Nhathuocngocanh.com – Viêm tủy xương là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều hiệu quả xấu đối với sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng tiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.
Viêm tủy xương là gì?
Bệnh viêm tủy xương còn có tên gọi khác là cốt tủy viêm. Bệnh lý này có bản chất là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính hay mãn tính ở các xương, được tính chung bao gồm cả tủy xương cũng như tổ chức mô mềm xung quanh phần xương đó. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tủy xương thường là vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc các loại liên cầu khi chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Các loại tác nhân gây bệnh này sẽ xâm nhập vào đường máu trước khi chúng khu trú vào xương và tủy xương. Do đó mà nhiều trường hợp người bệnh sẽ có biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn huyết trước khi có biểu hiện viêm tủy xương.
Viêm tủy xương thường xuất hiện sau các tổn thương như gãy xương, vết mụn nhọt lớn, vết ăn và bội nhiễm sâu trên da, bệnh viêm tai giữa, nhiễm trùng phế quản phổi hay do bất cứ bệnh lý viêm nhiễm toàn thân khác.
Bệnh viêm tủy xương có thể tiến triển một cách nhanh chóng khiến cho người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn. Trong một số trường hợp khác, bệnh cũng có thể tiến triển âm thầm, từ từ và bệnh nhân cảm thấy ít đau hơn.
Các vị trí xương trên cơ thể đều có thể bị tổn thương và dẫn đến tình trạng viêm tủy, nhưng các vị trí thường gặp nhất là tại đầu của các xương dài. Đó là những nơi xương có tính chất tương đối mềm, tủy xương nhiều, những xương càng phát triển mạnh thì lại càng dễ bị viêm tủy xương. Đối với trẻ em thì tình trạng viêm thường sẽ rầm rộ hơn, có thể viêm nhiễm toàn thân, gây nên nhiều biến chứng cho trẻ.
Người ta thường chia viêm tủy xương thành 2 thể bệnh chính là cấp tính và mãn tính.
Viêm tủy xương cấp tính có các triệu chứng trên lâm sàng biểu hiện một cách rầm rộ. Thể bệnh cấp tính khi không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ có nguy cơ tiến triển thành thể mạn tính. Thể bệnh viêm tủy xương mạn tính sẽ diễn biến kéo dài, phần lớn người bệnh không có những biểu hiện rõ rệt, nhưng xen kẽ vào đó là những đợt bùng phát, gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển của xương, biến dạng xương, từ đó làm hạn chế vận động và gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Thời gian phát hiện và điều trị bệnh có ý nghĩa rất lớn trong tiên lượng bệnh. Do đó kiệm soát bệnh trên người khỏe mạnh là một phương pháp tầm soát không thể bỏ qua khi khám sức khỏe định kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tủy xương là gì?
Tác nhân gây bệnh
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm tủy xương có nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây nên, cụ thể như sau:
- Tụ cầu vàng: đây là loại vi khuẩn hay gặp nhất, là tác nhân chính gây ra bệnh viêm tủy xương, kể cả cấp hay mạn tính. Theo nhiều thống kê người ta thấy rằng tụ cầu vàng là tác nhân chiếm khoảng 50% các trường hợp viêm tủy xương.
Các loại vi khuẩn khác: Ngoài tụ cầu vàng, người ta còn có thể gặp các tác nhân khác gây viêm tủy xương như liên cầu tan máu nhóm A, phế cầu, trực khuẩn E Coli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh,… với tỷ lệ ít hơn.
Nguyên nhân khác
Bất kể đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương. Tuy nhiên bệnh sẽ có thể hay gặp hơn ở một số đối tượng có các yếu tố nguy cơ như:
- Viêm tủy xương có thể lây nhiễm qua đường máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, tuy nhiên vẫn thường gặp nhất ở lứa tuổi thiếu niên.
Chấn thương cũng được coi là một yếu tố thuận lợi, làm suy sút khả năng đề kháng của cơ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm tủy xương dễ dàng hình thành, phát triển khi có nhiễm khuẩn huyết xảy ra.
Yếu tố điều kiện sống và xã hội: thường là những người sống trong điều kiện khó khăn, thường xuyên làm việc gắng sức, nặng nhọc, ăn uống không đảm bảo, sức đề kháng vì thế mà giảm đi rất nhiều.
Triệu chứng bệnh viêm tủy xương
Trên thực tế, người ta thường nhận biết bệnh viêm tủy xương dựa và các triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng như sau:
Triệu chứng lâm sàng
Tùy vào từng đối tượng khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng của viêm tủy xương có thể biểu hiện một cách rầm rộ nhưng cũng có thể âm thầm kín đáo, cụ thể như sau:
Viêm tủy xương thể cấp tính: thể bệnh này thường gặp nhiều ở các đối tượng là trẻ em, có thể chiếm tới 80% trên tổng số các trường hợp.
Bệnh nhân có thể xuất hiện hội chứng nhiễm trùng toàn thân một cách rầm rộ với các triệu chứng như: sốt cao, nhiệt độ trên 38,5 độ C, có hoặc không kèm theo rét run, có các dấu hiệu sưng nóng đỏ tại chỗ và xung quanh khu vực tổn thương. Khi trên bề mặt da của bệnh nhân có xuất hiện các nốt ban đỏ hay sưng phồng khu vực tổ chức phần mềm thường là do lượng mủ viêm đã vượt qua vùng màng vỏ của xương sau đó tràn lan vào các tổ chức phần mềm cũng như khớp lân cận làm cho những vùng này cũng có thể bị viêm nhiễm nặng nề.
Viêm tủy xương ở trẻ em
Trẻ thường xuyên quấy khóc và kêu đau vùng đầu chi, xung quanh các đầu xương lớn, hạn chế các hoạt động nô đùa thường ngày của trẻ. Trẻ có vẻ kém năng động hơn, ì ạch và ngủ nhiều hơn.
Trong quá trình thăm khám các bác sĩ sẽ thấy có hiện tượng sưng nề nhẹ xung quanh khu vực đầu xương. Nếu có cách ổ nhiễm khuẩn trước đó thì các bác sĩ cũng sẽ đánh giá được tình trạng viêm nhiễm, từ đó tiên lượng được tình trạng bệnh của từng cá nhân.
Ở giai đoạn muộn của bệnh, khi tình trạng viêm đã phá vỡ ra các tổ chức phần mềm, toàn thân thì bệnh nhân sẽ có hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất rầm rộ.
Viêm tủy xương thể mạn tính: thể bệnh này sẽ tiến triển một cách từ từ, kéo dài, bệnh thường ở giai đoạn ủ bệnh không có các triệu chứng lâm sàng, thỉnh thoảng sẽ có xen kẽ với những giai đoạn bùng phát trở lại với những triệu chứng rầm rộ. Viêm tủy xương kéo dài sẽ hình thành nên các lỗ rò từ bên trong xương ra ngoài da, gây chảy mủ, có khi lỗ rò thoát ra những vùng xương chết. Khi lỗ rò bị tắc có thể lại có một đợt bùng phát nhiễm khuẩn mới nặng nề hơn.
Triệu chứng cận lâm sàng
Bệnh nhân viêm tủy xương có một số dấu hiệu cận lâm sàng đặc hiệu như sau:
- >Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có thể thấy có dấu hiệu tăng số lượng các tế bào bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, chỉ số máu lắng và protein C phản ứng viêm (CRP) tăng cao.
- Chụp phim X quang có thể thấy các hình ảnh tổn thương sưng nề tổ chức phần mềm, có phản ứng màng xương. Tình trạng tiêu xương có thể có nhưng thường xuất hiện muộn hơn, có thể gặp hình ảnh tiêu xương có bờ viền phản ứng rõ, hình mảnh xương chết.
- Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp các bác sĩ phát hiện tình trạng sưng nề, tổn thương đụng dập phần mềm. Từ đó định hướng nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu chụp X quang và siêu âm không đem lại giá trị chẩn đoán thì có thể cho bệnh nhân chụp phim cắt lớp vi tính để phát hiện những tổn thương nhỏ hơn.
- Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm để lấy bệnh phẩm, sau đó tiến hành soi tươi, nuôi cấy tìm vi khuẩn, nếu có đủ điều kiện có thể làm kháng sinh đồ để phục vụ cho quá trình điều trị cũng như tăng cao hiệu quả điều trị.
Để có thể chẩn đoán xác định bệnh viêm tủy xương giai đoạn sớm có thể dùng phương pháp chụp xạ hình xương 3 pha dùng 99 Tc-MDP. Phương pháp này có thể giúp phát hiện bệnh sớm trong vòng 24 cho đến 48 giờ đầu
Chẩn đoán bệnh viêm tủy xương như thế nào?
Để chẩn đoán xác định bệnh viêm tủy xương cần phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- >Dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc rõ, viêm nhiễm tại chỗ khu vực các đầu tiếp giáp thân xương có hoặc không kèm theo đau.
- Chụp phim X quang trong vòng 7 đến 10 ngày đầu sẽ chưa thể xác định được bệnh một cách rõ ràng. Tuy nhiên sau 12 ngày thì các dấu hiệu viêm xương bắt đầu rõ ràng hơn trên hình ảnh x quang.
- Có những thay đổi bất thường của phần mềm, phát hiện qua phim chụp cắt lớp vi tính.
- Các xét nghiệm máu cho kết quả có giá trị như tốc độ máu lắng tăng cao hơn nhiều so với bình thường, số lượng tế bào bạch cầu tang đặc biệt là các tế bào đa nhân trung tính.
- Dùng phương pháp xạ hình xương toàn thân với Tc99m-MDP là phương pháp có độ nhạy cao trong phát hiện viêm tủy xương khi còn ở giai đoạn sớm. Đây là một phương pháp hỗ trợ trong việc chẩn đoán hiện đại, không xâm lấn, đem lại độ chính xác cao
Việc chẩn đoán sớm bệnh viêm tủy xương rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp cho bệnh nhân có thể dược điều trị kịp thời, đúng cách, từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm, nặng nề hơn. Hiện nay người ta đang dần xen kẽ các xét nghiệm sàng lọc bệnh viêm tủy xương vào các chương trình thăm khám sức khỏe định kỳ cho mọi người.
Phác đồ điều trị bệnh viêm tủy xương
Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm tủy xương nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ có nguy cơ trầm trong hơn và nặng nhất có thể ảnh hướng tới tính mạng của bệnh nhân. Vậy điều trị bệnh viêm tủy xương như thế nào?
Nguyên tắc điều trị
Trước khi điều trị bệnh, chúng ta phải nắm kỹ một số nguyên tắc chính như sau:
- >Tập trung chẩn đoán các định bệnh khi còn ở giai đoạn sớm. Khi đã xác định chính xác bệnh, bắt đầu chỉ định cho bệnh nhân dùng kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Nên thực hiện các biện pháp kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh đặc hiệu, có độ nhạy nhất. Kèm theo đó cần phải thực hiện dẫn lưu toàn bộ ổ mủ và tổ chức hoại tử để tránh tình trạng bội nhiễm thứ phát.
- Trước khi chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc tiếp theo cần tiến hành cấy máu, cấy dịch khớp, làm nhanh các xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại vùng tổn thương bằng các phương pháp đặc hiệu như soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn. Sau đó căn cứ vào kết quả soi tươi nhuộm gram cùng với các yếu tố nguy cơ để định hướng tác nhân và để lựa chọn các loại thuốc điều trị thích
- Khi dùng kháng sinh nên lựa chọn các loại kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn (tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn bằng cách phá hủy bộ gen của chúng), dùng liều cao ngay từ đầu, khởi đầu nên dùng luôn qua con đường tĩnh mạch để bệnh nhân nhanh đáp ứng. Trong đa số trường hợp người ta thường dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao như Oxacillin, Nafcillin, Cefazolin, hoặc Vancomycin,… Nếu cần thiết có thể kết hợp với các thuốc thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, hoặc Aminoglycosid, hoặc Fluoroquinolon nếu nghi ngờ có tác nhân là vi khuẩn gram âm.
Thời gian điều trị
- Trong thể bệnh viêm tủy xương cấp tính nên để thời gian điều trị khoảng từ 4 chỗ đến 6 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp thời gian điều trị dưới 3 tuần thì tỷ lệ điều trị thất bại sẽ cao gấp 10 lần.
- Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị theo phương pháp phẫu thuật ngoại khoa trong trường hợp có áp xe bên ngoài hay xung quanh bên ngoài xương, dưới màng xương, kết hợp có viêm khớp nhiễm khuẩn, hoặc không đáp ứng với các thuốc điều trị sau 24-48h.
- Trong trường hợp bệnh nhân có kèm theo viêm đĩa đệm đốt sống cũng nên kéo dài thời gian điều trị từ 4-6 tuần hoặc dài hơn. Điều trị phẫu thuật phần lớn không cần thiết, trừ khi cột sống mất vững hoặc có triệu chứng chèn ép thần kinh, hoặc áp xe phần mềm lan rộng không thể giải quyết bằng dẫn lưu dưới da.
- Nếu bệnh nhân bị viêm tủy xương mạn tính thì phải kết hợp theo dõi tiến triển bệnh và điều trị để điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài và phải kiên trì, không bỏ cuộc giữa liệu trình.
Viêm tủy xương có chữa được không?
Trước khi điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc một cách thực tế giữa nguy cơ và lợi ích của việc điều trị phẫu thuật loại trừ hẳn ổ viêm tủy xương mạn tính. Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ ổ viêm. Mục đích chính của việc điều trị chính là giúp cho bệnh nhân cải thiện tối đa chất lượng cuộc sống.
Nên dùng các loại thuốc kháng sinh thích hợp trước khi tiến hành phẫu thuật nhiều ngày để phòng chống tình trạng nhiễm khuẩn hậu phẫu. Sau khi phẫu thuật cũng cần phải tiếp tục dùng thuốc trong vòng 4- 6 tuần theo đường tĩnh mạch để đảm bảo tránh tái phát.
Gần đây các biện pháp ghép xương, ghép phần mềm, phẫu thuật chuyển mạch nhằm cải thiện tình trạng nuôi dưỡng tại chỗ đã tạo ra những tiến bộ lớn trong điều trị bệnh viêm tủy xương thể mạn tính.
Phòng ngừa bệnh viêm tủy xương như thế nào?
Trong y khoa, phòng bệnh luôn được xếp quan trọng hơn việc chữa bệnh và đối với bệnh viêm tủy xương cũng như vậy. Một số cách phòng bệnh viêm tủy xương mà các bạn nên quan tâm đó là:
- Điều trị sớm và triệt để các ổ viêm nhiễm khuẩn trên bất cứ vị trí nào của cơ thể. Tốt nhất các bạn nên điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ, tuân thủ thời gian và cách thức điều trị. Tránh để tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra nhiều vị trí khác hay lan toàn thân.
- Đối với các vết thương ngoài da cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dẫn lưu tốt tránh tình trạng nhiễm trùng thứ phát.
- Thăm khám và kiểm soát các bệnh lý về xương định kỳ. Sau các tổn thương nên kiểm tra tầm soát kết hợp tình trạng của xương để có thể phát hiện bệnh sớm. Nếu có có thể điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không tự ý chích rạch đay điều trị không hợp vệ sinh các vế mụn nhọt để tránh dẫn vi khuẩn ngược dòng vào bên trong gây nhiễm khuẩn huyết và viêm tủy xương.
Các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị viêm tủy xương
Chế độ ăn cũng luôn được quan tâm đối với những bệnh nhân viêm tủy xương. Trong thực ăn mỗi ngày các bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm như:
- Các loại thực phẩm giàu sắt: sắt là một yếu tố tham gia quá trình tạo máu của cơ thể, rất tốt cho những bệnh nhân viêm tủy xương. Các bạn có thể bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, gan động vật,…
- Các loại ngũ cốc: ngũ cốc chứa nhiều năng lượng cũng rất tốt cho những bệnh nhân viêm tủy xương
- Các loại thực phẩm giàu vitamin: Bệnh nhân viêm tủy xương cũng cần bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua các loại rau củ quả như cam, táo, rau xanh, cà rốt,…
Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Tài liệu tham khảo
Ifeanyi I. Momodu; Vipul Savaliya (2023), Osteomyelitis, NCBI. Truy cập ngày 31/05/2023.
Thuốc kháng sinh thường dùng trong viêm tủy xương là gì
Dạ, chào bạn. Một số kháng sinh được dùng trong viêm tủy xương như: Oxacillin, Nafcillin, Cefazolin hoặc Vancomycin,…
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tủy xương là gì?
Chào bạn, nguyên nhân chính gây viêm tủy xương là tụ cầu vàng hoặc một số các loại vi khuẩn khác ạ