PS (backup off) + TC Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa
Pressure Support Ventilation (Backup Off) + TargetVent + Automatic Tube Compensation PS (backup off) + TV + TC Áp lực CSV Thích ứng/servo N/A PC-CSVar
Spontaneous Spontaneous Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Spontaneous + Automatic Tube Compensation Spontaneous + TC Áp lực CSV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Spontaneous + TargetVent Spontaneous + TV Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa
Spontaneous + TargetVent + Automatic Tube Compensation Spontaneous + TV + TC Áp lực CSV Thích ứng/servo N/A PC-CSVar
Spontaneous/Timed S/T Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Spontaneous/ Timed (backup off) + TargetVent S/T (backup off) + TV Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa
Spontaneous/Timed (backup off) + TargetVent + Automatic Tube Compensation S/T (backup off) + TV + TC Áp lực CSV Thích ứng/servo N/A PC-CSVar
Airway Pressure Release Ventilation APRV Áp lực IMV (1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Airway Pressure Release Ventilation + Automatic Tube Compensation APRV + TC Áp lực IMV (1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
beLevel beLevel Áp lực IMV (1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
beLevel + Automatic Tube Compensation beLevel + TC Áp lực IMV (1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation Nasal IPPV Áp lực IMV (1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
PC-SIMV PC SIMV Áp lực IMV (1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
PC-SIMV + Automatic Tube Compensation PC SIMV + TC Áp lực IMV (1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
PC-SIMV + TargetVent PC SIMV + TV Áp lực IMV (1) Thích ứng Thích ứng PC-IMV(1)a,a
PC-SIMV + TargetVent + Automatic Tube Compensation PC SIMV + TV + TC Áp lực IMV (1) Thích ứng / servo Thích ứng/servo PC-IMV(1)ar,ar
Pressure Support Ventilation (Backup On) PS (backup on) Áp lực IMV (1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Pressure Support Ventilation (Backup On) + TargetVent PS (backup on) + TV Áp lực IMV (1) Thích ứng Thích ứng PC-IMV(1)a,a
Spontaneous/Timed + TargetVent S/T+TV Áp lực IMV (1) Thích ứng Thích ứng PC-IMV(1) a,a
Volume Controlled SIMV VC SIMV Thể tích IMV (1) Kép Điểm đặt VC-IMV(1) d,s
Volume Controlled SIMV + Automatic Tube Compensation VC SIMV + TC Thể tích IMV (1) Kép/thích ứng/servo Điểm đặt/servo VC-IMV(1)dar,st
Pressure Controlled DualVent PC DualVent Áp lực IMV (1) Điểm đặt Điểm đặt VC-IMV(2)
Pressure Controlled DualVent + Automatic Tube Compensation PC DualVent + TC Áp lực IMV (2) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(2)sr,sr
Spontaneous/Timed + TargetVent + ATC S/T + TV + TC Áp lực IMV (2) Thích ứng/servo Thích ứng/servo PC-IMV(2)ar,ar
Volume Controlled DualVent VC DualVent Thể tích IMV (2) Kép Điểm đặt PC-IMV(2)d,s
Volume Controlled DualVent + Automatic Tube Compensation VC DualVent + TC Thể tích IMV (2) Kép/servo Điểm đặt/servo VC-IMV(2)dr,sr
Adaptive Ventilation Mode AVM Áp lực IMV (3) Tối ưu/thông minh Tối ưu/thông minh VC-IMV(2)oi,oi
Adaptive Ventilation Mode + Automatic Tube Compensation AVM + TC Áp lực IMV (3) Tối ưu/thông minh/servo Tối ưu/thông minh/servo PC-IMV(3)oir,oir
Volume AC Volume AC Thể tích IMV (4) Kép Kép VC-IMVd,d

a, thích ứng AC; trợ giúp kiểm soát, ATC, bu lông từ đồng, CPAP áp lực đương thờ dương liên tục; CMV, thong khi bắt buộc liên tục, CSV, thông khi từ phát liên tục, d, kép, 1, thông minh; IMV, thông khí bắt buộc ngất quang: N/A, không có sẵn, 0, tối ưu, Ph kiểm soát áp lục, r, servo, 5, điểm đặt. SIMV, thông khi bắt buộc ngắt quãng đồng bộ; Và kiểm soát thể tích, (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Chế độ thông khi thích ứng (Adaptive ventilation mode). Chế độ này tương tự như chế độ thông khí hỗ trợ thích ứng trên máy thờ Hamilton. Đây là một dạng PC IMV loại 3 với sự đó nhắm mục tiêu, giúp giảm thiểu việc truyền năng lượng máy thở đến bệnh nhân. Người vận hành cải đặt chiều cao và giới tính của bệnh nhân, % thông khí phút để hỗ trợ, PEEP áp lực bơm phóng tới đa và thời gian tăng áp lực. Máy thở sẽ tự động điều chỉnh áp lực bơm phỏng và đối với bơm phóng bắt buộc là thời gian hít vào và tần số.

Thông khí giải phóng áp lực đường thở (Airway pressure release ventilation). Đây là một dạng IMV loại 1 được kiểm soát áp lực, cho phép thở tự phát trong suốt chu kỳ thở máy. Áp lực đường thở được duy trì ở mức tương đối cao (Pin) trong hầu hết chu kỳ hô hấp với sự giải phóng gián đoạn đến giá trị thấp hơn (P. ). (Vui lòng xem Chương 23 để biết thêm thông tin mô tả về chức năng của APRV).

beLevel. Chế độ được gọi là beLevel là một chế độ thông khí có độ linh hoạt cao, có thể được cài đặt như CPAP P-AC, PC-SIMV, PSV hoặc APRV, tuy thuộc vào ứng dụng.

Áp lực đường thở dương liên tục (Continuous positive airway pressure). Tất cả các nhịp thở tự phát đều được hỗ trợ áp lực, nếu mức hỗ trợ áp lực được cài đặt trên mức 0.

Áp lực đường thở dương liên tục qua mũi (Nasal continuous positive airway pressure). Chế độ nCPAP dành cho trẻ sơ sinh thở tự phát. Nó có thể được cấu hình dựa trên lưu lượng, hoặc dựa trên áp lực. Đối với nCPAP dựa trên lưu lượng, người vận hành cài đặt lưu lượng không đổi và áp lực được tạo ra bởi giao diện mũi (tức là, áp lực CPAP tỷ lệ với lưu lượng). Đối với nCPAP dựa trên áp lực, một lần nữa, áp lực đường thở được tạo ra bởi giao diện mũi, nhưng được điều chỉnh tự động bởi máy thở để tạo ra mức CPAP do người vận hành cài đặt.

Thông khí áp lực dương ngắt quãng qua mũi (Nasal intermittent positive pressure ventilation). Giống như nCPAP chế độ này được thiết kế cho trẻ sơ sinh. Đây là một dạng PC IMV với nhịp thở tự phát không hạn chế.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực (Pressure control-synchronized intermittent mandatory ventilation). Luong nhip tha tư phát đã cài đặt kích hoạt bơm phồng kiểm soát áp lực. Bơm phỏng kích hoạt khi máy thở xảy ra ở tấn số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Nhịp thở tự phát vượt quá tần số cài đặt được hỗ trợ với áp lực trên mức PEEP do người dùng cài đặt.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực + TargetVent (Pressure control-synchronized intermittent mandatory ventilation + TargetVent). Bơm phồng bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp nhằm mục nêu thích ứng để tự động điều chỉnh áp lực bơm phóng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước. Bơm phóng kích hoạt do máy thở xảy ra ở tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Nhịp thở tự phát giữa các nhịp thở bắt buộc có thể được hỗ trợ bằng áp lực trên mức PEEP do người dùng cài đặt (tức là hỗ trợ áp lực).

Thông khí trợ giúp-kiểm soát áp lực (Pressure assist-controlventilation). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phồng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian. Bơm phồng kích hoạt do máy thở xảy ra ở tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp.

Trợ giúp-kiểm soát áp lực + TargetVent (Pressure assist-control + TargetVent). Bơm phồng bắt buộc kiểm soát áp lực nhắm mục tiêu thích ứng để tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình đã cài đặt trước. Bơm phóng kích hoạt do máy thở xảy ra ở tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp.

Thông khí kiểm soát áp lực (Pressure-controlled ventilation). Chế độ này khác với trợ giúp-kiểm soát áp lực ở chỗ tất cả các bơm phồng đều được kích hoạt bằng máy. Những nỗ lực tự phát bị bỏ qua. Tiện ích lâm sàng của chế độ này vẫn còn để lại nhiều nghi vấn, ngoại trừ có lẽ đối với hồi sinh tim phổi. nơi ép ngực có thể gây ra kích hoạt sai.

Thông khí hỗ trợ áp lực (Pressure support ventilation). Chế độ này khác bơm phồng bắt buộc. Thông khí hỗ trợ áp lực tương tự như chế độ Tự phát/Định giờ (Spontaneous/Timed), trong đó nhịp thở tự phát sẽ ngăn chặn bơm phỏng bắt buộc, nếu tấn số nhịp thở tự phát cao hơn tần số bơm phóng bắt buộc đã cài đặt.

Thông khí hỗ trợ áp lực + TargetVent (Pressure support ventilation TargetVent). Chế độ này tương tự hỗ trợ áp lực, ngoại trừ việc sử dụng nhằm mục tiêu thích ứng để đạt được thể tích khí lưu thông trung bình theo giá trị do người vận hành cài đặt,

Tự phát (Spontaneous). Chế độ này là thông khí tự phát trên CPAP với tất cả các nhịp thở tự phát một áp lực cài đặt trên mức PEEP hỗ trợ.

Tự phát + TargetVent (Spontaneous + TargetVent). Chế độ này áp dụng tính năng nhằm mục tiêu thích ứng với chế độ tự phát, giúp áp lực hít vào được tự động điều chỉnh, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình tương đương với giá trị do người vận hành cài đặt.

Tự phát/Định giờ (Spontaneous/Timed). Chế độ này cũng tương tự như tự phát, ngoại trừ việc cho phép người dùng cài đặt một tần số bơm phóng bắt buộc. Bơm phồng bắt buộc này bị ức chế, nếu nhịp thở tự phát cao hơn tần số đã cài đặt.

Tự phát/Định giờ + TargetVent (Spontaneous/timed + TargetVent). Chế độ này áp dụng tính năng nhắm mục tiêu thích ứng với chế độ tự phát/ định giờ, giúp áp lực bơm phồng được tự động điều chỉnh, nhằm đạt được thể tích khi lưu thông trung bình tương đương với giá trị do người vận hành cài đặt.

Định giờ (Timed). Mặc dù chế độ này được phân loại tương tự như trợ giúp-kiểm soát áp lực (AC) và thông khí kiểm soát áp lực (tức là PC-CMVS), song lại khác các chế độ đó ở chỗ các nỗ lực hit vào của bệnh nhân giữa các bơm phồng bắt buộc không cho phép bệnh nhân hít vào, thậm chí không có nhịp thở tự phát không được hỗ trợ như PC-SIMV. Tiện ích lâm sàng của chế độ này vẫn còn để lại nhiều nghi vấn, ngoại trừ có lẽ đối với hồi sinh tim phổi nơi ép ngực có thể gây ra kích hoạt sai.

Trợ giúp-kiểm soát thể tích (Volume assist-control). Tất cả các chế độ VC trên bellavista đều sử dụng nhắm mục tiêu kép (được gọi là thông khí giới hạn áp lực), thay vì nhắm mục tiêu điểm đặt như được sử dụng với các chế độ VC thông thường. Nhắm mục tiêu kép cho phép bệnh nhân biến một bơm phồng VC bắt buộc thành một nhịp thở tự phát PC. Do đó, chế độ này không phải là AC (hoặc CMV) mà thực sự là IMV loại 4.

Evita Infinity V500, V600/800

Evita Infinity V500 và dòng máy thở mới hơn V600/800 (Dräger Medical, Hình 27.11) được thiết kế để thông khí xâm lấn và NIV cho bệnh nhân người lớn cũng như trẻ em. Với phần mềm bổ sung và tùy chọn đo lưu lượng ở ống chữ Y, loại máy này cũng có thể thông khí cho bệnh nhân sơ sinh, do đó trở thành một trong những máy thở phổ dụng. Máy được kiểm soát bằng điện và chạy bằng khí nén (yêu cầu máy nén bên ngoài). Phiên bản chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh của những máy thở này, VN500 và VN600/800, sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo.

Hình 27.11 Máy thở Drager Evita Ininity V800. (Được sao chép lại với sự cho phép của Drager).
Hình 27.11 Máy thở Drager Evita Ininity V800. (Được sao chép lại với sự cho phép của Drager).

Các chế độ

Các chế độ được chọn theo tên chế độ (ví dụ: VC-AC, VC SIMV, vv…), sử dụng các thẻ trên màn hình cảm ứng. Các màn hình cài đặt máy thở liên quan được hiển thị theo thẻ chế độ. Các cài đặt cũng được nhóm theo thẻ, cho phép truy cập vào những cài đặt cơ bản (ví dụ: thể tích khí lưu thông cho các chế độ VC và áp lực bơm phồng cho các chế độ PC), cũng như các cài đặt bổ sung Một số cài đặt bổ sung rất đơn giản, chẳng hạn như độ nhạy kích hoạt hoặc ATC. Những cài đặt khác lại phức tạp hơn, chẳng hạn như AutoFlow (Lưu lượng tự động). Hoạt hóa AutoFlow sẽ thay đổi chế độ từ VC với nhắm mục tiêu điểm đặt thành PC với nhắm mục tiêu thích ứng, một chế độ hoàn toàn khác. Tất cả các chế độ có thể được kích hoạt lưu lượng hoặc áp lực. Bảng 27.8 cho thấy các chế độ có trên Dräger Evita Infnity V500.

Khi ATC hoạt động, máy thở kiểm soát áp lực đường thở để hỗ trợ tải sức cản của việc thở qua đường thở nhân tạo. Quá trình bù có thể bị bất hoạt độc lập đối với chu kỳ thở ra. Tùy thuộc vào hướng của lưu lượng bệnh nhân, áp lực đường thở được tăng lên khi hít vào, hoặc giảm xuống khi thở ra. Bà ống có thể được áp dụng cho các trường hợp thở tự phát và bơm phồng bắt buộc ở chế độ PC.

Có một tính năng gọi là Giới hạn áp lực, một kiểu nhắm mục tiêu kép trong VC. Khi áp lực bơm phồng đạt đến giá trị Pmax do người vận hành cài đặt, VC chuyển sang PC với áp lực được giới hạn ở Pmax cho đến khi bơm phồng hết chu kỳ theo thời gian hít vào đã cài đặt. Cảnh báo sẽ được đưa ra, nếu thể tích khí lưu thông cài đặt trước không được cung cấp đủ khi bơm phồng kết thúc.

Bảng 27.8 Các chế độ khả dụng trên máy thở Dräger Evita Infinity V500
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ
Volume control continuous mandatory vantilation Thể tích CMV Điểm đặt N/A VC-CMVs
Volume control assist control Thể tích CMV Điểm đặt N/A VC-CMVs
Volume control assist control with pressure-limited ventilation Thể tích CMV Kép N/A VC-CMVd
Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation Thể tích IMV Điểm đặt Điểm đặt VC-IMVs,s
Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation with automatic tube compensation Thể tích IMV Điểm đặt Điểm đặt/servo VC-IMVs,sr
Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation with pressure-limited ventilation Thể tích IMV Kép Điểm đặt VC-IMVd,s
Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation with pressure-limited ventilation and automatic tube compensation Thể tích IMV Kép Điểm đặt/servo VC-IMVd,sr
Volume control mandatory minute volume ventilation Thể tích IMV Thích ứng Điểm đặt VC-IMVa,s
Volume control mandatory minute volume ventilation with automatic tube compensation Thể tích IMV Thích ứng Điểm đặt/servo VC-IMVa,sr
Volume control mandatory minute volume with AutoFlow/volume guarantee Thể tích IMV Thích ứng Điểm đặt VC-IMVda,s
Volume control mandatory minute volume with AutoFlow/ volume guarantee and automatic tube compensation Thể tích IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo VC-IMVdar,sr
Volume control mandatory minute volume with pressure-limited ventilation Thể tích IMV Kép/thích ứng Điểm đặt VC-IMVda,s
Volume control mandatory minute volume with pressure-limited vantilation and automatic tube compensation Thể tích IMV Kép/thích ứng Điểm đặt/servo VC-IMVda,sr
Pressure control assist control Thể tích IMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Pressure control asssist control with automatic tube compensation Áp lực CMV Điểm đặt/servo N/A PC-CMVsr
Volume control continuous mandatory ventilation with AutoFlow/volume guarantee Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Volume control continous mandatory ventilation with Auto-Flow/volume guarantee and automatic tube compensation Áp lực CMV Thích ứng/servo N/A PC-CMVar
Volume control assist control with AutoFlow/volume guarantee Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Volume control assist control with AutoFlow/volume guarantee and automatic tube compensation Áp lực CMV Thích ứng/servo N/A PC-CMVar
Pressure control continuous mandatory ventilation Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-IMVs
Pressure control continuous mandatory ventilation with tube compensation Áp lực CMV Điểm đặt/servo N/A PC-IMVsr,sr
Pressure control synchronized intermittend mandatory ventilation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control synchronized intermittent mandatory ventilation with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control biphasic positive airway pressure Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control biphasic positive airway pressure with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control airway pressure release ventilation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control airway pressure release ventilation with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control pressure support ventilation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control pressure support ventilation with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation with AutoFlow Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation with AutoFlow and automatic tube compensation Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVar,sr
Spontaneous continuous positive airway pressure/pressure support Áp lực IMV Điểm đặt N/A PS-CSVs
Sontaneous continuous positive airway pressure/pressure support with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Spontaneous continuous positive airway pressure/variable pressure support Áp lực CSV Biến sinh học N/A PC-CSVb
Spontaneous continuous positive airway pressure/ variable pressure support with automatic tube compensation Áp lực CSV Biến sinh học/servo N/A PS-CSVbr
Spontaneous continuous positive airway pressure/volume support Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa
Spontaneous continuous positive airway pressure/volume support with automatic tube compensation Áp lực CSV Thích ứng/servo N/A PC-CSVar
Spontaneous proportional pressure support Áp lực CSV Servo N/A PC-CSVr
SmartCare Áp lực CSV Thông minh N/A PC-CSVi

a, thích ứng, b, biên sinh học, CMV, thông khi bắt buộc liên tục; CSV, thông khi tự phát liên tục, ở, kép, i thông minh; IMV, thông khi bắt buộc ngồi quang. NA, không có sân, Đ, tối ưu, PC, kiếm soat ap luc r, servo, s, diễm đất, SIMV, thông khi bắt buộc ngất quảng đồng bộ; VC, kiểm soát thể tích. (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát áp lực (Pressure control assist-control). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phồng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian. Tần số thông khí ngưng thở dự phòng đảm bảo tần số do máy kích hoạt ở mức tối thiểu.

Thông khí giải phóng áp lực đường thở kiểm soát áp lực (Pressure control airway pressure release ventilation). Đây là một dạng IMV kiểm soát áp lực, cho phép thở tự phát trong suốt chu kỳ thở máy. Áp lực đường thở được duy trì ở mức tương đối cao (P) trong hầu hết chu kỳ hô hấp, với sự giải phóng ngắt quãng đến giá trị thấp hơn (P…). (Vui lòng xem Chương 23 để biết thêm thông tin mô tả về chức năng của APRV).

Bệnh nhân có thể kích hoạt bơm phóng bắt buộc bằng cách sử dụng tính năng AutoRelease. Điều này kích hoạt bơm phóng khi đạt đến ngưỡng lưu lượng thở ra cài đặt trước. Khi AutoRelease (Tự động giải phóng) được bật, nút chuyển từ P. high sang P… được đồng bộ hóa với nhịp thở của bệnh nhân. Nhịp Plow thở tự phát xảy ra cả giữa lẫn trong khi bơm phóng bắt buộc và cung cấp phần lớn thông khí trong phút. Vì vậy, một nỗ lực hô hấp đáng tin cậy là cần thiết.

Thông khí bắt buộc liên tục kiểm soát áp lực (Pressure control continuous mandatory ventilation). Máy thở tạo ra các bơm phóng bắt buộc giới hạn áp lực ở một tần số do máy kích hoạt đã cài đặt. Nhịp thở tự phát được cho phép cả trong và giữa các bơm phồng bắt buộc, vì vậy đây là một dạng IMV, chứ không phải CMV.

Hỗ trợ áp lực kiểm soát áp lực (Pressure control pressure support). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phong kiểm soát áp lực, theo chu kỳ lưu lượng. Tần số thông khí ngưng thở dự phòng đảm bảo tần số do máy kích hoạt tối thiểu.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực (Pressure control synchronized intermittent mandatory ventilation). Các bom phong bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp với tần số cài đặt trước và đồng bộ với các nỗ lực hít vào (nếu có). Có thể thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc và việc nhận hỗ trợ bằng hỗ trợ áp lực là khả thi, nếu tùy chọn đó được chọn.

SmartCare/hỗ trợ áp lực (SmartCare/pressure support). Chế độ này là một dạng hỗ trợ áp lực chuyên biệt, được thiết kế để cai máy thở tự động thực sự (tức là có kiểm soát bằng máy thở) cho bệnh nhân. Sơ đồ nhằm mục tiêu sử dụng trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) để xác định phạm vi chấp nhận được đối với tần số thở tự phát, thể tích khí lưu thông và áp lực carbon dioxide cuối thì thở ra. Các phạm vi này sau đó được dùng để điều chỉnh tự động áp lực bơm phóng, nhằm duy trì bệnh nhân trong vùng thoải mái về hô hấp.

Hệ thống SmartCare/PS chia quá trình kiểm soát thành ba bước. Bước đầu tiên là ổn định bệnh nhân trong vùng thoải mái về hô hấp, được xác định là sự kết hợp của thể tích khí lưu thông, tần số hô hấp và các giá trị CO, cuối thì thở ra được sơ đồ nhằm mục tiêu chấp nhận. Các giá trị này phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh nhân do người vận hành thiết lập (tức là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc rối loạn thần kinh cơ). Bước thứ hai là giảm dẫn áp lực bơm phóng trong khi đảm bảo bệnh nhân vẫn ở trong “vùng”. Bước thứ ba là kiểm tra khả năng sẵn sàng rút nội khí quản bằng cách duy trì bệnh nhân ở mức áp lực bơm phồng thấp nhất. Mức thấp nhất phụ thuộc vào loại đường thở nhân tạo (ống nội khí quản so với ống mở khí quản), loại thiết bị tạo ẩm (thiết bị trao đổi nhiệt và ẩm so với thiết bị thiết bị làm ẩm và ấm), cũng như việc sử dụng ATC. Sau khi đạt đến mức áp lực bơm phồng thấp nhất, thời gian quan sát kéo dài 1 giờ được bắt đầu (tức là thử nghiệm thở tự phát (spontaneous breathing trial – SBT]); trong đó, tần số thở, thể tích khí lưu thông và CO, cuối thì thở ra của bệnh nhân được theo dõi. Sau khi hoàn tất thành công bước này, một thông báo trên màn hình gợi ý rằng bác sĩ lâm sàng “cân nhắc phân tách bệnh nhân ra khỏi máy thở.

Áp lực đường thở dương liên tục tự phát (Spontaneous continuous positive airway pressure). Chế độ này là áp lực đường thở dương liên tục, nhưng chỉ khả dụng với NIV trên Neo. Bệnh nhân đặt trên máy thở.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ áp lực tự phát (Spontaneous continuous positive airway pressure/pressure support). Chế độ này là thở tự phát trên CPAP, với mỗi nhịp thở nhận được một lượng áp lực hỗ trợ trên mức CPAP. Trung khu hô hấp đáng tin cậy là cần thiết.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ thay đổi tự phát (Spontaneous continuous positive airway pressure/variable support). Chế độ này cũng tương tự hỗ trợ áp lực, nhưng với nhắm mục tiêu có thể thay đổi. Người vận hành cài đặt tỷ lệ phần trăm (0% – 100%) của mức hỗ trợ áp lực đã cài đặt đóng vai trò là phạm vi giá trị cho từng nhịp thở. Máy thở thay đổi ngẫu nhiên mục tiêu áp lực của máy thở trong phạm vi này, nhằm đạt được thể tích khi lưu thông thay đổi.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ thể tích tự phát (Spontaneous continuous positive airway pressure/volume support). Chế độ này tương tự như hỗ trợ áp lực nhưng với mục tiêu thích ứng, giúp áp lực bơm phóng được tự động điều chỉnh, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cải đặt trước.

Hỗ trợ áp lực tỷ lệ/tự phát (Spontaneous/proportional pressure support). Đây là một dạng thông khí hỗ trợ tỷ lệ mà tại đó, người vận hành cài đặt các mức hỗ trợ lưu lượng (số lượng sức cản được hỗ trợ) và hỗ trợ thể tích (số lượng đàn hồi được hỗ trợ).

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích (Volume control assist-control). Mọi nỗ lực hít vào đều gây ra bơm phồng VC. Tần số dự phòng có thể được cải đặt trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp kiểm soát kiểm soát thể tích + AutoFlow đảm bảo thể tích (Volume control assist-control + AutoFlow/volume guarantee). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phồng PC, theo chu kỳ thời gian và nhằm mục tiêu thích ứng, giúp đạt được mức cung cấp thể tích trung bình bằng với thể tích khi lưu thông mục tiêu đã cài đặt (nó không phải là kiểm soát thể tích, mặc dù có tên như vậy). Tần số dự phòng đảm bảo tần số do máy kích hoạt ở mức tối thiểu.

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích + giới hạn áp lực (Volume control assist-control + pressure limitation). Đây là AC thể tích với nhắm mục tiêu kép thay vì nhắm mục tiêu theo điểm đặt. Người vận hành cài đặt áp lực bơm phồng tối đa, Pmax, và khi đạt đến, VC sẽ chuyển sang PC ở áp lực đó. Hít vào sẽ ngừng theo thời gian hít vào đã định sẵn. Báo động được hoạt hóa, nếu thể tích khí lưu thông cài đặt trước không được cung cấp.

Thông khí bắt buộc liên tục kiểm soát thể tích (Volume control continuous mandatory ventilation). Mọi bơm phồng đều được kích hoạt bởi một tỷ lệ cài đặt trước. Bơm phồng do bệnh nhân kích hoạt không được cho phép.

Thông khi bắt buộc liên tục kiểm soát thể tích + AutoFlow (Volume control continuous mandatory ventilation + AutoFlow). Mọi bom phong đều được kích hoạt bởi máy thở với một tần số cài đặt trước. Bơm phồng do bệnh nhân kích hoạt không được cho phép. Bơm phóng được kiểm soát áp lực, nhắm mục tiêu thích ứng để đạt được thể tích cung cấp trung bình bằng với thể ích khí lưu thông mục tiêu đã cài đặt (nó không phải là VC, mặc dù có tên gọi như vậy). Tần số dự phòng dảm bảo tần số do máy kích hoạt ở mức tối thiếu.

Thông khí bắt buộc liên tục kiểm soát thể tích + giới hạn áp lực (Volume control continuous mandatory ventilation + pressure limitation). Ché do này là thông khí bắt buộc liên tục kiểm soát thể tích với nhằm mục tiêu kép thay vì nhằm mục tiêu điểm đặt. Người vận hành cài đặt áp lực bơm phóng tối da, Pmax, và khi đạt đến VC sẽ chuyển sang PC ở áp lực đó. Bơm phồng được ngừng theo chu kỳ tại thời gian hút vào cài đặt trước. Báo động được hoạt hóa, nếu thể tích khí lưu thông cài đặt trước không được cung cấp.

Thông khí thể tích phút bắt buộc kiểm soát thể tích (Volume control mandatory minute volume ventilation). Các bơm phồng VC bắt buộc được cung cấp với thể tích khí lưu thông và tần số cài đặt trước. Thở tự phát được cho phép và nếu thông khi phút vượt quá giá trị cài đặt (tức là thể tích và tần số), thì bơm phồng bắt buộc sẽ bị triệt tiêu. Đây là IMV loại 3.

Thông khí thể tích phút bắt buộc kiểm soát thể tích + AutoFlow/đảm bảo thể tích (Volume control mandatory minute volume ventilation + AutoFlow/volume guarantee). Các bơm phồng bắt buộc được cung cấp với thể tích khí lưu thông và tần số cài đặt trước. Bơm phóng kiểm soát áp lực, nhắm mục tiêu thích ứng để đạt được thể tích cung cấp trung bình bằng với thể tích khí lưu thông mục tiêu đã cài đặt (nó không phải là VC, mặc dù có tên gọi như vậy). Tần số dự phòng đảm bảo tần số do máy kích hoạt ở mức tối thiểu. Thở tự phát được cho phép, và nếu thông khí phút vượt quá giá trị cài đặt (tức là thể tích và tần số), thì bơm phóng bắt buộc sẽ bị triệt tiêu. Đây là IMV loại 3.

Áp lực đường thở dương liên tục kiểm soát thể tích (Volume control continuous positive airway pressure). Các bơm phóng bắt buộc kiểm soát thể tích được cung cấp với tần số cải đặt trước và được đồng bộ hóa với các nỗ lực hít vào (nếu có). Có thể thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc và có thể được hỗ trợ bằng hỗ trợ áp lực.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích + AutoFlow/ đảm bảo thể tích (Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation + AutoFlow/volume guarantee). Bơm phóng kiểm soát áp lực, nhằm mục tiêu thích ứng để đạt được thể tích cung cấp trung bình bằng với thể tích khí lưu thông mục tiêu đã cài đặt (nó không phải là VC, mặc dù có tên gọi như vậy). Được phép thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc. Tần số dư phòng đảm bảo tần số do máy kích hoạt ở mức tối thiểu.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích + giới hạn áp lực (Volume control synchronized intermittent mandatory ventilation + pressure limitation). Đây là SIMV kiểm soát thể tích với nhằm mục tiêu kép thay vì nhằm mục tiêu theo điểm đặt. Người vận hành cài đặt áp lực bơm phóng tối đa, Pmax, và khi đạt đến VC sẽ chuyển sang PC ở áp lực đó. Bơm phóng được ngừng theo chu kỳ tại thời gian hít vào cài đặt trước. Báo động được hoạt hóa, nếu thể tích khí lưu thông cài đặt trước không được cung cấp.

Thông khí sơ sinh

Chế độ dành cho trẻ sơ sinh cung cấp phép đo lưu lượng tại ống chữ Y, giúp theo dõi thể tích chính xác, độc lập với độ giãn nở của bộ dây thở bệnh nhân, bên cạnh việc kích hoạt chính xác. Các giá trị đo được đối với thông khí phút và thể tích khí lưu thông không được hiệu chỉnh đối với rò rỉ, do đó thấp hơn thể tích phút và thể tích khí lưu thông thực tế áp dụng cho bệnh nhân nếu có rò rỉ xảy ra. Khi hoạt hóa bù rò rỉ, các giá trị thể tích và lưu lượng đo được, cũng như các đường cong của lưu lượng và thể tích, được hiển thị với hiệu chỉnh rõ rỉ. Dräger Evita Infnity V500 bù các rò rỉ lên đến 100% thể tích khí lưu thông đã cài đặt. Thể tích khí lưu thông thở ra được sử dụng để nhằm mục tiêu thể tích.

Evita Infnity V600/800

Thế hệ mới nhất của dòng Dräger Evita có giao diện người dùng nâng cao, cấu hình cảnh báo được cải thiện và nhiều tính năng tương tác hơn. Các chế độ thông khí tương tự như các chế độ được mô tả trước đó, với chức năng SmartCare/PS được cải tiến thêm.

SERVO-I và SERVO-U

Máy thở Maquet SERVO (Getinge, Hình 27.12) được thiết kế để thông khí xâm lẫn và NIV cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh bị suy hô hấp trong bệnh viện, hoặc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe, cũng như để vận chuyển trong bệnh viện.

Hình 27.12 Máy thở Maquet SERVO. (Được sao chép lại với sự cho phép của Getinge).
Hình 27.12 Máy thở Maquet SERVO. (Được sao chép lại với sự cho phép của Getinge).

Các chế độ

Tên chế độ được chọn bằng cách nhấn các nút trên màn hình cảm ứng. Khi tên chế độ được chọn, màn hình sẽ thay đổi để hiển thị các tùy chọn cài đặt khả dụng. Tất cả các chế độ có thể được kích hoạt lưu lượng hoặc áp lực.

Máy thở này cung cấp ba lựa chọn cho các dạng sống lưu lượng hít vào cho các bơm phòng VC trong CMV hoặc IMV. Đầu tiên là lưu lượng không đối và thứ hai là lưu lượng dốc giảm dần. Cả hai đều đạt được với nhằm mục tiêu theo điểm đặt. Dạng sóng thứ ba được liên kết với một tính năng gọi là Thích ứng lưu lượng (Flow Adaptation). Điều này đạt được với việc nhắm mục tiêu kép và có ý nghĩa lâm sàng quan trọng. Bơm phóng bắt đầu từ VC với lưu lượng hit vào không đổi. Nếu bệnh nhân thực hiện một nỗ lực hít vào đủ lớn khiến áp lực hít vào giảm 3 cm H,O, máy thở sẽ tự động chuyển sang PC. Tùy thuộc vào quy mô của nỗ lực hít vào, sự bơm phồng có thể theo chu kỳ thể tích ở thể tích khí lưu thông cài đặt trước, hoặc có thể được chuyển chu kỳ với mọi thể tích khí lưu thông mà bệnh nhân yêu cầu. Nếu bơm phóng như vậy do bệnh nhân kích hoạt, thì nó được phân loại là bơm phồng tự phát (tức là do bệnh nhân kích hoạt và theo chu kỳ bệnh nhân). Do đó, khi tính năng Thích ứng lưu lượng (Flow Adaptation) được hoạt hóa (có thể chọn làm dạng sóng lưu lượng trong cài đặt chế độ VC), chế độ sẽ trở thành IMV thay vì CMV. Đây là một ví dụ của IMV(4). Lưu ý: Nếu tính năng Thích ứng lưu lượng (Flow Adaptation) được hoạt hóa trong IMV(1), chẳng hạn như SIMV kiểm soát thể tích hoặc IMV(2), automode kiểm soát thể tích, thì chế độ được phân loại bằng cách sử dụng loại IMV cơ bản, vì đó là điều sẽ xảy ra khi không có nhịp thở được bệnh nhân kích hoạt.

Automode là một thuật ngữ để mô tả sự chuyển đổi tự động giữa các bơm phồng bắt buộc và tự phát, tùy thuộc vào mức độ đầy đủ của nỗ lực hô hấp. Đây là một dạng IMV, trong đó các nhịp thở bắt buộc sẽ bị triệt tiêu nếu nhịp thở tự phát cao hơn tần số bắt buộc cài đặt trước. Đây được phân loại là IMV(2).

Các chế độ khả dụng trên SERVO-I và SERVO-U được trình bày trong Bảng 27.9.

Bảng 27.9 Các chế độ khả dụng trên máy thở Maquet SERVO
Tên chế độ Phân loại chế độ Nhãn
Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhằm mục tiêu theo nhịp thở chính Sơ đồ nhằm mục tiêu theo nhịp thở phụ
Volume control Thể tích IMV Kép Kép VC-IMVd,d
SIMV (volume control) Thể tích IMV Kép kép VC-IMVd,s
Automode (volume control to volume) Thể tích IMV Kép Thích ứng VC-IMVd,a
Pressure control Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Pressure-regulated volume control Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
SIMV (pressure control) Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
BiVent Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Automode (pressure control to pressure support) Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
SIMV pressure-regulated volume control Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Automode (pressure-regulated volume control to volume support) Áp lực IMV Thích ứng Thích ứng PC-IMVa,a
Spontaneous/CPAP Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Pressure support Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Neurally adjusted ventilatory assist Áp lực CSV Servo N/A PC-CSVr
Volume support Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa

a, thích ứng; CMV, thông khi bắt buộc liên tục; CPAP, áp lực dương thả dương liên tục, CSV, thống khi tự phát liên tục, d, kép; IV, thông khi bắt buộc ngất quang. MA, không có sản, PC, kiếm soát áp lực r, servo, s, điểm đặt, SIMV, thông khi bắt buộc ngát quang đồng bỏ, VC, kiểm soát thể tích (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Automode (kiểm soát áp lực đến hỗ trợ áp lực) (Automode (pressure control to pressure support)). Các bơm phóng bắt buộc kiếm soát áp lực được cung cấp theo tần số cài đặt trước. Nhịp thờ tự phát được hỗ trợ với hỗ trợ áp lực. Bơm phóng bắt buộc sẽ bị triệt tiêu, nếu tần số thở tự phát lớn hơn tần số bơm phòng bắt buộc đã ấn định.

Automode (kiểm soát thể tích được điều chỉnh theo áp lực đến hỗ trợ thể tích) (Automode [pressure-regulated volume control to volume support]). Các bơm phóng bắt buộc được cung cấp theo tần số cài đặt trước với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cái đặt trước. Nhịp thở tự phát được cung cấp với hỗ trợ áp lực cũng sử dụng tính năng nhằm mục tiêu thích ứng. Bơm phồng bắt buộc sẽ bị triệt tiêu, nếu tần số thở tự phát lớn hơn tần số bơm phồng bắt buộc đã ấn định.

Automode (kiểm soát thể tích đến hỗ trợ thể tích) (Automode [volume control to volume support]). Bơm phồng bắt buộc được cung cấp ở tần số cài đặt trước với VC nhắm mục tiêu điểm đặt hoặc nhắm mục tiêu kép, tùy thuộc vào cài đặt dạng sóng lưu lượng. Nhịp thở tự phát được cung cấp với hỗ trợ áp lực nhằm mục tiêu thích ứng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình đã cài đặt trước. Bơm phồng bắt buộc sẽ bị triệt tiêu, nếu tần số thở tự phát lớn hơn tần số bơm phồng bắt buộc đã ấn định.

BiVent. Đây thực chất là PC-IMV(1) với nhịp thở tự phát không hạn chế. Nhìn chung, người ta mong đợi rằng nhịp thở tự phát cung cấp phần lớn thông khí phút; do đó, chế độ này yêu cầu trung khu hô hấp còn nguyên vẹn.

Hỗ trợ thông khí điều chỉnh theo tín hiệu thần kinh (Neurally adjusted ventilatory assist). NAVA sử dụng hoạt động điện của cơ hoành (electrical activity of the diaphragm – EAdi) để kích hoạt và chu kỳ bơm phồng, cũng như tạo ra áp lực tương ứng với nỗ lực hít vào của bệnh nhân. Mức khuếch đại (mức NAVA) được áp dụng cho tín hiệu điện từ cơ hoành, giúp chuyển tín hiệu đó thành áp lực bơm phồng. Kích hoạt bởi EAdi đảm bảo đồng bộ hóa tối ưu, bất kể rò rỉ của bộ dây; do đó, nó là giải pháp lý tưởng để hỗ trợ không xâm lấn.

Tuy nhiên, NAVA là một cơ chế phản hồi dương tính, giả định khả năng kiểm soát hô hấp trưởng thành. Áp lực và thể tích có thể thay đổi và được kiểm soát bởi nỗ lực hút vào của bệnh nhân.

Lưu ý: Nếu tín hiệu EAdi bị mất, máy thở sẽ chuyển sang hỗ trợ áp lực. Nó quay trở lại NAVA, nếu tín hiệu được lấy lại. Nếu bệnh nhân ngưng thở, bơm phồng bắt buộc ở áp lực bơm phồng, thời gian hít vào và tần số thở đã cài đặt trước; những điều này chấm dứt nếu bệnh nhân bắt đầu kích hoạt tính năng Hỗ trợ áp lực (Pressure Support), hoặc thở NAVA. Bản thân NAVA được phân loại là PC-CSVr, nhưng trên máy thở này, do các thông số bơm phóng bắt buộc cài đặt trước (không phải là chế độ dự phòng riêng biệt trong sự kiện báo động), nên NAVA được phân loại là IMV(2).

Kiểm soát áp lực (Pressure control). Các bơm phóng bắt buộc kiểm soát áp lực được kích hoạt bởi bệnh nhân hoặc máy thở, hoặc được kích hoạt ở một tần số cài đặt trước và theo chu kỳ máy thở. Không được phép thở tự phát.

Kiểm soát thể tích điều chỉnh áp lực (Pressure-regulated volume control). PRVC cung cấp các bơm phồng có kiểm soát áp lực với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng. Áp lực bơm phong được điều chỉnh tự động dựa trên thể tích khí lưu thông thở ra của bơm phong trước đó, nhằm duy trì thế tích mục tiêu trung bình cài đặt trước. Thay đổi bước lớn nhất giữa hai bơm phóng liên tiếp là 3 cm HẠO.

Hỗ trợ áp lực (Pressure support). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phóng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ lưu lượng.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ (kiểm soát thể tích) (Synchronized intermittent mandatory ventilation [volume control]). Bom phóng VC bắt buộc được cung cấp theo tần số cài đặt trước. Thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc được cho phép, nhưng không được hỗ trợ. Chế độ này sử dụng nhắm mục tiêu điểm đặt hoặc nhằm mục tiêu kép, tùy thuộc vào cài đặt dạng sóng lưu lượng.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ (kiểm soát thể tích có điều chỉnh áp lực). (Synchronized intermittent mandatory ventilation [pressure- regulated volume control]). Bơm phóng bắt buộc kiếm soát áp lực nhằm mục tiêu thích ứng, sao cho áp lực bơm phóng được tự động điều chỉnh để đạt tới thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt. Được phép thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc và có thể được hỗ trợ bằng Hỗ trợ áp lực.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ (kiểm soát áp lực) (Synchronized intermittent mandatory ventilation [pressure control]). Bom phông bát buộc kiểm soát áp lực với nhắm mục tiêu điểm đặt. Được phép thở tự phát giữa các bơm phỏng bắt buộc và có thể được hỗ trợ bảng Hỗ trợ áp lực.

Áp lực đường thở dương liên tục/tự phát (Spontaneous/continuous positive airway pressure). Chế độ này là nhịp thở tự phát ở một mức CPAP đã định. Thông khí phút hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của bệnh nhân.

Kiểm soát thể tích (Volume control). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phong kiểm soát thể tích. Chế độ này sử dụng nhằm mục tiêu điểm đặt hoặc nhắm mục tiêu kép, tùy thuộc vào cài đặt dạng sóng lưu lượng. Không được phép thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc, nếu chọn dạng sóng lưu lượng không đổi hoặc lưu lượng dốc giảm dần. Tuy nhiên, nếu dạng sóng thích ứng lưu lượng được chọn (tức là nhắm mục tiêu kép), thì bơm phồng VC bắt buộc có thể được chuyển đổi thành nhịp thở hỗ trợ áp lực tự phát nếu nỗ lực hít vào đủ cao. Do đó, hoạt hóa thích ứng lưu lượng sẽ biến kiểm soát thể tích từ CMV sang IMV(4).

Hỗ trợ thể tích (Volume support). Nhịp thở tự phát được kiểm soát áp lực với nhắm mục tiêu thích ứng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình bằng với giá trị đã cài đặt. Bơm phồng bắt buộc không có sẵn.

Thông khí sơ sinh bằng SERVO-I. Cảm biến lưu lượng sơ sinh tùy chọn có sẵn với khoảng chết của adapter đường thở dưới mức 0,75 mL và trọng lượng 4 g. Điều này cho phép đọc lưu lượng gần với bệnh nhân nhất có thể, giúp cung cấp phép đo thể tích khí lưu thông chính xác. Tuy nhiên, nhằm mục tiêu thể tích vẫn sử dụng thể tích đo ở đầu máy thở của bộ dây thở bệnh nhân, chứ không phải ở cửa đường thở.

SERVO-n và SERVO-U

Thế hệ mới này của dòng SERVO cải thiện hiệu suất của máy thờ ở trẻ sơ sinh nhỏ nhất, do đó sẽ được thảo luận kỹ hơn trong phần “Máy thở chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh”

Carescape R860

Carescape R860 (GE Healthcare) được thiết kế để sử dụng cho bệnh nhân từ người lớn đến trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể từ 0,25 kg trở lên. Nếu tủy chọn sơ sinh được cài đặt trên máy thở, bệnh nhân nặng dưới 0,5 kg có thể được thờ bằng thiết bị này.

Các chế độ

Các chế độ trên CARESCAPE R860 được chọn theo tên chế độ (ví dụ: VCV, PCV, SIMV-VC, v.v…) bằng trình đơn. Cài đặt chế độ thở được chia thành bốn loại: Các thông số chính, thời gian thở, sự đồng bộ của bệnh nhân và tính an toàn. Các chế độ khả dụng được trình bày trong Bảng 27.10.

Theo mặc định, tất cả các bơm phồng VC đều sử dụng nhằm mục tiêu kép. Điều này có nghĩa là với nỗ lực hít vào đầy đủ, bệnh nhân có thể biến một bơm phóng VC bắt buộc thành một nhịp thở hỗ trợ áp lực tự phát. Do đó, chế độ được gọi là “trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích” thực chất là IMV(4), chứ không phải CMV.

Ngoài ra còn có thêm một cách để thực hiện nhằm mục tiêu kép liên quan đến cài đặt giới hạn áp lực (Plimit). Trong thời gian VC, nếu áp lực đường thở đạt đến cài đặt Plimit, máy thở sẽ chuyển sang PC trong phần còn lại của thời gian hít vào đã cài đặt trước.

Bà ống điều chỉnh áp lực cung cấp mục tiêu, giúp bù lại lực cản do sử dụng ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản. Quá trình bù được áp dụng cho giai đoạn hít vào của tất cả các nhịp thở kiểm soát áp lực, CPAP và hỗ trợ áp lực.

Khi các chế độ sử dụng nhắm mục tiêu thích ứng (ví dụ: kiểm soát thể tích được điều chỉnh theo áp lực), có thể dùng cài đặt áp lực tối thiểu để cài đặt giới hạn thấp cho việc tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng (tức là, nó biển nhằm mục tiêu thích ứng trở về nhằm mục tiêu theo điểm đặt).

Bảng 27.10 Các chế độ khả dụng trên máy thở GE Healthcare Carescape R860
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Viết tắt Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính 1 Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ 2
AC Pressure Control AC PC Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
AC Pressure Control + Tube Compensation AC PC + TC Áp lực CMV Điểm đặt/servo N/A PC-CMVsr
AC Pressure Regulated Volume Control AC PRVC Áp lwucj CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
AC Pressure Regulated Volume Control + Pressure Minimum AC PRVC + P Min Áp lực CMV Thích ứng/điểm đặt N/A PC-CMVas
AC Pressure Regulated Volume Control + Tube Compensation AC PRVC + TC Áp lực CMV Thích ứng/servo N/A PC-CMVar
AC Volume Control AC VC Thể tích CMV Kép N/A VC-CMVd
AC Volume Control + Pressure Limit AC VC + PL Thể tích IMV (4) Kép Kép VC-IMV(4)d,d
Airway Pressure Release Ventilation APRV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
BiLevel BiLevel Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
BiLevel + Volume Compensation BiLevel + VG + TC Áp lực IMV (1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
BiLevel + Volume Guarantee BiLevel + VG Áp lực IMV (1) Thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
BiLevel + Volume Guarantee + Tube Compensation BiLevel + VG + TC Áp lực IMV (1) Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)ar,sr
CPAP/Pressure Support CPAP + PS Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
CPAP/Pressure Support + Tube Compensation CPAP + PS + TC Áp lực CSV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Nonivasive Ventilation NIV Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Nonivasive Ventilation + backup rate NIV + backup rate Áp lực IMV(2) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(2)s,s
SIMV Pressure Control SIMV PC Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
SIMV Pressure Control + Tube Compensation SIMV PC + TC Áp lực IMV (1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
SIMV Pressure Regulated Volume Control SIMV PRVC Áp lực IMV (1) IMV (1) Thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
SIMV Pressure Regulated Volume Control + Pressure Minimum SIMV PRVC + P Min Áp lực IMV (1) Thích ứng/điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)as,s
SIMV Pressure Regulated Volume Control + Tube Compensation SIMV PRVC + TC Áp lực IMV (1) Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)ar,sr
SIMV Volume Control SIMV VC Thể tích IMV (1) Kép Điểm đặt/kép VC-IMV(1)d,sd
SIMV Volume Control + Pressure Limit SIMV VC + PL Thể tích IMV (1) Kép Điểm đặt/kép VC-IMV(1)d,sd
SIMV Volume Control + Pressure Limit + Tube Compensation SIMV VC + PL + TC Thể tích IMV (1) Kép Điểm đặt/kép/servo VC-IMV(1)d,sdr
Spontaneous Breadthing Trial SBT Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Spontaneous Breadthing Trial + Tube Compensation SBT + TC Áp lực CSV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Volume Support VS Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa
Volume Support + backup rate VS + backup rate Áp lực IMV (2) Điểm đặt Thích ứng PC-IMV(2)s,s
Volume Support VS+TC Áp lực CSV Thích ứng/servo N/A PC-CSVar

a, thích ứng; AC, trợ giúp-kiểm soát; CMV, thông khi bắt buộc liên tục; CPAP áp lực đường thở dương liên tục; CSV thông khi tự phát liên tục d, kép; IMV thông khi bắt buộc ngắt quãng, NIA, không có sản; PC, kiểm soát áp lục, r servo, s, diem đạt, SIM, thông khi bắt buộc ngất quang đồng bộ; VC, kiểm soát thể tích. (Được sao chép lại với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát áp lực (Assist-control pressure control). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phòng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian. Có sẵn một tần số thông khí ngưng thở dự phòng cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở,

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích có điều chỉnh áp lực (Assist – control pressure regulated volume control). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phồng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian với nhằm mục tiêu thích ứng, giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phòng, nhằm đáp ứng thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt. Không được phép thở tự phát.

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích (Assist-control volume control). Mọi nỗ lực hít vào đều gây ra bơm phồng VC bắt buộc. Tần số dự phỏng có thể được cài đặt, nhưng không được phép thở tự phát. Lưu ý rằng: Theo mặc định, tất cả các bơm phồng VC đều sử dụng nhắm mục tiêu kép, có nghĩa là một nỗ lực hít vào lớn có thể biến một bơm phồng VC bắt buộc thành một nhịp thở hỗ trợ áp lực tự phát. Do đó, chế độ này không thực sự là AC, mà là IMV(4).

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát thể tích + giới hạn áp lực (Assist-control volume control + pressure limit). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phóng VC bắt buộc. Tần số dự phòng có thể được cài đặt, nhưng không được phép thở tự phát. Lưu ý: Theo mặc định, tất cả các nhịp thở của VC đều sử dụng nhằm mục tiêu kép, có nghĩa là một nỗ lực hít vào lớn có thể biến bơm phóng VC bắt buộc thành một nhịp thở hỗ trợ áp lực tự phát. Do đó, chế độ này không thực sự là AC, mà là IMV(4). Ngoài ra, ở chế độ này, nếu áp lực đường thở đạt đến cài đặt Plimit, máy thở sẽ chuyển sang PC trong phần còn lại của thời gian hít vào đã cài đặt trước.

Thống khí giải phóng áp lực đường thở (Airway pressure release ventilation). Đây là một dạng IMV(1) được kiểm soát bằng áp lực, cho phép thở tự phát trong suốt chu kỳ thở máy. Áp lực bơm phồng và PEEP lần lượt được gọi là PEEP high và PEEP… Phần lớn thông khí phút phụ thuộc vào nỗ lực hô hấp tự phát.

Thông khí áp lực đường thở hai mức (Bilevel air way pressure ventilation). Các bơm phóng bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp theo tần số cài đặt trước. Áp lực bơm phòng và PEEP lần lượt được gọi là P high và Ph… chế độ này thường được gọi là CPAP hai mức áp lực. Bệnh nhân có thể thờ tự phát khi ở một trong hai mức áp lực. Nhịp thở tự phát cung cấp hầu hết thông khí phút.

Thông khí áp lực đường thở hai mức + đảm bảo thể tích (Bilevel airway pressure ventilation + volume guaranteed). Chế độ này tương tự chế độ trên, nhưng sử dụng tính năng nhắm mục tiêu thích ứng để mức P được tự động high điều chỉnh, nhằm đạt được giá trị trung bình bằng với thể tích khi lưu thông hít vào đã cài đặt.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ áp lực (Continuous positive airway pressure/pressure support). Chế độ này yêu cầu trung khu hô hấp đáng tin cậy, cho phép bệnh nhân thở CPAP. Máy thở cung cấp một mức áp lực cài đặt trên mức CPAP để hỗ trợ từng nhịp thở tự phát. Nỗ lực hít vào xác định tần số, thể tích khí lưu thông và thời gian hít vào.

Thông khí không xâm lấn (Noninvasive ventilation). Máy thở cung cấp Hỗ trợ áp lực trên mức CPAP. Vì kích hoạt lưu lượng bị ảnh hưởng bởi rò rỉ của bộ dây thở bệnh nhân, nên kích hoạt lưu lượng và áp lực được áp dụng đồng thời ở chế độ NIV, giúp cải thiện khả năng phát hiện kích hoạt. Nếu bệnh nhân không đáp ứng được tần số tối thiểu đã cài đặt cho các nhịp thở tự phát, máy thở sẽ cung cấp bơm phồng dự phòng dựa trên các cài đặt áp lực bơm phóng dự phòng và thời gian hít vào.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực (Synchronized intermittent mandatory ventilation pressure controlled). Các bom phông kiểm soát áp lực bắt buộc được cung cấp với tần số cài đặt trước và đồng bộ với các nỗ lực hít vào (nếu có). Được phép thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích có điều chinh áp lực (Synchronized intermittent mandatory ventilation pressure regulated volume control). Các bơm phồng kiểm soát áp lực bắt buộc được cung cấp với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng, giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phòng, nhằm đạt được thể tích khi lưu thông trung bình cài đặt trước. Bơm phòng do máy kích hoạt xảy ra với tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Nhịp thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc có thể được hỗ trợ bằng Hỗ trợ áp lực.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích (Synchronized intermittent mandatory ventilation volume control). Các bơm phóng kiểm soát thể tích bắt buộc được kích hoạt bởi máy thở ở tần số cài đặt trước, hoặc được kích hoạt bởi bệnh nhân và theo chu kỳ máy thở. VC sử dụng nhằm mục tiêu kép, từ đó một nỗ lực hít vào lớn sẽ thay đổi bơm phồng VC bắt buộc thành nhịp thở hỗ trợ áp lực tự phát.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát thể tích + giới hạn áp lực (Synchronized intermittent mandatory ventilation volume control + pressure limit). Các bơm phồng kiểm soát thể tích bắt buộc được kích hoạt bởi máy thở ở tần số cài đặt trước, hoặc được kích hoạt bởi bệnh nhân và theo chu kỳ máy thở. VC sử dụng nhằm mục tiêu kép, từ đó một nỗ lực hút vào lớn sẽ thay đổi bơm phồng VC bắt buộc thành một nhịp thở hỗ trợ áp lực tự phát. Ngoài ra, ở chế độ này, nếu áp lực đường thở đạt đến cài đặt Plimit, máy thở sẽ chuyển sang PC trong phần còn lại của thời gian hít vào đã cài đặt trước.

Thử nghiệm thở tự phát (Spontaneous breathing trial). Chế độ SBT được ứng dụng nhằm mục đích đánh giá khả năng thở tự phát của bệnh nhân trong một khoảng thời gian xác định. Tính năng SBT sẽ đặt máy thở vào chế độ CPAP/PSV ở cài đặt được xác định trong trình đơn SBT. Trước khi đánh giá SBT, phải nhập các giới hạn cài đặt như sau: Thời lượng SBT, Thời gian ngưng thở, Báo động thống khí phút cao và thấp, và Báo động nhịp thở cao và tháp. Nếu vượt quá giới hạn báo động về thể tích phút, nhịp thở hoặc ngưng thở trong SBT, thử nghiệm sẽ ngay lập tức kết thúc và máy thở sẽ trở về chế độ cũng như cài đặt trước đó. Màn hình phân tách SBT hiển thị thông khí phút, nhịp thở và CO, cuối thì thở ra cho thử nghiệm. Một thông báo xuất hiện trong khi SBT đang chạy cho biết lượng thời gian còn lại. Thử nghiệm sẽ tự động kết thúc vào thời gian đã cài đặt và máy thở sẽ trở về chế độ cũng như cài đặt trước đó.

Hỗ trợ thể tích (Volume support). Nhịp thở từ phát là kiểm soát áp lực với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình bằng với giá trị đã cài đặt. Bơm phóng bắt buộc không có sản

Thông khí sơ sinh (Neonatal ventilation). Tuy chọn sơ sinh trên Carescape R860 cung cấp thông khi cho bệnh nhân sơ sinh được đặt nội khí quản có trọng lượng dưới 250 g. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một cảm biến lưu lượng đầu gắn tại ông chữ Y của bệnh nhân, kết nối với máy thở bằng dây cáp.

Hamilton G5

G5 (Hamilton Medical, Hình 27.13) được thiết kế để thông khi chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân người lớn và trẻ em, còn đối với bệnh nhân trẻ nhũ nhi và trẻ sơ sinh thì có thể tùy chọn. Thiết bị được thiết kế để sử dụng trong môi trưởng bệnh viện và các viện mà tại đó, chuyên gia chăm sóc sức khỏe cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân. Máy thở này có hệ thống thông khi khí nén được kiểm soát điện tử với nguồn điện từ nguồn AC kèm pin dự phòng bên trong. Hệ thống khí nén của thiết bị cung cấp khí, trong khi hệ thống điện của nó kiếm soát khí nén, theo dõi cảnh báo và cung cấp diện. Hamilton G5 nhận đầu vào từ cảm biến lưu lượng đầu gần, dùng một lần (bắt buộc) và các cảm biến khác trong máy thở. Dựa trên những dữ liệu được theo dõi này, thiết bị sẽ điều chỉnh việc cung cấp khí cho bệnh nhân. Cảm biến này cho phép máy thở cảm nhận được cả những nỗ lực thở yếu của bệnh nhân. Cảm biến lưu lượng đạt được độ chính xác cao, ngay cả khi có dịch tiết, hơi ẩm và thuốc phun khí dung.

Các chế độ

Các chế độ trên G5 được chọn theo tên chế độ (ví dụ: SIMV, SPONT, ASV, DuoPAP, v.v…) bằng trình đơn. Cài đặt chế độ đặc hiệu được chọn bằng các trình đơn khác. Các chế độ khả dụng được trình bày trong Bảng 27.11.

Bù sức cản của ông điều chỉnh áp lực cung cấp mục tiêu, giúp bù lại sức cản do sử dụng ống nội khí quản, hoặc ống mở khí quản. Quá trình bù được áp dụng cho giai đoạn hít vào của tất cả các bơm phồng/nhịp thở kiểm soát áp lực, CPAP và hỗ trợ áp lực.

IntelliSync là một tính năng tùy chọn. Máy thở theo dõi các tín hiệu cảm biến đến từ bệnh nhân, đồng thời phản ứng linh hoạt để bắt đầu hít vào và thở ra theo thời gian thực, nhằm cải thiện sự đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở.

Hình 27.13 Máy thỏ Hamilton G5. (© Hamilton Medical).
Hình 27.13 Máy thỏ Hamilton G5. (© Hamilton Medical).
Bảng 27.11 Các chế độ khả dụng trên máy thở Hamilton G5
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Viết tắt Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính 1 Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ 2
(S)CMV AC Thể tích CMV Điểm đặt N/A VC-CMVs
Adaptive Support Ventilation ASV Áp lực IMV(3) Tối ưu/thông minh Tối ưu/thông minh PC-IMV(3)oi,oi
Adaptive Support Ventilation + Tube Resistance Compensation ASV + TC Áp lực IMV(3) Tối ưu/thông minh/servo Tối ưu/thông minh/servo PC-IMV(3)oir,oir
Airway Pressure Release Ventilation APRV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Airway Pressure Release Ventilation + Tube Resistance Compensation APRV + TC Áp lực IMV(1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
APVcmv ((S) CMVplus) + Tube Resistance Compensation APVcmv Áp lực CMV Thích ứng/servo N/A PC-CMVar
APVcmv ((S) CMVplus) APVcmv Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
APVsimv (SIMVplus) APVimv Áp lực IMV(1) Thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
APVsimv (SIMVplus) + Tube Resistance Compensation APVimv Áp lực IMV(1) Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)ar,sr
Duo Positive Airway Pressure Duo PAP Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Duo Possitive Airway Pressure + Tube Resistance Compensation Duo PAP + TC Áp lực IMV(1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(1)sr,sr
INTELLiVENT INTELLiVENT ASV Áp lực IMV(3) Tối ưu/thông minh Tối ưu/thông minh PC-IMV(3)oi,oi
Nasal CPAP/Pressure Support Nasal CPAP + PS Áp lực IMV(2) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(2)s,s
Noninvasive Ventilation NIV Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Noninvasive Ventilation Spontaneous/Timed NIV S/T Áp lực IMV(2) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(2)s,s
P-CMV PC AC Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-IMV(2)s
P-CMV + IntelliSync PC SIMV IntelliSync + TC Áp lực IMV(2) Điểm đặt Điểm đặt/servo PC-IMV(2)s,s
P-CMV + Tube Resistance Compensation PC SIMV + TC Áp lực CMV Điểm đặt/servo N/A PC-CMVsr
P-SIMV PC SIMV + IntelliSync Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
P-SIMV + IntelliSync + Tube Resistance Compensation PC SIMV + IntelliSync + TC Áp lực IMV(2) Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMV(2)sr,sr
P-SIMV + Tube Resistance Compensation PC SIMV + TC Áp lực IMV(1) Điểm đặt/servo Điểm đặt/kép/servo PC-IMV(1)sr,sr
SIMV SIMV Thể tích IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt VC-IMV(1)s,s
Spontaneous Spontaneous Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Spontaneous + Tube Resistance Compensation Spontaneous + TC Áp lực CSV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Volume Support VS Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa

a, thích ứng; APV, thông khi áp lực thích ứng, (SCMV, thông khi bắt buộc có kiểm soát đồng bộ, CPAP, áp lực đường thở dương liên tục, CMV, thông khi bắt buộc liên tục, CSV thông khi tự phát liên tục, d, kép; i thông minh; IMV, thông khi bắt buộc ngất quãng, NIA, không có sản; a, tối ưu; PC, kiểm soát áp lực; r, servo, s, điểm đất; SIMV, thông khi bắt buộc ngắt quãng đồng bộ VC, kiểm soát thể tích

Thông khí hỗ trợ thích ứng (Adaptive support ventilation). Chế độ này tương tự như chế độ thông khí thích ứng trên máy thở bellavista. Đây là một dạng PC IMV loại 3 với sơ đồ nhắm mục tiêu, giúp giảm thiểu việc truyền năng lượng máy thở đến bệnh nhân. Người vận hành cài đặt chiều cao và giới tính của bệnh nhân, % thông khí phút để hỗ trợ, PEEP, áp lực bơm phồng tối đa và thời gian tăng áp lực. Máy thở tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, còn đối với các bơm phồng bắt buộc là thời gian hít vào và tần số.

Thông khí giải phóng áp lực đường thở (Airway pressure release ventilation). Đây là một dạng IMV(1) được kiểm soát bằng áp lực, cho phép thở tự phát trong suốt chu kỳ thở máy. Áp lực bơm phồng và PEEP lần lượt được gọi là PEEP và PEEP, . Phần lớn thông khí phút phụ thuộc vào nỗ lực high low hô hấp tự phát.

Thông khí bắt buộc liên tục thông khí áp lực thích ứng (Adaptive pressure ventilation continuous mandatory ventilation) (APVCMV). Mọi nỗ lực hít vào đều kích hoạt bơm phóng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng, giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phóng, nhằm đáp ứng thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt. Không được phép thở tự phát.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng thông khí áp lực thích ứng (Adaptive pressure ventilation intermittent mandatory ventilation) (APVIMV). Các bơm phóng kiểm soát áp lực bắt buộc được cung cấp với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng, giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phóng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước. Bơm phóng do máy thở kích hoạt xảy ra với tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Nhịp thở tự phát giữa các bơm phong bắt buộc có thể được hỗ trợ bằng Hỗ trợ áp lực.

Áp lực đường thở hai mức dương (DuoPositive airway pressure). Đây là một dạng IMV(1) được kiểm soát áp lực, cho phép thở tự phát trong suốt chu kỳ thở máy. Áp lực bơm phồng và PEEP lần lượt được gọi là PEEP và high PEEP. Phần lớn thông khí phút phụ thuộc vào nỗ lực hô hấp tự phát. low

Thông khí hỗ trợ thích ứng INTELLIVENT (INTELLIVENT adaptive support ventilation). Một chế độ tùy chọn, IntelliVent-ASV, là một thuật toán thông khí vòng lặp kín hoàn toàn, giúp cung cấp oxygen hóa và thông khi như một dạng PC-IMV(3). Nó dựa vào thông khí hỗ trợ thích ứng để lựa chọn thể tích khí lưu thông tối ưu và các mục tiêu tấn số bơm phồng bắt buộc dựa trên cơ học phổi. Nó sử dụng một hệ thống chuyên gia dựa trên quy tắc kết hợp với các phép đo SpO, và CO, theo thể tích, giúp lựa chọn mục tiêu cho thông khi phút, PEEP và FiO2. Nó bao gồm tất cả các ứng dụng từ đặt nội khí quản cho đến rút nội khí quản, đem lại sự đơn giản cho việc cai máy thở sớm.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ áp lực qua mũi (Nasal continuous positive airway pressure/pressure support). Chế độ này được thiết kế để áp dụng CPAP và hỗ trợ áp lực dương ngắt quãng với giao diện mũi (mặt nạ hoặc ngạnh).

Thông khí không xâm lấn (Noninvasive ventilation). NIV là một sự thích ứng của chế độ SPONT. Điểm khác biệt cơ bản là NIV được thiết kế để bù các rò rỉ khi sử dụng mặt nạ hoặc giao diện bệnh nhân không xâm lấn khác.
Thông khí không xâm lấn tự phát/định giờ (Noninvasive ventilation spontaneous/timed), NIV là sự thích ứng của chế độ SPONT, trong khi NIV-ST là sự thích ứng của chế độ PSIMV. Điểm khác biệt cơ bản là các chế độ NIV được thiết kế để bù cho các rò rỉ khi sử dụng mặt nạ hoặc giao diện bệnh nhân không xâm lấn khác. Chế độ này là PC IMV(2), trong đó các nhịp thở bắt buộc sẽ bị triệt tiêu nếu nhịp thở tự phát vượt quá tần số cài đặt.

Thông khí bắt buộc liên tục dương (Positive-continuous mandatory ventilation). Đây là thông khi kiểm soát áp lực mà tại đó, mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phòng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian. Có sẵn một tấn số thông khí ngưng thở dự phòng cài đặt trước trong trường hợp ngưng thở.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ dương (Positive-synchronized intermittent mandatory ventilation). Đây là thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực. Các bơm phồng có kiểm soát áp lực bắt buộc được cung cấp với tần số cài đặt trước và đồng bộ với các nỗ lực hít vào (nếu có). Được phép thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc.

Thông khí bắt buộc liên tục đồng bộ (Synchronized continuous mandatory ventilation). Đây là thông khí bắt buộc được kiểm soát đồng bộ, (S) CMV. Mọi nỗ lực hít vào đều gây ra bơm phồng VC bắt buộc. Tần số dự phòng có thể được cài đặt, nhưng không được phép thở tự phát,

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ (Synchronized intermittent mandatory ventilation). Bơm phồng VC bắt buộc được cung cấp theo tần số cài đặt trước. Được phép thở tự phát giữa các bơm phồng bắt buộc, nhưng không được hỗ trợ.

Tự phát (Spontaneous). Chế độ này yêu cầu trung khu hô hấp đáng tin cậy, cho phép bệnh nhân thở CPAP. Máy thở cung cấp một mức áp lực cài đặt trên mức CPAP để hỗ trợ mỗi lần thở tự phát. Nỗ lực hít vào xác định tần số, thể tích khí lưu thông và thời gian hít vào. Bơm phồng bắt buộc không có sẵn.

Hỗ trợ thể tích (Volume support). Nhịp thở tự phát kiểm soát áp lực với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng, giúp đạt được thể tích khí lưu thông trung bình bằng với giá trị đã cài đặt. Nhịp thở bắt buộc không có sẵn.

Máy thở chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh

Máy thở chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh phổ biến hơn ở bên ngoài Hoa Kỳ, và có nhiều nhãn hiệu để bạn lựa chọn. Tại Hoa Kỳ, cho đến gần đây chỉ có một máy thở ICU chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, đó là Dräger VN500 Babylog và một máy thở không xâm lấn chuyên dụng, thiết bị Vyaire Infant Flow SiPAP. SERVO-n hiện đã gia nhập hàng ngũ máy thở được thiết kế đặc biệt để phù hợp cho trẻ sinh non nhỏ, mặc dù tính đến thời điểm viết bài này, có rất ít bằng chứng được công bố cho thấy hiệu suất của máy trong môi trường lâm sàng.

Babylog VN500 and 600/800

Babylog VN500 (Dräger Medical; Hình 27.14A và B) là máy thở chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất hiện có tại Hoa Kỳ. Nó khác với máy thở phổ thông ở một số tính năng được thiết kế đặc biệt, giúp đáp ứng các nhu cầu riêng của bệnh nhân sơ sinh được mô tả trong Chương 19. VN500 có chung cách bố trí, kiểm soát và các thành phần phần cứng cơ bản với máy dành cho người lớn, V500. Tuy nhiên, phần mềm của VN500 cung cấp khả năng bù rò rỉ tuyệt vời, cho phép thông khí bằng ống nội khí quản không bóng chèn với cảm biến và kích hoạt lưu lượng chính xác, cũng như chấm dứt nhịp thở thích ứng với rò rỉ khi ống nội khí quản bị rò rỉ lớn tới 80%. Babylog dùng để thông khí cho bệnh nhân sơ sinh từ 0,4 kg đến 10 kg và bệnh nhi từ 5 kg đến 20 kg thể trọng. Nó được kiểm soát bằng điện và chạy bằng khí nén (yêu cầu máy nén bên ngoài).

Hình 27.14 (A) May thỏ Drager VN500 và (B) VN800Babylog (Được sao chép lại với sự cho phép của Drager).
Hình 27.14 (A) May thỏ Drager VN500 và (B) VN800Babylog (Được sao chép lại với sự cho phép của Drager).

Các chế độ

Các chế độ được chọn theo tên chế độ (ví dụ: AC kiểm soát áp lực, hỗ trợ áp lực kiểm soát áp lực, v.v…), sử dụng các thẻ trên màn hình cảm ứng. Màn hình cái đặt cũng được chia theo thẻ, cho phép truy cập vào cài đặt cơ bản và cài đặt bố sung. Các cài đặt bổ sung bao gồm: Độ nhạy của bộ kích hoạt, ATC và đảm bảo thể tích. Không có chế độ VC nào có sẵn trên máy thở này. Bảng 27.12 trình bày các chế độ có trên Babylog VN500.

Bảng 27.12 Các chế độ khả dụng trên Dräger Babylog VN500
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ
Pressure control AC Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
Pressure control AC with automatic tube compensation Áp lực CMV Điểm đặt/servo N/A PC-CMVsr
Pressure control AC with volume guarantee Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa
Pressure control AC with volume guarantee and automatic tube compensation Áp lực IMV Thích ứng/servo N/A PC-CMVar
Pressure control continuous mandatory ventilation with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control SIMV Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control SIMV with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control pressure support ventilation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control pressure support ventilation with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control airway pressure release ventilation Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Pressure control airway pressure release ventilation with automatic tube compensation Áp lực IMV Điểm đặt/servo Điểm đặt/servo PC-IMVsr,sr
Pressure control mandatory minute volume ventilation with volume guarantee Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Pressure control continuous mandatory ventilation with volume guarantee and automatic ttube compensation Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVar,sr
Pressure control SIMV with volume guarantee Áp lực IMV Thích ứng Điểm đặt PC-IMVa,s
Pressure control pressure support ventilation with volume guarantee and automatic tube compensation Áp lực IMV Thích ứng/servo Điểm đặt/servo PC-IMVar,sr
Spontaneous CPAP/pressure support Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
Spontaneous CPAP/pressure support with automatic tube compensation Áp lực CSV Điểm đặt/servo N/A PC-CSVsr
Spontaneous proportional pressure support Áp lực CSV Servo N/A PC-CSVr
Spontaneous proportional pressure support with automatic tube compensation Áp lực CSV Serov N/A PC-CSVr
Spontaneous CPAP/volume support Áp lực CSV Thích ứng N/A PC-CSVa
Spontaneous CPAP/volume support with automatic tube compensation Áp lực CSV Thích ứng/servo N/A PC-CSVar

a thích ứng; AC, trợ giúp-kiểm soát, CMV, thông khí bắt buộc liên tục; CPAP áp lực đường thở dương liên tục; CSV, thông khi tự phát liên tục; IMV, thông khi bắt buộc ngắt quang, NA, không có sẵn; PC, kiểm soát áp lực, r servo, s, điểm đất, SIMV, thông khi bát buộc ngắt quãng đồng bộ. (Được sử dụng với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát áp lực (Pressure control assist-control). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phồng kiểm soát áp lực. Một tần số cài đặt cung cấp các bơm phồng bắt buộc trong trường hợp ngưng thở.

Trợ giúp-kiểm soát kiểm soát áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure control assist-control + volume guarantee). Chế độ này vẫn tương tự như chế độ bên trên, nhưng với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng để tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông mục tiêu. Khả năng bù rò rỉ động hiệu quả cho phép tính toán thể tích khí lưu thông chính xác, ngay cả khi rò rỉ ống nội khí quản lớn vừa phải.

Thông khí giải phóng áp lực đường thở-kiểm soát áp lực (Pressure control-airway pressure release ventilation). Về cơ bản, đây là PC-IMV(1) nhưng với nhịp thở tự phát không hạn chế trong suốt chu kỳ thở máy. Bệnh nhân có thể kích hoạt các bơm phóng bắt buộc bằng cách sử dụng tính năng AutoRelease (Tự động giải phóng). Điều này tạo ra bơm phóng khi đạt đến ngưỡng lưu lượng thở ra cài đặt trước. Mục đích của việc này là duy trì thể tích phối cuối thì thở ra bằng autoPEEP, thay vì giá trị Paw cài đặt trước trên mức 0. Nhịp thở tự phát cung cấp phần lớn thông khi phút. do đó, cần phải có nỗ lực hô hấp đầy đủ.

Thông khí bắt buộc liên tục kiểm soát áp lực (Pressure control- continuous mandatory ventilation). Bơm phồng bắt buộc xảy ra ở một tấn số đã định và được kích hoạt bởi máy thở, theo chu kỳ thời gian. Không có sự đồng bộ giữa các bơm phồng bắt buộc với nỗ lực của bệnh nhân; nghĩa là, các nỗ lực kích hoạt bệnh nhân bị bỏ qua. Nhịp thở tự phát được cho phép cả giữa và trong khi bơm phồng bắt buộc. Do tính năng này, chế độ được phân loại là IMV(1), chứ không phải CMV, mặc dù có tên như vậy.

Thông khí bắt buộc liên tục-kiểm soát áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure control-continuous mandatory ventilation + volume guarantee). Đây là PC-CMV với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng, giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông mục tiêu.

Thông khí thể tích phút bắt buộc-kiểm soát áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure control-mandatory minute volume ventilation + volume guarantee). Một số nỗ lực hít vào đã cài đặt kích hoạt các bơm phòng kiểm soát áp lực, theo chu kỳ thời gian với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng, giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông mục tiêu. Bơm phồng bắt buộc sẽ bị triệt tiêu, nếu thông khí phút từ nhịp thở tự phát cao hơn mục tiêu thông khí phút cài đặt trước (tức là tích số của thể tích khí lưu thông và tần số). Đây là IMV(3). Nhịp thở tự phát vượt quá tần số cài đặt không được đảm bảo thể tích.

Thông khí hỗ trợ áp lực kiểm soát áp lực (Pressure control-pressure support ventilation). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phồng do bệnh nhân kích hoạt, kiểm soát bởi áp lực, theo chu kỳ lưu lượng.

Thông khí hỗ trợ áp lực-kiểm soát áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure control-pressure support ventilation 4 volume guarantee). Chế độ này tương tự chế độ bên trên, nhưng với đảm bảo thể tích.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ kiểm soát áp lực (Pressure control-synchronized intermittent mandatory ventilation). Các bơm phong bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp theo tần số cài đặt trước và đồng bộ với nỗ lực của bệnh nhân, nếu có. Bơm phóng do máy kích hoạt xảy ra với tấn số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hô hấp. Được phép thở tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc, là IMV(1).

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ-kiểm soát áp lực + đảm bảo thể tich (Pressure control-synchronized intermittent mandatory ventilation + volume guarantee). PC-SIMV này có tính năng nhằm mục tiêu thích ứng. giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phỏng, nhằm đạt được thể tích khi lưu thông mục tiêu.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ áp lực tự phát (Spontaneous continuous positive airway pressure/pressure support). Ché do này cung cấp nhịp thở tự phát với hỗ trợ áp lực cho mỗi nhịp thở tự phát đến mức cổ định trên CPAP. Hỗ trợ áp lực là bơm phồng có kiểm soát áp lực với kích hoạt bệnh nhân và chu kỳ (lưu lượng) của bệnh nhân.

Áp lực đường thở dương liên tục/hỗ trợ thể tích tự phát (Spontaneous continuous positive airway pressure/volume support). Chế độ này tương tự chế độ bên trên, nhưng với nhắm mục tiêu thích ứng (thay vì nhằm mục tiêu theo điểm đặt) để đạt được thể tích khí lưu thông mục tiêu. Đây không hắn là một chế độ dành cho trẻ sơ sinh, nhưng có thể được sử dụng cho bệnh nhà

Hỗ trợ áp lực tỷ lệ tự phát (Spontaneous proportional pressure support). Mọi nỗ lực hít vào đều gây ra bơm phồng được kiểm soát áp lực với nhằm mục tiêu servo (thay vì nhắm mục tiêu theo điểm đặt), khiến áp lực bơm phỏng tỷ lệ thuận với nỗ lực hít vào. Chế độ này giả định trung khu hô hấp trưởng thành và do đó có lẽ không lý tưởng cho trẻ sinh non.

Bù ống tự động (Automatic tube compensation – ATC). Đây là một tùy chọn khả dụng, cung cấp khả năng bù động cho sức cẩn của ống nội khí quản.

Thông khí dao động tần số cao + đảm bảo thể tích (High-frequency oscillatory ventilation with volume guarantee). Ở bên ngoài Hoa Kỳ, máy thở VN500 cung cấp tùy chọn thông khí dao động tần số cao (HFOV) có khả năng đo thể tích khí lưu thông, đồng thời duy trì thể tích khí lưu thông đã cài đặt bằng tùy chọn đảm bảo thể tích, giúp duy trì thể tích khí lưu thông ổn định nhờ tự động điều chỉnh biên độ áp lực. Theo văn bản này, tùy chọn HFOV không có sẵn ở Hoa Kỳ, nhưng một thử nghiệm lâm sàng được thiết kế để xin sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã được hoàn thành (https://clinicaltrials.gov/; NCT02445040). Xem Chương 24 để biết thêm thông tin chi tiết.

Babylog VN600/800

Thế hệ mới nhất này của dòng Babylog có giao diện người dùng nâng cao, cấu hình cảnh báo được cải thiện và nhiều tính năng tương tác hơn. Các chế độ thông khí tương tự các chế độ được mô tả trước đó, bao gồm các công nghệ bù rò rỉ và thích ứng rò rỉ độc quyền, cũng như HFOV với đảm bảo thể tích. Tại thời điểm viết bài này, thế hệ mới nhất của dòng sản phẩm VN này đang chở Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ phê duyệt.

SERVO-n và SERVO-U

Maquet SERVO-U và SERVO-n (Getinge, xem Hình 27.12) cải thiện chức năng của dòng SERVO để sử dụng cho trẻ sơ sinh, đồng thời có giao diện kiểm soát màn hình cảm ứng hiện đại và nhiều tính năng hỗ trợ ra quyết định tương tác hơn. SERVO-U được thiết kế cho đầy đủ các loại bệnh nhân từ người lớn, trẻ em đến trẻ sơ sinh; trong khi đó, SERVO-n được thiết kế để sử dụng cho bệnh nhân nhi và sơ sinh. Phạm vi và chức năng của các chế độ thông khí tương tự SERVO-I, như đã mô tả chi tiết trước đó, ngoại trừ VC và SIMV (VC) +PS và Automode VC + VS không có sẵn trong danh mục bệnh nhân sơ sinh. Điểm khác biệt chính là tính khả dụng của “mô-đun cảm biến Y” tùy chọn, giúp đo lường và điều chỉnh chính xác thể tích khí lưu thông ở cửa đường thở, thay vì ở đầu máy thở của bộ dây, loại bỏ nhược điểm lớn của máy thở SERVO-I khi sử dụng cho trẻ sơ sinh nhỏ. Cảm biến Y này không nên được coi là tùy chọn khi thở máy cho trẻ sơ sinh. Bù rò rỉ cũng được thực hiện hiệu quả hơn.

fabian High-Frequency Oscillatory

Vyaire fabian HFO (Vyaire Medical, Hình 27.15) dành cho trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, cũng như trẻ nặng đến 30 kg. Thiết bị này cung cấp HFOV, nhưng hiện không khả dụng ở Hoa Kỳ. Thiết bị hoạt động với cảm biến lưu lượng sơ sinh, cũng như đo độ bão hòa oxy và cảm biến CO2

Hình 27.15 Máy thở HFO Vyaire fabian. (© 2021 Vyaire Medical, Inc. Được sử dụng với sự cho phép).
Hình 27.15 Máy thở HFO Vyaire fabian. (© 2021 Vyaire Medical, Inc. Được sử dụng với sự cho phép).

Các chế độ

Các chế độ được chọn theo tên chế độ bằng màn hình cảm ứng. Không có chế độ VC nào có sẵn trên loại máy thở này. Tuy nhiên, PC được thực hiện dưới hình thức nhắm mục tiêu kép. Điều này có nghĩa rằng: Nếu áp lực hít vào mục tiêu được cài đặt đủ cao, máy thở sẽ cung cấp lưu lượng hít vào không đổi cho đến khi đạt được mục tiêu áp lực, khi đó lưu lượng hít vào giảm theo cấp số nhân. Do vậy, nếu mục tiêu áp lực đủ cao và thời gian hít vào đủ thấp, có thể cung cấp VC vì lưu lượng hít vào đã được cài đặt trước và thể tích khí lưu thông trở thành tích số của thời gian hít vào và lưu lượng hít vào đã cài đặt. Đảm bảo thể tích (tức là nhằm mục tiêu thích ứng) đạt được nhờ cảm biến lưu lượng khí đầu gần với mục tiêu là thể tích khí lưu thông thở ra, giúp tránh sai sót do rò rỉ đường thở. Máy thở cũng có một tính năng gọi là Giới hạn thể tích (Volume Limit). Đây là cài đặt báo hiệu máy thở ngừng hít vào khi đã đạt đến thể tích khí lưu thông mặc định.

Máy thở này cung cấp tùy chọn Liệu pháp O, (O, Therapy), cho phép sử dụng dòng khí hòa trộn liên tục, từ 1 đến 15 L/phút. Có thể sử dụng nhiều loại ống thông mũi khác nhau. Không có chức năng cảnh báo nào hoạt động trong chế độ này, ngoại trừ FiO, đã cài đặt.

Các chế độ có sẵn trên fabian được trình bày trong Bảng 27.13.

Bảng 27.13 Các chế độ khả dụng trên máy thở dao động tần số cao Vyaire fabian
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Viết tắt Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính 1 Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ 2
SIMV SIMV Áp lực IMV(1) Kép Điểm đặt PC-IMV(1)d,s
SIMV + PSV SIMV + PSV Áp lực IMV(1) Kép Kép PC-IMV(1)d,d
SIMV + PSV + VG SIMV + PSV + VG Áp lực IMV(1) Kép/thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)da,s
SIMV+VG SIMV+VG Áp lực IMV(1) Kép/thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)da,s
SIPPV (ASSIST) SIPPV Áp lực CMV Kép N/A PC-CMVd
SIPPV(ASSIST) + VG SIPPV + VG Áp lực CMV Kép/thích ứng N/A PC-CMVda

a, thích ứng, d, kép; CMV, thông khí bắt buộc liên tục, IMV, thông khi bắt buộc ngàt quang, IPPV, thông khi áp lực dương ngát quảng; NIA, không có sẵn; PC, kiểm soát áp lực, PSV, thông khí hỗ trợ áp lục, 5, điểm đất; SIMV, thông khí bắt buộc ngắt quãng dòng bọ, VG, đảm bảo thể tích. (Được sử dụng với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Thông khi áp lực dương ngắt quãng (thông khí bắt buộc liên tục) (Intermittent positive-pressure ventilation [continuous mandatory ventilation]). Đây là thông khi áp lực dương ngắt quãng (CMV). Nó cung cấp các bơm phồng bắt buộc được máy thở kích hoạt bởi một tần số cài đặt trước và máy được chu kỳ theo thời gian hít vào cài đặt trước. Các nỗ lực kích hoạt bệnh nhân bị bỏ qua. Tài liệu hướng dẫn sử dụng khuyến cáo rằng: Chỉ nên sử dụng chế độ này nếu bệnh nhân không thở tự phát.

Thông khí áp lực dương ngắt quãng (thông khí bắt buộc liên tục) + đảm bảo thể tích (Intermittent positive-pressure ventilation (continuous mandatory ventilation] + volume guarantee). Đây là IPPV(CMV) với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng (thay vì nhằm mục tiêu theo điểm đặt), giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước. Các nỗ lực kích hoạt bệnh nhân bị bỏ qua. Tài liệu hướng dẫn sử dụng khuyến cáo rằng: Chỉ nên sử dụng chế độ này nếu bệnh nhân không có nhịp thở tự phát.

Thông khí áp lực dương ngắt quãng đồng bộ (ASSIST) (Synchronized intermittent positive pressure ventilation (ASSIST]). Chế độ này cũng tương tự như IPPV(CMV), nhưng các nỗ lực kích hoạt bệnh nhân được công nhận. Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phồng với thời gian hít vào và áp lực bơm phóng cố định.

Thông khí áp lực dương ngắt quãng đồng bộ (ASSIST) + đảm bảo thể tích (Synchronized intermittent positive pressure ventilation [ASSIST] + volume guarantee). Đây là SIPPV(ASSIST) với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng (thay vì nhắm mục tiêu theo điểm đặt), giúp tự động điều chỉnh áp lực bơm phồng, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông trung bình cài đặt trước.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ (Synchronized intermittent mandatory ventilation). Các bơm phóng bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp với tần số cài đặt trước và đồng bộ với nỗ lực của bệnh nhận, IMV(1). Bơm phóng do máy kích hoạt xảy ra với tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thầy nỗ lực hô hấp. Nhịp thở tự phát được cho phép giữa các bơm phồng bắt buộc, nhưng không được trợ giúp bảng Hỗ trợ áp lực.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ + thông khí hỗ trợ áp lực (Synchronized intermittent mandatory ventilation + pressure support ventilation). Các bơm phóng bắt buộc kiểm soát áp lực được cung cấp với tấn số chỉ đặt trước và đồng bộ với nỗ lực của bệnh nhân, IMV(1), Bơm phóng do máy kích hoạt xảy ra với tần số đã cài đặt, nếu không phát hiện thấy nỗ lực hỗ hấp. Được phép thờ tự phát giữa các bơm phóng bắt buộc và có thể được trợ giúp bằng Hỗ trợ áp lực.

Thông khí hỗ trợ áp lực (Pressure support ventilation). Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phồng do bệnh nhân kích hoạt, kiểm soát áp lực, theo chu kỳ lưu lượng. Thông khí dự phòng ngưng thở sẽ bắt đầu sau khi hết thời gian ngưng thở cài đặt trước trong trình đơn cảnh báo. Nếu ngưng thở được đặt thành OFF, máy thở sẽ bắt đầu tần số dự phỏng sau E-Time.

Thông khí hỗ trợ áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure support ventilation + volume guarantee). Đây là PSV với mục tiêu áp lực thích ứng. Áp lực bơm phóng được điều chỉnh tự động, nhằm đạt được thể tích khí lưu thông mục tiêu trung bình cài đặt trước.

Thông khí dao động tần số cao (High-frequency oscillatory ventilation). Trong chế độ HFOV này, người vận hành có thể cài đặt trước lưu lượng nền, áp lực đường thở trung bình, biên độ áp lực dao động, tần số dao động và tỷ lệ I:E.

Áp lực đường thở dương liên tục (Continuous positive airway pressure). Chế độ này không giống như áp lực đường thở dương liên tục thông thường vì trong trường hợp ngưng thở, máy thở sẽ thực hiện một số bơm phồng bắt buộc mặc định để kích thích nhịp thở tự phát. Sau khi bắt đầu thở, kích thích ngừng lại và chỉ bắt đầu với sự kiện ngưng thở tiếp theo.

Áp lực đường thở dương liên tục qua mũi/áp lực đường thở dương hai múc (Nasal continuous positive airway pressure/duo positive airway pressure). Chế độ nCPAP cung cấp CPAP với khả năng tự động bù rò rỉ. Nó được thiết kế để sử dụng với mặt nạ hoặc ngạnh mũi. DuoPAP giống như nCPAP, nhưng có tùy chọn thông khí áp lực dương với tần số và thời gian hát vào có thể điều chỉnh được.

Leoni plus

Leoni plus (Löwenstein Medical, Hình 27.16) là một trong số hệ thống các máy thở sơ sinh, bao gồm Leoni plus CLAC và Leoni plus vận chuyển. Máy thở này được thiết kế để thông khí xâm lấn và NIV cho trẻ sinh non, trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhũ nhi có trọng lượng cơ thể lên đến 30 kg để sử dụng tại chỗ. Ở thời điểm viết bài này, máy thở Leoni plus không có sẵn ở Hoa Kỳ.

Hình 27.16 Máy thở Lowenstein Leoni plus. (Được sao chép lại với sự cho phép của Löwenstein)
Hình 27.16 Máy thở Lowenstein Leoni plus. (Được sao chép lại với sự cho phép của Löwenstein)

Các chế độ

Các chế độ được chọn với màn hình cảm ứng tích hợp, bộ mã hóa xung quay, phím cứng hoặc kết hợp giữa các yếu tố này. Máy thở có một tính năng gọi là Giới hạn thể tích (Volume Limit). Đây là cài đặt báo hiệu máy thở ngừng hít vào khi đã đạt đến thể tích khí lưu thông mặc định. Các chế độ có sẵn trên Leoni plus được thể hiện trong Bảng 27.14.

Bảng 27.14 Các chế độ khả dụng trên Heinen và Löwenstein Leoni plus
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Viết tắt Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính 1 Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ 2
CPAP CPAP Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
CPAP (backup off) CPAP (backup off) Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-CSVs
CPAP (backup on) CPAP (backup on) Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
High-Frequency Oscillation HFO Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
IMV IMV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
IMV + VG IMV + VG Áp lực IMV(1) Thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
IPPV IPPV Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
IPPv + VG IPPV + VG Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVa
nCPAP nCPAP Áp lực CSV Điểm đặt N/A PC-IMV(1)s,s
nIPPV nIPPV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Pressure Support Ventilation-SIMV PS-SIMV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Pressure Support Ventilation-SIMV + VG PS-SIMV + VG Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
Pressure Support Ventilation-SIPPV PS-SIPPV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
Pressure Support Ventilation-SIPPV + VG PS-SIPPV + VG Áp lực IMV(1) Thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
S-IMV S-IMV Áp lực IMV(1) Điểm đặt Điểm đặt PC-IMV(1)s,s
S-IMV + VG S-IMV + VG Áp lực IMV(1) Thích ứng Điểm đặt PC-IMV(1)a,s
S-IPPV S-IPPV Áp lực CMV Điểm đặt N/A PC-CMVs
S-IPPV + VG S-IPPV + VG Áp lực CMV Thích ứng N/A PC-CMVa

a, thích ứng; CMV, thông khi bắt buộc liên tục, CPAP áp lực dương thì dụng liên tục CSV thông khi tự phát liên tục; di kép; 1, thông minh; IMV, trong khi bắt buộc ngất quang IPPV, thống khi áp lực dương ngắt quãng. Nửa, không có sản, PCPAP In đường thô dương liên tục qua mùi niPPV, thông khi áp lực dương ngát quảng qua mùi a, tối ưu, PC, kiểm soát ap lucir, servo, s, điểm đạt, SIMV, thông khi bắt buộc ngất quãng đồng bộ.

(Được sử dụng với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

Áp lực đường thở dương liên tục (Continuous positive airway pressure). Chế độ này khác với áp lực đường thở dương liên tục thông thường vì trong trường hợp ngưng thở, máy thở sẽ cung cấp các bơm phồng bắt buộc nếu tùy chọn Dự phòng (Backup) đã được bật.

Thông khí dao động tần số cao (High-frequency oscillation ventilation). Trong chế độ HFOV này, người vận hành có thể cài đặt trước biên độ áp lực dao động, áp lực đường thờ trung bình, tần số dao động và tỷ lệ LE. Có sẵn một tùy chọn đảm bảo thể tích.

Thông khí áp lực dương ngắt quãng thông khí bắt buộc ngắt quãng (Intermittent positive-pressure ventilation/intermittent mandatory ventilation). Chế độ IPPV hoặc IMV sẽ hoạt động tùy thuộc vào chế độ cài đặt. Nếu thời gian thở ra lớn hơn 1,5 giây do thời gian hít vào và tần số đã cài đặt, thiết bị sẽ ở chế độ IMV; nếu không, nó sẽ ở chế độ IPPV. Bơm phồng kiểm soát áp lực. Tài liệu hướng dẫn sử dụng cho biết: “Thông khí tuân theo một mô hình được thiết lập trong thiết bị mà không liên quan đến bất kỳ nhịp thở tự phát nào của bệnh nhân”. Do đó, không rõ bệnh nhân có thể hít vào trong thời gian thở ra đã định trước hay không (một số máy thở gây tắc trong tình huống này). Bởi vậy, vẫn chưa rõ chế độ này là CMV hay IMV. Do tài liệu hướng dẫn cũng mô tả IMV là “bệnh nhân được phép tùy chọn thở tự phát giữa các lần thở máy”, nên chúng tôi sẽ giả định IPPV được phân loại là CMV.

Khi IMV có hiệu lực, các bơm phồng bắt buộc được kiểm soát áp lực và cung cấp với thời gian cùng tần số thở đã cài đặt trước. Nhịp thở tự phát được cho phép. Nhịp thở tự phát không thể được hỗ trợ với Hỗ trợ áp lực.

Thông khí áp lực dương ngắt quãng/thông khí bắt buộc ngắt quãng t đảm bảo thể tích (Intermittent positive-pressure ventilation/intermittent mandatory ventilation + volume guarantee). Tương tự IPPV hoặc IMV, nhưng được cung cấp với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng. Áp lực bơm phồng được tự động điều chỉnh, giúp cung cấp thể tích khí lưu thông mục tiêu trung bình cài đặt trước.

Áp lực đường thở dương liên tục qua mũi (Nasal continuous positive airway pressure). Ở chế độ nCPAP, cảm biến lưu lượng sẽ tự động tắt vì với tần số rò rỉ dự kiến cao, VC sẽ tạo ra thông tin không chính xác. Lưu lượng không thay đổi để đáp ứng với rò rỉ. Tuy nhiên, thiết bị có thể duy trì áp lực ngay cả với tốc độ rò rỉ cao nhờ kiểm soát van thở ra
Thông khí áp lực dương ngắt quãng qua mũi (Nasal intermittent positive pressure ventilation). nIPPV được thiết kế để sử dụng máy tạo Neojet, cho phép bệnh nhân thờ tự phát ở cả hai mức áp lực. Trong chế độ nIPPV, cảm biến lưu lượng sẽ tự động tắt như với CPAP. Lưu lượng không thay đổi để đáp ứng với rò rỉ. Tuy nhiên, thiết bị có thể duy trì áp lực ngay cả với tốc độ rò rỉ cao nhờ kiểm soát van thở ra.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng hỗ trợ áp lực (Pressure support- intermittent mandatory ventilation). Tương tự với S-IMV, chỉ một số nhịp thở tự phát nhất định mới được hỗ trợ trong khoảng thời gian suy ra từ tần số đã cài đặt.

Thông khí bắt buộc ngắt quãng hỗ trợ áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure support-intermittent mandatory ventilation + volume guarantee). Tuơng tự PS-IMV, nhưng được cung cấp với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng. Áp lực bơm phồng được tự động điều chỉnh, giúp cung cấp thể tích khí lưu thông mục tiêu trung bình cài đặt trước.

S-thông khí áp lực dương ngắt quãng hỗ trợ áp lực (Pressure support-S intermittent positive pressure ventilation). Các bơm phồng kiểm soát áp lực được bệnh nhân kích hoạt và theo chu kỳ bệnh nhân (theo lưu lượng). Nếu không phát hiện được kích hoạt bệnh nhân trong khoảng thời gian thở ra theo tần số đã cài đặt, thì máy thở sẽ kích hoạt một bơm phồng bắt buộc, tương tự như các máy thở sơ sinh khác.

S-thông khí áp lực dương ngắt quãng hỗ trợ áp lực + đảm bảo thể tích (Pressure support-S intermittent positive pressure ventilation + volume guarantee). Tương tự PS-IPPV, nhưng được cung cấp với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng. Áp lực bơm phồng được tự động điều chỉnh, giúp cung cấp thể tích khí lưu thông mục tiêu trung bình cài đặt trước.

S-thông khí bắt buộc ngắt quãng (S-intermittent mandatory ventilation). Chế độ này cũng tương tự như IMV, ngoại trừ bơm phỏng bắt buộc được đồng bộ hóa với các nỗ lực hít vào. Nhịp thở tự phát có thể được hỗ trợ với Hỗ trợ áp lực.

S-thông khí bắt buộc ngắt quãng + đảm bảo thể tích (S-intermittent mandatory ventilation + volume guarantee). Tương tự S-IMV, nhưng được cung cấp với tính năng nhằm mục tiêu thích ứng. Áp lực bơm phóng được từ động điều chỉnh, giúp cung cấp thể tích khí lưu thông mục tiêu trung bình cái đặt trước.

S-thông khi áp lực dương ngắt quãng (S-intermittent positive pressure ventilation). Chế độ này cũng tương tự như IPPV, nhưng nỗ lực kích hoạt của bệnh nhận được ghi nhận. Mọi nỗ lực hít vào đều tạo ra bơm phóng với thời gian hít vào và áp lực hít vào cố định.

S-thông khí áp lực dương ngắt quãng + đảm bảo thể tích (S-intermittent positive pressure ventilation + volume guarantee). Tuong tu S-IPPV, nhung được cung cấp với tính năng nhắm mục tiêu thích ứng. Áp lực bơm phóng được tự động điều chỉnh, giúp cung cấp thể tích khí lưu thông mục tiêu trung bình cài đặt trước.

Vyaire Infant Flow SiPAP

Vyaire Infant Flow SiPAP (Hình 27.17) được thiết kế cho NIV của trẻ sơ sinh, sử dụng ngạnh mũi (Hình 27.18) hoặc mặt nạ mũi (Hình 27.19). SiPAP dành cho trẻ sơ sinh có sẵn trong cấu hình Plus hoặc Comprehensive (Toàn diện). Cấu hình Plus cung cấp chế độ nCPAP (CPAP qua mũi) và chế độ BiPhasic được kích hoạt theo thời gian có và không có theo dõi nhịp thở. Vyaire định nghĩa “BiPhasic” là áp lực được kích hoạt theo thời gian, hỗ trợ theo chu kỳ thời gian ở hai mức áp lực riêng biệt (tức là CPAP hai mức áp lực). Sử dụng phân loại chế độ máy thở được mô tả trong cuốn sách này, tên gọi BiPhasic được phân loại là PC IMV, mặc dù theo mục đích của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, SiPAP không phải là một máy thở. Cấu hình Comprehensive (Toàn diện) cung cấp các tính năng này, cộng với chế độ BiPhasic do bệnh nhân kích hoạt đi kèm các bơm phồng dự phòng ngưng thở.

Hình 27.17 May thở không xâm lấn Vyaire Infant Flow SPAP (Được sao chép lại với sự cho phép của Vyaire).
Hình 27.17 May thở không xâm lấn Vyaire Infant Flow SPAP (Được sao chép lại với sự cho phép của Vyaire).
Hình 27.18 Ngành mũi để thông khi không xâm lấn. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.18 Ngành mũi để thông khi không xâm lấn. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.19 Mặt nạ mũi để thông khi không xâm lấn. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).
Hình 27.19 Mặt nạ mũi để thông khi không xâm lấn. (Được sao chép lại với sự cho phép của Cleveland Clinic).

Các chế độ

Các chế độ trên SPAP dành cho trẻ sơ sinh được chọn theo tên – nghĩa là CPAP, BiPhasic và BiPhasic tr (được kích hoạt). Các chế độ khả dụng được thể hiện trong Bảng 27.15.

Bảng 27.15 Các chế độ trên máy thở Vyaire Infant Flow SiPAP
Tên chế độ

Phân loại chế độ

Nhãn
Biến kiểm soát Chuỗi nhịp thở Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở chính Sơ đồ nhắm mục tiêu theo nhịp thở phụ
BiPhasic Áp lực IMV Điểm đặt Điểm đặt PC-IMVs,s
Nasal CPAP Áp lực IMV Điểm đặt N/A PC-CSVs

CPAF, áp lúc đường thì dương liên tục C5V thông khi tự phát liên tục, 1 trong khi bắt buộc ngắt quãng, NIA, không có sân, p, kiểm soát áp lực; s, điểm đặt (Được sử dụng với sự cho phép của Mandu Press Ltd).

BiPhasic. Thiết bị xoay vòng giữa hai mức CPAP (ví dụ: 6 và 9 cm H,O) ở tần số do người vận hành lựa chọn, với nhịp thở tự phát diễn ra xuyên suốt và chiếm phần lớn thông khí phút.

BiPhasic tr. Chế độ này tương tự chế độ bên trên, nhưng với kích hoạt của bệnh nhân. Tính đến thời điểm viết bài này, BiPhasic tr không có sẵn ở Hoa Kỳ. Nó yêu cầu sử dụng một cảm biến bụng cho tín hiệu kích hoạt,

Áp lực đường thở dương liên tục (Continuous positive airway pressure). Thiết bị này cũng có thể được sử dụng để cung cấp CPAP tiêu chuẩn.

Kết luận

Hiện đã có sẵn nhiều loại thiết bị hỗ trợ hỗ hấp xâm lấn và không xâm lấn cho trẻ sơ sinh. Hầu hết máy thở được sử dụng trong ICU sơ sinh đều cung cấp nhiều chế độ khác nhau, một số chế độ chưa được đánh giá đầy đủ ở trẻ sơ sinh. Người sử dụng có trách nhiệm tìm hiểu những ưu, nhược điểm của các thiết bị được dùng trong ICU sơ sinh của họ, đồng thời làm quen với các chế độ thông khí thường được sử dụng ở trẻ sơ sinh. Chìa khóa thành công nằm ở nhận thức rõ ràng rằng: Máy thở chỉ đơn thuần là công cụ trong tay chúng ta, rất cần được sử dụng cẩn trọng và lưu tâm đến sinh lý bệnh cụ thể, đi kèm với ý tưởng rõ ràng về mục tiêu của thở máy. Nhìn chung, nên tối ưu hóa cài đặt trên mọi chế độ đang được sử dụng, đồng thời tránh thay đổi thường xuyên giữa các chế độ khi không có lý do rõ ràng giải thích tại sao lại thực hiện sự thay đổi đó. Các nội dung mô tả về máy thở trong chương này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về chức năng của chúng và các tùy chọn có sẵn. Độc giả có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng cho từng thiết bị để biết thêm thông tin chi tiết.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here