Bảng kiểm thực hành kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thực hành kỹ năng hồi sinh tim phối

Bài viết Bảng kiểm thực hành kỹ năng hồi sinh tim phổi tải về file pdf ở đây.

HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN

STT Kỹ năng cần đạt Không Ghi chú
1 Xác định hiện trường an toàn
2 Đánh giá đáp ứng bằng cách vỗ mạnh vào 2 vai của nạn nhân
3 Nạn nhân không đáp ứng, gọi giúp đỡ/kích hoạt hệ thống cấp cứu
4 Kiểm tra mạch cảnh đồng thời quan sát nhịp thở trong vòng 10 giây
5 Xác định nạn nhân không có mạch, không thở, xác nhận nạn nhân ngừng tim
6 Đảm bảo nạn nhân nằm trên một mặt phẳng cứng
Tiến hành ép tim chất lượng cao:
7 Đặt tay đúng vị trí ép tim:

  • Gót bàn tay thứ nhất đặt vào ½ dưới xương ức
  • Đặt bàn tay còn lại lồng lên trên bàn tay thứ nhất, giữ tư thế sao cho vai và cánh tay thẳng.
8 Tần số ép tim: 100-120 lần/phút
9 Độ sâu: 5-6 cm, đảm bảo ép thẳng
10 Để lồng ngực nở ra hoàn toàn sau mỗi lần ép
11 Gián đoạn ép tim không quá 10 giây
Khai thông đường thở:
12 Thực hiện kỹ thuật ngửa đầu – nâng cằm
Thông khí
13 Nếu có 1 cấp cứu viên: thổi ngạt qua mặt nạ cấp cứu bỏ túi

Nếu có 2 cấp cứu viên: bóp bóng – mặt nạ

14 Bóp ½ bóng trên 1 giây cho mỗi nhịp thở 
15 Phối hợp đúng tỷ lệ ép tim:thông khí 30:2
Sử dụng máy sốc điện tự động
16 Bật máy và gắn đúng vị trí 2 bản điện cực mà không làm gián đoạn ép tim
17 Để máy phân tích nhịp, hô mọi người tránh xa nếu có nhịp sốc điện, ép tim ngay lập tức sau khi sốc điện.
18 Nếu nhịp không thể sốc điện, tiếp tục ép tim và thông khí
19 Thực hiện hồi sinh tim phổi theo chu kỳ mỗi 2 phút, đánh giá lại mạch và nhịp thở cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc đội ngũ cấp cứu đến

HỒI SINH TIM PHỔI NÂNG CAO

RUNG THẤT HAY NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

STT Kỹ năng cần đạt Không Ghi chú
Đảm bảo vai trò trưởng nhóm
1 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
2 Đảm bảo hồi sinh tim phổi chất lượng cao tất cả mọi thời điểm
3 Đảm bảo các thành viên thực hiện tốt các kỹ năng và phối hợp hiệu quả
Xác định ngừng tim
4 Đánh giá đáp ứng của nạn nhân
5 Kích hoạt hệ thống cấp cứu
6 Kiểm tra mạch và nhịp thở đồng thời (không quá 10 giây)
Xử trí rung thất/nhanh thất vô mạch
7 Cho y lệnh hồi sinh tim phổi chất lượng cao ngay lập tức 
8 Cho y lệnh ngừng ép tim để phân tích nhịp
9 Xác định rung thất/nhanh thất vô mạch
10 Cho y lệnh ép tim ngay sau khi phân tích nhịp
11 Cho y lệnh sốc điện phá rung với mức năng lượng phù hợp
12 Hô lớn để các thành viên tránh ra và tiến hành sốc điện
13 Cho y lệnh ép tim ngay lập tức sau khi sốc điện
14 Chu kỳ 1: Không cho y lệnh dùng thuốc
15 Chu kỳ 2: Sốc điện với mức năng lượng phù hợp nếu nhịp có thể sốc. Cho y lệnh adrenaline 1 mg TM mỗi 3-5 phút
16 Chu kỳ 3: Sốc điện với mức năng lượng phù hợp nếu nhịp có thể sốc. Cho y lệnh amiodarone/lidocain đúng liều.
17 Đánh giá lại sau mỗi chu kỳ can thiệp
18 Tìm kiếm nguyên nhân ngừng tim (5H-5T)
19 Xử trí theo nguyên nhân ngừng tim nếu phát hiện được

VÔ TÂM THU / HOẠT ĐỘNG ĐIỆN VÔ MẠCH

STT Kỹ năng cần đạt Không Ghi chú
Đảm bảo vai trò trưởng nhóm
1 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
2 Đảm bảo hồi sinh tim phổi chất lượng cao tất cả mọi thời điểm
3 Đảm bảo các thành viên thực hiện tốt các kỹ năng và phối hợp hiệu quả
Xác định ngừng tim
4 Đánh giá đáp ứng của nạn nhân
5 Kích hoạt hệ thống cấp cứu
6 Kiểm tra mạch và nhịp thở đồng thời (không quá 10 giây)
Xử trí vô tâm thu / hoạt động điện vô mạch
7 Cho y lệnh hồi sinh tim phổi chất lượng cao ngay lập tức 
8 Cho y lệnh ngừng ép tim để phân tích nhịp
9 Xác định vô tâm thu / hoạt động điện vô mạch
10 Cho y lệnh ép tim ngay sau khi phân tích nhịp
11 Chu kỳ 1: Cho y lệnh adrenaline 1 mg TM mỗi 3-5 phút
12 Chu kỳ 2: Không thuốc. 
13 Đánh giá lại sau mỗi chu kỳ can thiệp
14 Tìm kiếm nguyên nhân ngừng tim (5H-5T)
15 Xử trí theo nguyên nhân ngừng tim nếu phát hiện được

RỐI LOẠN NHỊP NHANH 

STT Kỹ năng cần đạt Không Ghi chú
1 Đánh giá ABC và xác định nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút
Xử trí ban đầu phù hợp với nhịp nhanh
2 Đảm bảo đường thở, hỗ trợ hô hấp/oxy liệu pháp nếu cần
3 Gắn monitor theo dõi nhịp tim, huyết áp và SpO2 (đo ECG 12 chuyển đạo nếu được)
4 Lập đường truyền TM
5 Đánh giá tình trạng tưới máu, xác nhận các dấu hiệu:

  • Hạ huyết áp
  • Rối loạn tri giác cấp tính
  • Dấu hiệu sốc
  • Đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ
  • Suy tim cấp
6 Xác định nhịp nhanh không ổn định
7 Cho y lệnh chuyển nhịp đồng bộ với mức năng lượng phù hợp 
8 Đánh giá đáp ứng điều trị 
9 Xác định nhịp nhanh ổn định phức bộ QRS hẹp
10 Tiến hành nghiệm pháp Vagal
11 Đánh giá đáp ứng điều trị sau khi thực hiện nghiệm pháp
12 Cho y lệnh tiêm adenosine đúng liều
13 Đánh giá lại đáp ứng điều trị
14 Xác định nhịp nhanh ổn định phức bộ QRS rộng
15 Cho y lệnh tiêm amiodarone đúng liều
16 Đánh giá đáp ứng điều trị

RỐI LOẠN NHỊP CHẬM 

STT Kỹ năng cần đạt Không Ghi chú
1 Đánh giá ABC và xác định nhịp tim chậm < 50 lần/phút
Xử trí ban đầu phù hợp với nhịp chậm
2 Đảm bảo đường thở, hỗ trợ hô hấp/oxy liệu pháp nếu cần
3 Gắn monitor theo dõi nhịp tim, huyết áp và SpO2 (đo ECG 12 chuyển đạo nếu được)
4 Lập đường truyền TM
5 Đánh giá tình trạng tưới máu, xác nhận các dấu hiệu:

  • Hạ huyết áp
  • Rối loạn tri giác cấp tính
  • Dấu hiệu sốc
  • Đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ
  • Suy tim cấp
6 Xác định nhịp chậm không ổn định
7 Cho y lệnh Atropin 1 mg TM
8 Đánh giá đáp ứng điều trị 
9 Nếu không đáp ứng, cho y lệnh Atropine 1 mg TM
10 Cho y lệnh chuẩn bị đặt máy tạo nhịp qua da, hoặc truyền Dopamine/Epinephrine đúng liều
11 Đánh giá đáp ứng điều trị
12 Xác định nhịp chậm ổn định
13 Gắn monitor, theo dõi nhịp tim và lâm sàng
14 Tìm nguyên nhân và xử trí nếu phát hiện được
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here