Viêm vùng chậu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng tránh

nhathuocngocanh.comViêm vùng chậu là bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra tình trạng nhiễm trùng ở nữ giới ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bệnh nếu không dược điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh. Do đó, việc tìm hiểu các nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp phòng tránh được căn bệnh này.

Bệnh viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ. Các bộ phận dễ bị viêm là tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, khung chậu. Bệnh lý này dễ xảy ra ở phái nữ từng sinh con hoặc có đời sống tình dục thiếu lành mạnh. Bệnh thường do vi khuẩn lây qua đường tình dục lây lan từ âm đạo đến tử cung, đến ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Viêm vùng chậu xuất hiện do tác nhân chủ yếu là vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis, các vi khuẩn này gây ra tình trạng áp xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

Các hệ thống sinh sản là một phần của cơ thể có liên quan trong việc mang thai và sinh con. Các cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng bởi PID bao gồm tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Khi bị PID, bạn có thể cảm thấy đau bụng ở vùng bụng dưới (bụng). Bạn cũng có thể bị tiết dịch bất thường (rò rỉ) từ âm đạo.

Viêm vùng chậu thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc triệu triệu trứng tùy thuộc từng người. Do đó, đôi khi người bệnh không tự nhận ra được bệnh của mình. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như gây vô sinh, thai ngoài tử cung hay gây ung thư ở phụ nữ.

Viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ
Viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ

Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu

Các triệu biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu có thể nhẹ và khó nhận biết. Các triệu chứng có thể thay đổi khác nhau trên mỗi bệnh nhân, có khi không có dấu hiệu rõ rệt. Một số người bệnh có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Khi sự viêm nhiễm đã lan ra thì triệu chứng phổ biến sẽ là:

  • Đau âm ỉ ở bụng dưới và xương chậu, đau tăng lên khi đi bộ hoặc vận động.
  • Đau trong và sau khi quan hệ tình dục.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường hoặc nặng, khí hư ra nhiều hơn kèm theo màu sắc khác bình thường, có mùi hôi khó chịu, đôi khi trong chất dịch còn đi kèm với máu.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là trong và sau khi quan hệ hoặc giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sốt, đôi khi có ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Đi tiểu đau buốt, tiểu nhiều lần.
  • Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dữ dội do viêm nhiễm ảnh hưởng đến buồng trứng.

Đôi khi, các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu có thể giống với các triệu chứng của thai ngoài tử cung nên bác sĩ cần phải chẩn đoán phân biệt được bệnh nào đang gây ra triệu chứng. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nên ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu phát sinh do sự phát tán và lây lan của vi khuẩn trong vùng kín. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis là nguyên nhân phổ biến của bệnh. Con đường lây nhiễm chủ yếu là khi quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trong các trường hợp:

  • Cổ tử cung mở (hành kinh, rụng trứng).
  • Cổ tử cung bị viêm nhiễm.
  • Các phẫu thuật ở vùng chậu.
  • Sẩy thai, sinh con, đặt vòng.
  • Viêm ruột thừa nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

  • Quan hệ tình dục từ khi còn rất trẻ.
  • Quan hệ tình dục với người bị lậu hoặc nhiễm Chlamydia.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Đã từng bị viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đây.
  • Đặt vòng tránh thai, thường xảy ra trong vòng 3 tuần đầu sau khi đặt vòng.
  • Thụt rửa âm đạo thường xuyên khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong đó có bệnh viêm vùng chậu.

Không có các yếu tố nguy cơ gây bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo sức khỏe.

Bệnh viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm vùng chậu kéo dài hoặc không được điều trị hợp lý có thể làm cho mô sẹo và ổ áp xe phát triển trong đường sinh sản gây các tổn thương vĩnh viễn tới cơ quan sinh sản. Các biến chứng có thể bao gồm:

Bệnh viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi đã thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà đã bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Nguyên nhân là do mô sẹo phát triển trong ống dẫn trứng và ngăn trứng đã thụ tinh đi qua ống dẫn trứng để vào tử cung làm tổ. Mang thai ngoài tử cung có thể gây xuất huyết, đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Gây vô sinh

Viêm vùng chậu gây tổn thương cơ quan sinh sản, để lại sẹo trên ống dẫn trứng, gây tắc ống dẫn trứng và ngăn cản sự thụ tinh để tạo nên bào thai. Tình trạng viêm kéo dài có thể chuyển sang mãn tính khiến cơ quan sinh sản bị xơ hóa, hình thành dải xơ, dây dính làm tắc vòi trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng đậu thai dẫn tới vô sinh.

Đau vùng chậu mãn tính

Bệnh viêm vùng chậu có thể gây đau vùng chậu kéo dài, từ vài tháng đến vài năm. Sẹo tại ống dẫn trứng và các cơ quan xung quanh vùng chậu khác có thể gây đau khi đến kỳ kinh nguyệt, thời kỳ rụng trứng hoặc khi quan hệ.

Áp xe buồng trứng

Viêm vùng chậu do vi khuẩn nên dễ dẫn đến tình trạng áp xe buồng trứng. Áp xe hình thành tập hợp mủ trong ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc có thể phát triển trong tử cung và trong các cơ quan vùng chậu khác. Nếu áp xe không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị nhiễm trùng nặng hơn đe dọa tính mạng.

Khi nào thì nên tới gặp bác sĩ?

  • Khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng như: đau khi quan hệ hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Ra huyết âm đạo giữa chu kỳ
  •  Quan hệ với người bị nhiễm chlamydia, lậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Quan hệ với người có các triệu chứng có lẽ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục  với các dấu hiệu như: tiểu buốt, rát hoặc tiết dịch bất thường ở cơ quan sinh dục.

Điều trị bệnh viêm vùng chậu

Hiện tại, có rất nhiều cách chữa trị bệnh viêm vùng chậu tùy vào sự chỉ định của bác sĩ, sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Điều trị bệnh sớm trước khi nhiễm trùng lây lan là hiệu quả nhất. Bệnh ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng một số loại kháng sinh dạng uống hoặc tiêm, một số trường hợp nhiễm trùng có thể cần phải nhập viện và truyền kháng sinh.

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi tiến hành điều trị viêm vùng chậu bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể dùng một loại thuốc hoặc có thể kết hợp với vài loại thuốc khác. Tuy nhiên, cần phải được sử dụng đều đặn, hàng ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất hẳn, hoặc khi bác sĩ chỉ định ngừng thì mới dừng điều trị.

Đây là một phương pháp điều trị khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà nhưng người bệnh cần tuân thủ phác đồ và liệu trình của bác sĩ để tránh sinh ra các trường hợp kháng thuốc, nhờn thuốc của vi khuẩn, khiến vi khuẩn lây lan nhanh hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Khi bệnh viêm vùng chậu ở giai đoạn nặng hơn, kháng sinh không điều trị được các ổ áp xe quanh ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì người bệnh phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Khi ổ áp xe bị vỡ, người bệnh có thể phải phẫu thuật (thường là phẫu thuật nội soi) để dẫn lưu mủ.

Ngoài ra, cần điều trị cho cả bạn tình để tránh nguy cơ mắc bệnh hoặc tái nhiễm do vi khuẩn vẫn còn. Bạn cần phải thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn (như dùng bao cao su) để tránh lây hoặc nhiễm bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Vì vậy, để dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu cần lưu ý đến một số các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: vùng kín được vệ sinh sạch sẽ nhất là trước và sau khi quan hệ. Từ đó làm giảm khả năng xâm nhập và hạn chế môi trường sống của vi khuẩn.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh hợp lý
  • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng để tránh viêm nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu.
  • Tránh thụt rửa âm đạo: khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm tổn thương âm đạo, làm mất cân bằng môi trường pH. Không nên lạm dụng các sản phẩm vệ sinh có độ dưỡng ẩm và sát khuẩn cao.
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám ngay để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chống các tác nhân gây hại nguy hiểm.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng /lần: Viêm vùng chậu là một bệnh khó có thể nhận biết ở giai đoạn đầu, chỉ khi đến giai đoạn mãn tính mới xuất hiện những triệu chứng. Do đó, quá trình đi khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm vùng chậu và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm vùng chậu, một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sức khỏe của bạn. Do đó mà bạn hãy chú ý các phương pháp phòng ngừa nhiễm bệnh, phòng tránh nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh để đảm bảo sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Nhân viên phòng khám Mayo, Pelvic inflammatory disease (PID), Mayoclinic, đăng ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 10/12/2021.

Tác giả: Neha Pathak, MD, What Is Pelvic Inflammatory Disease?, Webmd, đăng ngày 13 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 10/12/2021.

Xem thêm:

1 thoughts on “Viêm vùng chậu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here