Nhathuocngocanh.com – Virus coronavirus mới hiện nay thường được gọi là ‘SARS-CoV-2’, là một loại virus chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp và gây ra tổn thương ở hô hấp. Dịch bệnh Covid ngày càng căng thẳng, số ca F0 tăng lên mỗi ngày, nhiều người quan tâm không biết liệu có nên xông hơi hoặc tắm khi bị Covid hay không? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Covid-19 là bệnh gì?
Dịch bệnh covid 19 hay còn gọi là Sars -covid -2 bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2019. Nó bắt đầu lây lan ra các khu vực và cả thế giới. Những năm qua covid 19 luôn liên tục biến đổi và dịch bệnh mất kiểm soát đe dọa tính mạng con người vô cùng nghiêm trọng. Chúng ta đã chứng kiến sự mất mát đau thương với các mộ chôn tập thể của người bệnh tại Mỹ, Brazin hay chính tại Vũ Hán-Trung Quốc. Trước tình hình bệnh vẫn chưa có khả năng kiểm soát và chủ chương sống chung với dịch bệnh của Đảng ta. Với tâm thế coi covid 19 như một bệnh cảm cúm thông thường thì chúng ta cần làm gì để bảo vệ người thân, bạn bè và chính bản thân chúng ta.
Dịch bệnh bùng phát các thông tin về cách chữa bệnh lan truyền trên internet nhiều không thể đếm. Nhưng trong biển mênh mông thông tin đó đâu là giả đâu là thật, đâu là điều chúng ta nên làm và áp dụng như thế nào để có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh các phương pháp điều trị can thiệp như máy thở, các thuốc điều trị mới như molnupinavir…thì việc xông hơi hay tắm trong thời gian bị bệnh là cần thiết. Biện pháp xông hơi và tắm rửa rất đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện tại chính ngôi nhà mà không phải tại bệnh viện hay trạm xá. Chúng ta đã không còn xa lạ gì về thông tin xông hơi để diệt trừ virus. Xông hơi giúp nhanh khỏi bệnh. Khi bị bệnh có nên tắm rửa hay không? Trong vô vàn thông tin về vấn đề đưa ra đây thì có bao nhiêu phần trăm là đúng bao nhiêu phần trăm là sai.
Xông hơi
Theo kinh nghiệm dân gian, từ khi còn nhỏ mỗi lần bị ốm ba mẹ lại cho chúng ta xông các loại nước lá để chữa cảm. Theo y dược học cổ truyền thì cảm mạo do ngoại tà xâm nhập. Chỉ cần cơ thể toát mồ hôi là có thể đẩy được tà khí ra bên ngoài giúp cơ thể khỏe mạnh trở lại. Lý luận của y học cổ truyền gọi là pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu hay các loại có tính vị nóng ấm để xông cho ra mồ hôi.
Y học hiện đại thì lại diễn tả phương pháp xông này giúp làm thông thoáng đường hô hấp tạo cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh. Cũng theo y học cổ truyền, nếu cảm mạo để lâu ngày thì yếu tố hay còn goi là tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài cơ thể hay các cơ quan bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào bên trong là phần máu, phần nội tạng. Lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, do nó sẽ làm tiêu hao chính khí, cơ thể sẽ suy yếu và bệnh nhân không chống đỡ được bệnh. Lúc này chúng ta cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…
Như vậy y học cổ truyền k dùng phương pháp xông để chữa cảm cúm. Do đó với covid 19 là khi virus xâm nhập qua đường thở đi sâu xâm nhập vào phổi thì việc xông hơi không giúp chúng ta chữa trị được bệnh hay nói cách khác xông hơi không giúp tiêu diệt được virus sars covid 2.
Tuy nhiên không nên xông hơi nhiều lần trong ngày bởi việc xông hơi quá nhiều làm cho chúng ta bị tổn thương đường thở do phải tiếp xúc hơi nóng quá nhiều, gây mất mồ hôi, mất nước và điện giải làm cơ thể trở nên suy yếu. Hậu quả là tạo cơ hội làm cho các bệnh cơ hội tấn công và gây bệnh cho cơ thể. Do đó khi mắc bệnh chúng ta chỉ cần xông hơi 1 lần 1 ngày mà thôi. Để giúp đường thở thông thoáng, thư giãn tinh thần. Không cần phải xông hơi toàn thân hay là xông cả cơ thể. Vì vậy chỉ cần xông ngày 1 lần mỗi lần từ 10-15 phút. Không nên lạm dụng xông hơi và súc miệng nước muối làm cho lợi bất cập hại.
Tắm rửa
Chúng ta hay nói khi mắc covid 19 cần kiêng tắm rửa. Do nước lạnh sẽ tạo điều kiện giúp covid phát triển thâm nhập sâu vào cơ thể. Tuy nhiên theo quan điểm của y dược học cổ truyền lại khác. Y dược học cổ truyền cho rằng khi mắc bệnh chúng ta lại phải thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Từ xưa đã nói việc tắm nước đặc biệt nước nóng làm cho lỗ chân lông mở khi gặp gió hay khi đó cơ thể yếu dễ trúng phong hàn cảm mạo. Khi đó bệnh nhân có thể bị tử vong ngay nếu không cấp cứu kịp thời. Do đó mà theo quan điểm của dân gian hay y học cổ truyền thì khi bị bệnh cần kiêng nước -tắm rửa và tránh gió.
Tuy nhiên theo y học hiện đại bệnh nhân cần toát mồ hôi hoặc làm sạch cơ thể trước các ca phẫu thuật thì tỷ lệ thành công cao. Do tắm rửa làm sạch cơ thể giúp phòng tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân nằm viện được vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp giảm đáng kể việc mắc các bệnh truyền nhiễm hay nhiễm trùng bệnh viện Vì vậy, y học hiện đại cho rằng tắm rửa giúp làm sạch cơ thể, cho cơ thể khỏe mạnh giúp loại bỏ các tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông ,cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, giúp lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, tinh thần thoải mái, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện.
Trong trường hợp cơ thể người bệnh quá yếu mắc các bệnh nặng có vết mổ, người suy tim gan thận nặng thì không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm (30 độ C), tắm nhanh khoảng 5 -10 phút, tại nơi kín gió. Tắm xong cần lau khô người và mặc quần áo ngay cùng với việc sấy tóc khô nhanh chóng. Người bị bệnh Sars covid 2, theo bác sĩ Quan Thế Dân công tác tại tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành (Thanh Hóa) cho rằng nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, khi xông xong rồi tắm nhanh khoảng 5 – 10 phút rồi lau khô người. Sẽ thấy cơ thể cũng như tinh thần rất sảng khoái, hạ sốt, mặt da thông thoáng, ngủ ngon, nhanh khỏi bệnh.
Tóm lại, chúng ta nên xông lá ngày 1 lần với các loại dược liệu tự nhiên như tinh dầu, vỏ bưởi, xả, hương nhu, tía tô, gừng… Đây là các sản phẩm tự nhiên an toàn có khả năng sát trùng giúp tinh thần thoải mái và thư giãn. Tắm rửa thì nên 2 ngày một lần. Tranh thủ tắm nhanh và tắm bằng nước ấm. Nếu được hãy sử dụng nước lá đã xông rồi lau người hoặc tắm nhanh sẽ có hiệu quả hơn những gì bạn tưởng. Với các trường hợp bị nặng thì cần kiêng tắm rửa. Hãy lau người và thay quần áo thường xuyên, áp dụng các biện pháp tắm khô để giúp cơ thể được sạch sẽ và nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Yvelette Stines, Are Saunas Good for Your Lungs and Respiratory Health?, đăng ngày 14/02/2022. Truy cập ngày 06/03/2022.