Biến chứng chảy máu sau nạo VA

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nạo VA là một phẫu thuật ít gây tai biến và thường thực hiện nhất trong chuyên ngành tai mũi họng. Tuy nhiên, một số biến chứng hiếm gặp có thể gây tử vong do chảy máu sau nạo VA.

VA và amidan nằm ở ngã tư hầu họng. VA nằm ở vòm mũi họng, còn 2 amidan nằm ở các hố amidan của thành bên họng. VA và amidan giữ vai trò nhất định đối với hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, nếu VA và amidan bị viêm nhiễm kéo dài và quá phát không những không giúp cơ thể miễn dịch mà còn dẫn tới nhiều rắc rối như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thận,…

Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng việc cắt amidan, nạo VA sẽ làm khả năng miễn dịch suy giảm. Vì vậy, đối với một số trường hợp, việc điều trị bảo tồn không còn hiệu quả thì cần cắt bỏ amidan, cũng như nạo VA nhằm tránh để bệnh biến chứng mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, …

Nạo VA là một phẫu thuật thường thực hiện nhất trong chuyên ngành tai mũi họng và là một phẫu thuật ít tai biến nhất. Tuy nhiên, biến chứng hiếm gặp có thể gây tử vong do chảy máu sau nạo VA đặc biệt là những dị dạng mạch vùng vòm (vị trí của VA).

Chúng tôi giới thiệu một số nghiên cứu

– Một trường hợp nạo VA và cắt Amidan, tuy nhiên máu chảy không cầm ngay trong nạo VA, kiểm tra kỹ thấy có khối phồng và đập theo nhịp mạch đi từ vị trí VA xuống Amidan, ca mổ phải ngừng ngay sau đó. Bệnh nhân được đi chụp cộng hưởng từ vùng sọ mặt và chụp mạch phát hiện khối dị hình mạch.

– Nút mạch được thực hiện và dừng cắt amidan.

nạo VA

Kết luận

Nạo VA và cắt amidan chỉ được chính các bác sĩ tai mũi họng chỉ định khi:

• Viêm VA/amiđan mạn tính trên 5 lần trong năm, và đã được điều trị nội khoa không không cho kết quả.

• Viêm amiđan/ VA gây biến chứng sốt, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái phát nhiều lần.

• Khi VA/Amidan quá phát gây bít tắc hô hấp trên, người bệnh khó thở, thở bằng miệng, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, khó nuốt, trẻ thì bị chậm phát triển thể chất.

• Amidan sưng to một bên xuất hiện hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư.

Lưu ý: Không nạo VA, không cắt amidan ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc một số bệnh lý khác như chứng suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu,…

Nạo VA, cắt amidan là những phẫu thuật phổ biến và không quá phức tạp, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện chuyên môn, uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here