TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở TRẺ EM

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU TÁN HUYẾT Ở TRẺ EM – Tải file PDF Tại đây.

A – TỔNG QUAN

Thiếu máu có thể do một trong ba cơ chế chính: giảm sản xuất hồng cầu, tăng mất hồng cầu, hoặc sự phá hủy sớm các tế bào hồng cầu (tán huyết). Sự kết hợp các cơ chế này có thể xuất  hiện đồng thời trong một số bệnh lý. 

B – QUÁ TRÌNH TÁN HUYẾT

Sau khi được giải phóng từ tủy xương, các tế bào hồng cầu trưởng thành, không có nhân nhìn  chung tồn tại từ 100-120 ngày trong tuần hoàn. Ở trạng thái ổn định, có khoảng 1% các tế bào hồng cầu trong tuần hoàn bị phá hủy hàng ngày và được thay thế bởi một lượng tế bào  hồng cầu mới (hồng cầu lưới) được giải phóng từ tủy xương. 

Phết máu ngoại biên của bệnh nhân tăng hồng cầu lưới. Không giống với hồng cầu trưởng thành (mũi tên), central pollor và cùng kích thước với nhân tế bào lympho nhỏ (đầu mũi tên), hồng cầu lưới (mũi tên nét đứt) lớn hơn, không có central pallor vì không có đĩa lõm hai mặt. Nhuộm Wright-Giemsa.
Phết máu ngoại biên của bệnh nhân tăng hồng cầu lưới. Không giống với hồng cầu trưởng thành (mũi tên), central pollor và cùng kích thước với nhân tế bào lympho nhỏ (đầu mũi tên), hồng cầu lưới (mũi tên nét đứt) lớn hơn, không có central pallor vì không có đĩa lõm hai mặt. Nhuộm Wright-Giemsa.
Phế máu máu ngoại biên bình thường.
Phế máu máu ngoại biên bình thường.

Nhiều tiểu cầu (đầu mũi tên) và tế bào lympho bình  thường (mũi tên) có thể được tìm thấy. Tế bào hồng cầu tương đối đồng bộ về hình dạng và  kích thước. Đường kính của hồng cầu bình thường xấp xỉ nhân của tế bào lympho nhỏ;  central pallor (mũi tên nét đứt) khoảng 1/3 đường kính của nó. 

Để bù trừ đời sống hồng cầu ngắn, tủy xương tăng sản xuất hồng cầu, đáp ứng trung gian tăng  erythropoietin. Ví dụ, ở người lớn mắc bệnh hồng cầu hình cầu di truyền (HS – hereditary  spherocytosis), tủy xương có thể tăng dòng output của hồng cầu gấp 6-8 lần. Việc sản xuất  tối đa erythropoietin, bệnh nhân có thể không biểu hiện thiếu máu mặc dù đời sống hồng cầu  bị rút ngắn đáng kể (tán huyết bù đủ).  

Tăng sản xuất hồng cầu trong đáp ứng với tình trạng tán huyết, lượng hồng cầu lưới thường  vượt quá 2%, với lượng hồng cầu lưới tuyệt đối thường > 100 000/microL. Khi tán huyết  mạn tính, thường tăng sản các thành phần sản xuất erythropoietin trong tủy xương, đảo  ngược tỉ lệ myeloid-to-erythroid từ 3:1 (bình thường) xuống 1:1 hoặc thấp hơn. Trong các  bệnh tán huyết mạn tính nặng ở trẻ nhỏ (eg, thalassamia major, bệnh hồng cầu hình cầu bẩm  sinh, bệnh hồng cầu hình liềm), sự phì đại của tủy xương có thể gây biến dạng xương, đặc  biệt là xương sọ và xương bàn tay. 

C – NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Tổng quan

Bệnh lý tán huyết có thể được phát hiện thông qua sự hiện diện tăng nồng độ sản phẩm  chuyển hóa của quá trình tán huyết, bao gồm bilirubin gián tiếp, LDH và hemoglobin tự do  trong huyết tương. Ở trẻ lớn hơn, giảm nồng độ haptoglobin là bằng chứng của tán huyết;  tuy nhiên, đây không phải là marker đáng tin cậy ở trẻ < 18 tháng tuổi. 

Phân loại

Bệnh lý tán huyết nhìn chung được phân loại thành các bất thường bên trong hồng cầu hoặc  bệnh lý ngoại sinh tác động lên hồng cầu bình thường.

  • Intrinsic hemolytic anemia – nhìn chung là bệnh lý hemoglobin di truyền hoặc bẩm  sinh (eg, bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia), khiếm khuyết màng hồng cầu (hồng  cầu hình cầu…) hoặc thiếu enzyme (eg, G6PD, pyruvate kinase). 
  • Extrinsic hemolytic anemias – thường là mắc phải và do các yếu tố miễn dịch, hóa học  hoặc thay đổi sinh lý tác động gây phá hủy hồng cầu. Bao gồm thiếu máu tan máu tự miễn (AIHAs – autoimmune hemolytic anemias), cường lách, bệnh lý huyết khối mạch  máu nhỏ và nhiều loại thuốc chứa tác nhân oxy hóa như dapsone và nitrites. 

Diễn tiến của bệnh lý tán huyết

Thiếu máu tán huyết mạn tính nhìn chung được bù trừ một phần thông qua tăng sản xuất  hồng cầu lưới trong thời gian dài cũng như các cơ chế thích nghi khác. Do vậy, bệnh nhân  thường không có triệu chứng mặc dù thiếu máu nặng. 

Ngược lại, thiếu máu tán huyết cấp tính có thể xuất hiện trong bệnh cảnh nhiễm trùng hoặc  AIHA, gây triệu chứng nặng nề dù thiếu máu tương đối nhẹ, do đột ngột giảm hemoglobin. 

D – INTRINSIC HEMOLYTIC ANEMIA

Intrinsic hemolytic anemia bao gồm bệnh lý hemoglobin, khiếm khuyết màng hồng cầu và  thiếu enzyme. 

Bệnh lý hemoglobin

Bệnh lý hemoglobin là nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu tán huyết và bao gồm SCD,  thalassemias và hemoglobins không ổn định: 

  • SCD: là bất kỳ hội chứng nào đột biến trong gen mã hóa chuỗi globin cùng di truyền  với đột biến tại allen chuỗi beta globin khác gây giảm hoặc mất khả năng sản xuất  chuỗi beta bình thường. Thiếu máu hồng cầu hình liềm (đột biến đồng hợp Hb S),  thalassemias thể beta-sickle, bệnh hemoglobin SC. Biểu hiện lâm sàng của SCD đa  dạng. Đặc điểm chính liên quan đến thiếu máu tán huyết, viêm và tắc mạch, có thể dẫn  đến đau cấp hoặc mạn cũng như thiếu máu cục bộ/nhồi máu mô. Nhồi máu lách nhìn  chung gây nhược lách chức năng trong giai đoạn sớm, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Thalassemias – Thalassemias là nhóm các bệnh lý đặc trưng với giảm hoặc mất khả năng tổng hợp một hoặc nhiều chuỗi globins. Beta-thalassemia thể major là dạng nặng  của thalassemia do đột biến đồng hợp gây mất khả năng tổng hợp (giảm nghiêm  trọng) chuỗi beta. Chẩn đoán thường dựa vào sàng lọc sơ sinh hoặc khoảng tuổi 6-12  tháng do biểu hiện xanh xao, quấy, chậm tăng trưởng, bụng chướng do gan lách to, và  vàng da. Xét nghiệm cho thấy thiếu máu tán huyết nặng với hồng cầu nhỏ, nhược sắc  đáng kể. Chẩn đoán dựa vào điện di hemoglobin (hình bên dưới).
  • Unstable hemoglobins – Hemoglobin không ổn định là bệnh lý hiếm gặp do di truyền  ảnh hưởng đến gen tổng hợp chuỗi globin. Ví dụ hemoglobin Hasharon và hemoglobin  Poole. Sự thoái giáng hemoglobin gây tích tụ trong tế bào hồng cầu, hình thành thể Heinz, gây tán huyết nội mạch và ngoại mạch. Mặc dù một số trường hợp có thể được  phát hiện trong sàng lọc sơ sinh, nhưng hầu hết bệnh nhân biểu hiện ở thời thơ ấu  hoặc trẻ vị thành niên với nhiều mức độ thiếu máu tán huyết khác nhau, và các biểu  hiện khác của tán huyết bao gồm vàng da, sỏi mật, lách to và/hoặc tiểu hemoglobin. 

Khiếm khuyết màng hồng cầu

Bệnh hồng cầu hình cầu có tính di truyền (HS) – là nguyên nhân thường gặp trong khiếm  khuyết màng hồng cầu. Nó biểu hiện thiếu máu tán huyết nhiều mức độ khác nhau và hồng  cầu hình cầu trên phết máu ngoại biên. HS do thay đổi dị hợp một trong 6 gen (thường gặp  nhất là gen ankyrin) mã hóa cho protein tạo độ bền trên màng hồng cầu. HS có thể biểu hiện ở bất kỳ độ tuổi nào với nhiều mức độ. Hầu hết trẻ mắc bệnh biểu hiện thiếu máu tán huyết  mức độ nhẹ hoặc trung bình. Trẻ sơ sinh bị HS thường biểu hiện vàng da và tăng bilirubin  máu; bilirubin huyết thanh có thể không đạt đỉnh cho đến một vài ngày sau sinh. Ở trẻ nhỏ và người lớn, biểu hiện có thể chỉ là phát hiện tình cờ thiếu máu tán huyết hoặc hồng cầu  hình cầu trên phết máu ngoại biên, hoặc có những trường hợp có thể có triệu chứng thiếu  máu, lách to và sỏi sắc tố mật. Bùng phát thiếu máu có thể xuất hiện trong những bệnh cảnh  nhất định như nhiễm parvovirus, mononucleosis và mang thai. Chẩn đoán HS cần xét nghiệm  chuyên biệt. Điều trị nhìn chung là hỗ trợ. Cắt lách có thể được thực hiện ở những bệnh nhân  chịu ảnh hưởng nặng nề.

Thiếu men

  1. Thiếu men G6PD 

Thiếu men G6PD là bệnh lý enzyme thường gặp nhất của hồng cầu, ảnh hưởng > 400  triệu người. Thiếu G6PD là bệnh lý di truyền liên kết NST X có thể gây biểu hiện lâm  sàng nhiều mức độ khác nhau: 

Biến thể nhóm II và III thường gặp và đặc trưng mức độ nhẹ. Các biến thể này  không gây thiếu máu mạn và tăng hồng cầu lưới, nhưng có thể gây các đợt tán  huyết cấp do nhiễm trùng hoặc thuốc khởi phát. 

Biến thể nhóm I hiếm gặp, nhưng gây thiếu máu mạn tán huyết mạn tính với  đợt cấp sau khi tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa. 

Biểu hiện lâm sàng của thiếu men G6PD phụ thuộc vào mức độ thiếu cũng như các  bệnh lý đi kèm. Thiếu G6PD chẩn đoán xác định với giảm hoạt động enzyme trong tế bào hồng cầu. Có nhiều test sàng lọc sẵn có, tuy nhiên kết quả âm giả cũng có thể gặp  trong đợt hoặc ngay sau đợt tán huyết, do đó, test lại được khuyến cáo nếu nghi ngờ lâm sàng. “Bite cells” và thể Heinz có thể được tìm thấy sau đợt tán huyết cấp tính.  Truyền máu có thể cần thiết trong những trường hợp tán huyết nặng và thiếu máu có  triệu chứng. 

  1. Thiếu men PK 

Thiếu men Pyruvate kinase di truyền là nguyên nhân thường gặp nhất trong thiếu  enzyme ly giải đường của hồng cầu. Hoạt động PK, được đo trong hồng cầu giảm đáng kể, nhưng hoạt động của enzyme trong tế bào máu khác bình thường. Mức độ tán  huyết đa dạng, từ đe dọa tính mạng, phụ thuộc truyền máu đến tán huyết được bù trừ hoàn toàn. Xét nghiệm phù hợp với sự hiện diện của tán huyết ngoại mạch. Giảm đáng  kể hoạt động enzyme PK trong hồng cầu và/hoặc xét nghiệm gen cho thấy hai đột biến  gen PKLR đòi hỏi cho chẩn đoán. Điều trị thiếu men PK phụ thuộc vào thời gian khi  bệnh lý trở nên rõ ràng. Chiếu đèn và/hoặc truyền máu có thể cần thiết trong trường  hợp tăng bilirubin máu nặng trong giai đoạn sơ sinh. Nếu tán huyết được bù đủ (ie,  thiếu máu tối thiểu), hướng điều trị nhìn chung là theo dõi. Ở bệnh nhân thiếu máu có  triệu chứng mức độ nặng, cắt lách là lựa chọn để làm giảm triệu chứng và tần suất  truyền máu.

E – EXTRINSIC HEMOLYTIC ANEMIA

Thiếu máu tán huyết do các bệnh lý gây phá hủy hồng cầu bình thường được xếp vào nhóm  này. Nó bao gồm thiếu máu tán huyết tự miễn (AIHAs; [bao gồm warm-reactive AIHA, bệnh  lý cold agglutinin, và paroxysmal cold hemoglobinuria – PCH]); cường lách; bệnh toàn thân  như nhiễm trùng, bệnh lý gan, bệnh lý thận, thuốc và độc tố; huyết khối vi mạch máu (bao  gồm hội chứng tán huyết ure huyết cao HUS, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối TTP,  đông máu nội mạch lan tỏa DIC); và bệnh Wilson. 

Thiếu máu tán huyết tự miễn

AIHA là tập hợp các rối loạn đặc trưng với sự hiện diện kháng thể tự miễn gắn kết với hồng  cầu của chính bản thân người đó, gây tán huyết, và khi tốc độ tán huyết vượt quá khả năng  thay thế tế bào máu mới của tủy xương, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện triệu chứng. Chẩn  đoán AIHA dựa vào bằng chứng tán huyết trên xét nghiệm (thiếu máu có tăng LDH, tăng  bilirubin gián tiếp và hemoglobin tự do trong huyết tương; giảm haptoglobin; và/hoặc tiểu  hemoglobin) và thường là test DAT – direct antiglobulin test dương tính. Mức độ thiếu máu  và đáp ứng của hồng cầu lưới đa dạng. 

  1. Warm-reactive AIHA 

Warm-reactive AIHA là dạng thường gặp nhất của AIHA nguyên phát ở trẻ em và do  warm-reactive autoantibodies, thường là IgG gắn kết với tế bào hồng cầu ở nhiệt độ 37oC. Quá trình này gây tán huyết ngoại mạch chủ yếu ở lách, gây thiếu máu, vàng da,  và hiếm khi gây lách to. Hồng cầu hình cầu cũng thường được tìm thấy trên phế máu  ngoại biên. Warm-reative AIHA có thể gây đe dọa tính mạng và thường không tự khỏi  nếu không điều trị. 

  1. Cold agglutinin disease 

Cold agglutinin tương đối ít gặp ở trẻ em. Hầu hết các trường hợp xuất hiện sau nhiễm  Mycoplasma pneumoniae hoặc nhiễm virus Epstein-Barr. Trong bệnh lý này, kháng  thể tự miễn IgM gắn kết với kháng nguyên I/i hồng cầu ở nhiệt độ lạnh hơn và cố định  bổ thể, gây tán huyết nội mạch trung gian bổ thể hoặc đào thải ngoại mạch trung gian  miễn dịch, chủ yếu do các đại thực bào ở gan. Thiếu máu có xu hướng nhẹ, và điều trị thuốc là không cần thiết trong hầu hết các trường hợp. “Clumping” thường được tìm  thấy trên phết máu ngoại biên, có thể làm cho trị số MV tăng giả. Điều trị bao gồm giữ cho bệnh nhân ấm và tránh tiếp xúc với nước lạnh. Đứa trẻ chịu ảnh hưởng nghiêm  trọng cần truyền máu, điều trị thuốc và/hoặc lọc huyết tương. Điều trị bệnh lý nền  (eg, kháng sinh trong trường hợp nhiễm Mycoplasma) cũng là hướng quan trọng  trong điều trị.

  1. PCH 

PCH là một dạng AIHA hầu như chỉ được tìm thấy ở trẻ em, thường gặp nhất là sau  nhiễm virus. PCH đặc trưng với kháng tự miễn IgG gắn kết ở nhiệt độ lạnh hơn; cố định bổ thể; và gây tán huyết nội mạch dẫn đến thiếu máu, tăng hemoglobin máu và  tiểu hemoglobin. Đứa trẻ PCH thường khởi phát đột ngột nhưng quá trình tán huyết  tự giới hạn. Giữ cho bệnh nhân ấm và tránh tiếp xúc với nước lạnh là điều trị chính.  Truyền máu có thể là cần thiết, đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu máu nặng và thiếu  máu có triệu chứng. 

Cường lách

Lách to có thể gây thiếu máu vì nó bắt giữ hồng cầu và tăng phá hủy hồng cầu. Mức độ tán  huyết và thiếu máu tỉ lệ thuận với độ lớn của lách. Giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu nhiều mức  độ cũng có thể hiện diện. 

Bệnh lý toàn thân

Bệnh lý toàn thân liên quan đến thiếu tán huyết ngoại tại không do miễn dịch bao gồm nhiễm  trùng, bệnh lý gan và bệnh lý thận. Nhiễm trùng thường gặp hơn gây tán huyết trung gian  miễn dịch; tuy nhiên, tán huyết không do miễn dịch xuất hiện trong nhiễm một số kí sinh  trùng nhất định (eg, sốt rét), vi khuẩn (eg, Clostridium perfingens). Bệnh lý gan gây thiếu  máu tán huyết do cường lách và do thay đổi màng tế bào hồng cầu. Tán huyết có thể xuất hiện  ở bệnh nhân có bệnh lý thận do các mảnh vỡ tán huyết liên quan đến bệnh lý mạch máu nhỏ,  ảnh hưởng của tăng ure huyết tương, và/hoặc ảnh hưởng của lọc máu. 

Thuốc và ngộ độc

Một số thuốc và độc tố có thể gây tán huyết thông qua nhiều cơ chế. Oxidative damage là  thường gặp nhất ở nhóm bệnh nhân thiếu men G6PD dùng thuốc hoặc độc chất thúc đẩy  oxidative stress. Tán huyết miễn dịch có thể được tìm thấy sau truyền IVIG và anti-D globulin. 

Bệnh lý mạch máu nhỏ

Thiếu máu tán huyết mạch máu nhỏ do phá vỡ hồng cầu nội mạch, tạo ra các mảnh vỡ hồng  cầu trên phết máu ngoại biên.

  1. HUS 

HUS được định nghĩa là sự xuất hiện đồng thời của thiếu máu tán huyết vi mạch máu,  giảm tiểu cầu và tổn thương thận cấp. Nó là một trong những nguyên nhân chính gây  tổn thương thận cấp ở trẻ em. Hầu hết các trường hợp do nguyên nhân nhiễm trùng  (eg, Shiga toxin từ E. coli hoặc Pneumococcus. 

  1. TTP 

TTP là bệnh lý huyết khối mạch máu nhỏ do tăng hoạt động của von Willebrand factor cleaving protease ADAMTS12. TTP là bệnh lý mắc phải thường gặp nhất do kháng thể ức chế ADAMTS13. Đột biến gen hiếm khi gây thiếu ADAMTS13 bẩm sinh. TTP mắc  phải có thể gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị ngay lập tức. Nó đặc trưng  với thiếu máu tán huyết mạch máu nhỏ nghiêm trọng và giảm tiểu cầu. Triệu chứng  thần kinh và bất thường ở thận có thể được tìm thấy nhưng không phải luôn hiện diện.  Thời gian bắt đầu lọc huyết tương có thể cứu sống bệnh nhân TTP, nên nghi ngờ đặt  ra ở bệnh nhân thiếu máu, giảm tiểu cầu, đặc biệt nếu có mảnh vỡ hồng cầu trên phết  máu ngoại biên. 

  1. DIC 

DIC là hội chứng mắc phải gây tăng hoạt hóa hệ thống đông máu do nhiều bệnh lý khác  nhau (eg, nhiễm trùng, chấn thương, ác tính). Đặc điểm lâm sàng bao gồm xuất huyết  và huyết khối vi mạch; tán huyết không phải là triệu chứng chính. 

Tổn thương cơ học

Tán huyết do phá hủy cơ học có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh, bao gồm van tim nhân  tạo và Kasabach-Merritt (hội chứng tiêu thụ yếu tố đông máu, giảm tiểu cầu và phá vỡ hồng  cầu do u máu khổng lồ). 

Bệnh lý Wilson

Thiếu máu tán huyết có thể gặp ở những bệnh nhân Wilson. Chẩn đoán bệnh lý nền Wilson  là điều quan trọng vì điều trị có thể ngăn ngừa tiến triển bệnh lý gan và tâm thần kinh. Đánh  giá bệnh lý Wilson nên được xem xét trên những bệnh nhân thiếu máu tán huyết không rõ  nguyên nhân và cần thiết nếu trên bất kỳ bệnh nhân nào có triệu chứng thần kinh hoặc vấn  đề ở gan đồng hiện diện. 

F – TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

Tổng quan

Tiếp cận tổng thể bắt đầu với việc khai thác bệnh sử chính xác và thăm khám đầy đủ. Phát  hiện dấu hiệu tán huyết không khó trên bệnh nhân điển hình – có thể có nhiều triệu chứng  biểu hiện như sau: 

  • Xanh xao và thiếu máu 
  • Vàng da 
  • Tiểu sậm màu 
  • Lách to
  • Bất thường hình thái hồng cầu trên phết máu ngoại biên (eg, hồng cầu hình cầu trong  AIHA và bệnh hồng cầu hình cầu di truyền) 
  • Tăng hồng cầu lưới 
  • Bất thường markers tán huyết (eg, tăng bilirubin gián tiếp, tăng LDH, tăng hemoglobin  tự do trong huyết tương, giảm hoặc không có haptoglobin) 

Xét nghiệm

Xét nghiệm và phết máu ngoại biên được chỉ định để xác nhận tình trạng tán huyết. Bộ xét  nghiệm ban đầu bao gồm: 

  • Công thức máu 
  • Hồng cầu lưới 
  • Phết máu ngoại biên 
  • Markers tán huyết (bilirubin toàn phần và gián tiếp, LDH, hemoglobin tự do huyết  tương và/hoặc ở trẻ > 18 tháng tuổi, haptoglobin) 
  1. Hồng cầu lưới 

Hồng cầu lưới tính theo phần trăm trong quần thể hồng cầu. Sau tháng đầu đời, phần  trăm hồng cầu lưới bình thường giống với người trưởng thành, khoảng 1.5%. Phần  trăm hồng cầu lưới bình thường từ 1-2%. Tỉ lệ hồng cầu lưới cao (>3%) phản ánh tăng  erythropoietic do mất máu hoặc tán huyết.  

Nếu hồng cầu lưới đáp ứng đủ và tán huyết không quá nặng, bệnh nhân có thể không  bị thiếu máu. Tuy nhiên, khi tủy xương bị ức chế (eg, nhiễm trùng, thiếu sắt), đáp ứng  hồng cầu lưới không đạt.  

Hồng cầu lưới có thể được tìm thấy trên phế máu ngoại biên với đặc điểm hơi lớn hơn  hồng cầu bình thường, mất central pallor (nhạt trung tâm) và bờ không đều. 2. Phết máu ngoại biên 

Phết máu ngoại biên là xét nghiệm quan trọng trong đánh giá đứa trẻ thiếu máu tán  huyết. Các bất thường hồng cầu nghi ngờ sự hiện diện của tán huyết bao gồm các dấu  hiệu sau:  

Hồng cầu hình cầu với bệnh nhân AIHA hoặc HS 

Mảnh vỡ hồng cầu chỉ điểm của thiếu mán tán huyết mạch máu nhỏ Bite cells và thể Heinz được tìm thấy trong thiếu máu tán huyết do oxidant  sensitivity, như thiếu men G6PD 

Hồng cầu hình liềm 

Hồng cầu hình elip 

Tế bào hình bia (target cells) được tìm thấy trong nhiều bệnh lý hemoglobin  khác nhau, bao gồm thalassemia, cũng như bệnh lý gan và sau phẫu thuật cắt  lách 

RBC agglutination được tìm thấy trong bệnh lý cold agglutinin 

  1. Bilirubin 

Đứa trẻ thiếu mán tán huyết nhìn chung có tăng bilirubin không liên hợp. Tuy nhiên,  biểu hiện vàng da trên lâm sàng có thể không phù hợp hoặc không có. Bilirubin toàn phần > 5mg/dL không thường gặp nếu chức năng bình thường. Tăng bài tiết bilirubin  trên những bệnh nhân tán huyết mạn cũng gây hình thành sỏi sắc tố mật xuất hiện  sớm trong thời thơ ấu.

  1. LDH huyết thanh, haptoglobin và hemoglobin tự do trong huyết tương

Xét nghiệm được dùng trong chẩn đoán sự hiện diện của tán huyết bao gồm LDH và  hemoglobin tự do trong huyết tương, được giải phóng từ các hồng cầu bị vỡ, và  haptoglobin gắn với hemoglobin tự do. Bởi vì quá trình tổng hợp và khả năng gắn kết  của haptoglobin hạn chế, nên lượng haptoglobin huyết thanh trong tán huyết thường  hoặc là giảm (< 20 mg/dL) hoặc là không có.  

Tăng LDH là marker không đặc hiệu trong phá hủy mô và có thể được tìm thấy  trong nhiều bệnh khác nhau ngoài tán huyết. 

Haptoglobin không phải là chỉ điểm đáng tin cậy trong tán huyết ở trẻ nhũ nhi  < 18 tháng tuổi, bởi vì nó không được tổng hợp sớm ở trẻ nhỏ, nó phản ứng  trong pha cấp và nồng độ của nó có thể tăng trong nhiễm trùng hoặc phản ứng  viêm. Hemoglobin tự do có thể hữu ích trong những trường hợp này. 

Xét nghiệm chẩn đoán

Thiếu máu tán huyết được đưa ra dựa vào marker tán huyết trong huyết thanh (tăng bilirubin  gián tiếp, LDH và hemoglobin tự do trong huyết tương; giảm haptoglobin), tăng hồng cầu  lưới và bất thường trên phết máu ngoại biên (eg, hồng cầu hình cầu, mảnh vỡ hồng cầu). Tuy  nhiên, không phải tất cả các triệu chứng này đều cần thiết hiện diện.  

Các xét nghiệm chuyên sâu hơn nên được chỉ định tùy vào bệnh sử và lâm sàng cũng như kết  quả các xét nghiệm ban đầu và phết máu ngoại biên.  

  • DAT – Direct antiglobulin test (Coombs test) nếu nghi ngờ AIHA 
  • Sàng lọc G6PD nếu nghi ngờ thiếu men G6PD. Xét nghiệm nên được lặp lại sau đợt tán  huyết cấp nếu lâm sàng chỉ điểm. 
  • Xét nghiệm các men khác của hồng cầu (PK) nếu nghĩ đến các bệnh lý này. Eosin-5-maleimide (EMA) binding/RBC band 3 protein testing nếu nghi ngờ bệnh lý  màng hồng cầu. 
  • Điện di hemoglobin nếu nghi ngờ bệnh lý hemoglobin.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here