Thiết bị đường thở thường dùng: Chỉ định, thiết bị và các kỹ thuật

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết “Thiết bị đường thở thường dùng: Chỉ định, thiết bị và các kỹ thuật

BSCKI. TRẦN QUỐC VĨNH

GIỚI THIỆU

Thiết bị giúp tạo một đường thở và thông khí khi mà thông khí Bóng-Mask khó khăn hoặc tạo một đường thở tạm thời khi mà đặt nội khí quản thất bại hoặc đặt nội khí quản ở bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ hoặc đặt nội khí quản có chuẩn bị ở bệnh nhân có đường thở khó đã được dự đoán.

Trong chủ đề này, thảo luận 4 loại thiết bị thường được sử dụng bao gồm: Mask thanh quản (LMA), thiết bị đường thở 2 nòng thực quản-khí quản, soi thanh quản bằng video, và soi thanh quản quang học.

MASK THANH QUẢN (LMA)

Chỉ định

  • Cung cấp một đường thở và thông khí khi mà thông khí Bóng-Mask khó khăn
  • Cung cấp một đường thở tạm thời khi mà đặt nội khí quản thất bại.

Thiết bị

  1. Bộ hồi sức Bóp bóng-mặt nạ(Bag-mask) với nguồn oxy lưu lượng cao
  2. Máy đo oxy xung mạch (SpO2)
  3. Monitor theo dõi điện tim (ECG Monitor)
  4. Theo dõi huyết áp
  5. Găng tay, khẩu trang, bảo vệ mắt
  6. Mặt nạ thanh quản (LMA) có kích thước phù hợp (Bảng bên dưới)
  7. Bơm tiêm để bơm hơi bóng chèn
  8. Chất bôi trơn tan trong nước
  9. Máy dò CO2 định tính hoặc máy theo dõi CO2 (Monitor CO2)
  10. Xe đẩy hồi sức (chứa thiết bị sẵn sàng cấp cứu)
Kích thước LMA và độ phòng của bóng chèn(Cuff)
LMA size Patient size Maximum Cuff Volume LMA Unique Max ETT IDa LMA ProSeal Max ETT IDb LMA Supreme Gastric Tubec LMA Flexible ID Orficed
1 < 5kg ≤ 4 mL 3.5 mmID 3.5 mm ID 6 F N/A
1.5 5-10 kg ≤ 7 mL 4.0 mm ID 4.0 mm ID N/A N/A
2 10-20 kg ≤ 10 mL 4.5 mm ID 4.5 mm ID 10 F 5.1 mm
2.5 20-30 kg ≤ 14 mL 5.0 mm ID 5.0 mm ID N/A 6.1 mm
3 30-50 kg ≤ 20 mL 6.0 mm ID 5.0 mm ID 14 F 7.6 mm
4 50-70 kg ≤ 30 mL 6.0 mm ID 5.0 mm ID 14 F 7.6 mm
5 10-100 kg ≤ 40 mL 7.0 mm ID 6.0 mm ID 14 F 8.7 mm
6 > 100 kg ≤ 50 mL 7.0 mm ID N/A 14 F 8.7 mm

a Kích thước ống nội khí quản lớn nhất (ETT ID) sẽ vừa với lòng ống thiết bị đường thở Mask thanh quản (LMA).
b Kích thước ống nội khí quản lớn nhất (ETT ID) sẽ vừa với lòng ống thiết bị đường thở Mask thanh quản (LMA) ProSeal.
c Kích thước ống thông dạ dày (French) sẽ vừa với cổng dạ dày của thiết bị đường thở Mask thanh quản (LMA) Supreme.
d Đường kính trong (ID) cho lòng ống thiết bị đường thở Mask thanh quản (LMA) loại mềm(Flexible – dễ uốn).

Chun b cho đặt LMA

  1. Đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ mắ
  2. Đảm bảo đường thởthông thoáng và oxy hóa và thông khí tối ư
  3. Đảm bảo đường truyền tĩnh mạ
  4. Gắn máy đo oxy xung mạch và Monitor điện tim, huyết á
  5. Chọn LMA có kích thước phù hợ
  6. Kiểm tra tính toàn vẹn của Cuff bằng cách bơm khí và xả khí hoàn toà
  7. Chỉ bôi trơn mặt sau của Mask trong tình trạng đã xả khí bằng chất bôi trơn tan trong nướ
  8. Oxy trước(tiền Oxy hóa) với oxy 100% trong 2 đến 3 phút nếu thời gian cho phé

Kỹ thuật

  1. Bóng chèn(Cuff) được xả khí hoàn toàn để tạo thành hình chiếc thìa và không có nếp gấp trên Mask.
  2. Thủ thuật viên đứng phía sau đầu giường và giường được nâng lên vị trí thoải mái cho thủ thuật viê
  3. Bệnh nhân được đặt ở tư thế Sniffing (nghĩa là đầu ngửa ra, cổ gập lại[phần dưới]), trừ khi chấn thương cột sống cổ tiềm ẩn hoặc đã được xác định ngăn cản việc duỗi cổ.
  4. Ấn sụn nhẫn không được khuyến cáo trong quá trình đặt LMA vì nó có thể cản trở việc đặt đúng vị trí.
  5. Mask được định vị với mặt bát(mặt lõm xuống thông với nòng ống LMA) hướng về phía trướ Cầm thiết bị giống như một cây bút chì, với ngón trỏ của tay thuận được đặt tại chỗ nối của bát và ống (trong khi ngón cái và các ngón còn lại vòng quanh giữ ống LMA), dùng ngón trỏ ấn thiết bị vào vòm miệng và thành hầu họng.
  6. Bóng chèn được đưa vào vùng hạ họng cho đến khi cảm thấy lực cản rõ rà
  7. Không cầm thiết bị(rút tay thuận khỏi thiết bị, giữ phần trên LMA bằng tay không thuận), bóng chèn(Cuff) được bơm đủ khí để có được vòng đệm xung quanh áp vào thanh quả Điều này dẫn đến một chuyển động bên ngoài của ống.
  8. Bóng chèn được bơm đủ khí để có được một vòng đệm kín (áp lực bên trong bóng chèn xấp xỉ 44 mm Hg, hoặc áp lực tối thiểu cần thiết để tạo ra một vòng đệm thích hợp). Áp lực bóng chèn quá mức sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng hầu họ Thể tích tối đa được liệt kê trong Bảng ở trên, nhưng thể tích nhỏ hơn có thể mang lại độ kín thích hợp.
  9. Một thiết bị thông khí thủ công(bằng tay) được gắn vào, và chuyển động của lồng ngực và âm thanh hơi thở được xác minh ở cả hai trường phổ Vị trí chính xác phải được xác nhận bằng máy dò CO2cuối kỳ thở ra định tính hoặc định lượng.
  10. Nếu chuyển động của ngực không đủ hoặc nếu có rò rỉ khí lớn, thiết bị nên được tháo ra và lắp lạ
  11. Khi LMA được định vị thích hợp, ống LMA được cố định bằng băng dí
Kỹ thuật đặt đường thở Mask thanh quản (LMA)
Kỹ thuật đặt đường thở Mask thanh quản (LMA)

(A) Đưa Mask đã được bôi trơn và xả khí vào trong miệng đang mở với Bát hướng về phía trước.
(B) Cầm thiết bị như cầm bút chì, dùng ngón trỏ ấn lên chỗ nối Bát và ống LMA vào vòm miệng và thành hầu họng.
(C) Tiếp tục đưa bóng chèn phía sau lưỡi vào trong hạ họng cho đến khi nhận định có lực cản rõ ràng.
(D) Không cầm thiết bị(rút tay khỏi thiết bị), bơm phồng bóng chèn với khí đầy đủ để có được một vòng đệm. Gắn thiết bị thông khí thủ công(bằng tay) và đảm bảo chuyển động của lồng ngực.

THIẾT BỊ ĐƯỜNG THỞ 2 NÒNG THỰC QUẢN-KHÍ QUẢN (ETDLA)

Chỉ định

  • Ngừng tuần hoàn hô hấp và không có khả năng cung cấp đường thở bằng các phương tiện khác

Trang thiết bị

  1. Bộ hồi sức bóng-Mask với nguồn oxy lưu lượng cao
  2. Máy đo oxy xung mạch (SpO2)
  3. Máy theo dõi điện tim (Monitor ECG)
  4. Theo dõi huyết áp
  5. Găng tay, khẩu trang, bảo vệ mắt
  6. Thiết bị 2 lòng thực quản-khí quản (ETDLD)
  7. Bơm tiêm để bơm bóng chèn (Cuff)
  8. Chất bôi trơn tan trong nước
  9. Máy dò CO2 định tính hoặc máy theo dõi CO2
  10. Xe đẩy hồi sức

Chuẩn bị

  1. Mang găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ mắ
  2. Đảm bảo đường thở thông thoáng và oxy hóa và thông khí tối ư
  3. Đường truyền tĩnh mạch được khuyến cá
  4. Gắn Monitor đo oxy xung mạch(SpO2) và đo điện tim(ECG), huyết áp(BP).
  5. Chọn thiết bị có kích thước phù hợ Các kích thước có sẵn cho thiết bị là 41 và 37 French. Sử dụng 41 French cho bệnh nhân cao hơn 5 feet (152 cm) và 37 French cho bệnh nhân thấp hơn chiều cao đó.
  6. Kiểm tra tính nguyên vẹn của cả hai bóng chèn bằng cách bơm căng và xả hơi hoàn toà
  7. Tiền Oxy hóa với oxy 100% trong 2 đến 3 phút nếu thời gian cho phé

Kỹ thuật

  1. Các bóng chèn phải được xả khí hoàn toà
  2. Thủ thuật viên đứng phía sau đầu giường và giường được nâng lên vị trí thoải mái cho thủ thuật vê
  3. Bệnh nhân được đặt ở tư thế trung gian hoặc Sniffnig (nghĩa là đầu ngửa ra, cổ gập[phần dưới của cổ gập về phía ngực]), trừ khi chấn thương cột sống cổ tiềm ẩn hoặc đã được xác định ngăn cản việc duỗi cổ.
  4. Lưỡi và hàm của bệnh nhân được kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, và thiết bị được đặt mù[không cần nhìn thấy thanh môn]. Nó được đẩy vào cho đến khi vòng đánh dấu vị trí trên ống được định vị theo chỉ định của nhà sản xuấ Không cố ép ống nếu gặp lực cản. Đèn soi thanh quản có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc đặt ống.
  5. Đầu tiên, bơm hơi bóng chèn hầu họng (85 mL cho 37 Fr và 100 mL cho 41 Fr) để bịt kín thành sau của họ
  6. Sau đó, bóng chèn đầu xa được bơm căng (12 đến 15 mL).
  7. Trước tiên nên thử thông khí qua lòng ống hầu họng, và đặt ống nghe, nghe lồng ngực đối với âm thở và quan sát chuyển động thành ngự Ống đi vào thực quản khoảng 95% trường hợp.
  8. Trường hợp đầu ống thiết bị được đặt trong thực quản, có thể hút các chất chứa trong dạ dày và thực hiện giải áp dạ dày bằng cách luồn ống thông hút qua ống nối trong suốt vào trong dạ dà
  9. Trường hợp không có âm thở, nên thử thông khí qua lòng khí quản trong khi dùng ống nghe để nghe âm thở.
  10. Việc sử dụng đúng nòng ống để thông khí nên được xác nhận bằng thiết bị dò CO2cuối thì thở ra định tính/định lượng hoặc thiết bị dò thực quả
  11. Khi thiết bị được định vị thích hợp, ống được cố định bằng băng dí
Thiết bị đường thở 2 nòng thực quản-khí quản
Thiết bị đường thở 2 nòng thực quản-khí quản

Một vài ống có hai cổng bơm hơi bóng chèn điều khiển riêng biệt để cho phép bơm hơi độc lập bóng chèn hầu họng và thực quản, trong khi các ống khác có một cổng bơm hơi duy nhất và đồng thời bơm phồng cả hai bóng chèn. Phát hiện khí CO2 cuối thì thở ra trong nòng gần cho thấy ống nằm trong thực quản. Trong trường hợp hiếm hoi mà ống đi vào khí quản, thông khí chỉ có thể thực hiện được qua lòng xa và khí CO2 cuối thì thở ra sẽ không được phát hiện từ nòng gần.

Ky thuat dat thiet bi duong tho 2 nong thuc quan khi quan

(A) Đặt ống bắt đầu bằng cách nâng cằm và hàm dưới. (B) Ống đường thở 2 nòng thực quản-khí quản được đưa vào theo chuyển động cong xuống dưới dọc theo lưỡi. (C) Bóng chèn hầu họng được bơm căng với 85 mL không khí, và bóng chèn đầu xa được bơm phồng với 5 đến 10 mL không khí. (D) Trường hợp đầu ống đường thở 2 nòng thực quản-khí quản ở vị trí trong thực quản, thông khí được thực hiện qua ống số 1 dài hơn (màu xanh). Dòng khí đi qua các lỗ vào hầu họng và từ đó vào khí quản (hình mũi tên). (E) Với trường hợp đầu ống đường thở 2 nòng thực quản-khí quản ở vị trí trong khí quản, việc thông khí được thực hiện thông qua ống số 2 ngắn hơn. (F) Sử dụng đèn soi thanh quản tạo thuận lợi cho việc đặt ống đường thở 2 nòng thực quản-khí quản.

Chú thích tiếng anh trong hình: Elective cases – trường hợp lựa chọn, Emergency – cấp cứu, No.1 – ống số 1, No. 2 – ống số 2

SOI THANH QUẢN BẰNG VIDEO

Chỉ định

  1. Đặt nội khí quản trong trường hợp đường thở khó đã được biết hoặc dự đoán
  2. Cân nhắc soi thanh quản bằng video khi đã biết hoặc nghi ngờ chấn thương cột sống cổ

Trang thiết bị

  1. Bộ hồi sức Bóp bóng-Mask với nguồn oxy lưu lượng cao
  2. Máy đo oxy xung mạch (SpO2)
  3. Máy theo dõi điện tim (Monitor ECG)
  4. Theo dõi huyết áp
  5. Găng tay, khẩu trang, bảo vệ mắt
  6. Đèn soi thanh quản bằng video có lưỡi đèn phù hợp
  7. Ống nội khí quản (ETT) có kích thước phù hợp với người bệnh
  8. Bơm tiêm để bơm hơi bóng chèn
  9. Chất bôi trơn tan trong nước
  10. Thiết bị dò CO2 định tính hoặc máy theo dõi CO2
  11. Xe đẩy hồi sức

Chuẩn bị

  1. Mang găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ mắ
  2. Đảm bảo thông thoáng đường thở và oxy hóa và thông khí tối ư
  3. Đảm bảo đường truyền tĩnh mạ
  4. Gắn máy đo oxy xung mạch (SpO2) và điện tim(ECG), huyết áp(BP).
  5. Chuẩn bị ống nội khí quản(ETT) với que định hướng(Stylet) và kiểm tra bóng chè
  6. Bật nguồn đèn soi thanh quản video và kiểm tra đèn/camera.
  7. Đảm bảo gắn cáp và lưỡi phù hợ
  8. Định vị màn hình video để xem tối ưu trong khi soi thanh quả
  9. Oxy trước(tiền oxy hóa) với oxy 100% trong 2 đến 3 phút nếu thời gian cho phé

Kỹ thuật

  1. Thủ thuật viên đứng phía sau đầu giường và giường được nâng lên vị trí thoải mái cho thủ thuật viê
  2. Bệnh nhân được đặt ở tư thế trung gian hoặc sniffing (nghĩa là đầu ngửa ra, cổ gập), trừ khi chấn thương cột sống cổ tiềm ẩn hoặc chắc chắn ngăn cản việc duỗi cổ.
  3. Cân nhắc bôi trơn mặt lưỡi của lưỡi đèn soi thanh quản trước khi đưa và Đưa lưỡi đèn soi thanh quản vào hầu họng, và tiến vào hạ họng trong khi xem màn hình video để biết các mốc giải phẫu.
  4. Sau khi đã định vị ở hạ họng, nhấc lên và đi tới, sau đó điều chỉnh vị trí cho đến khi nhìn thấy thanh môn và dây thanh â
  5. Đưa vào và đẩy ETT vào hạ họng cho đến khi nhìn thấy đầu ETT ở gần cuối lưỡi đèn soi thanh quả
  6. Đẩy ETT qua lỗ thanh môn cho đến khi bóng chèn đi qua dây thanh â Thực hiện các điều chỉnh nhỏ trong đèn soi thanh quản và định vị ETT khi cần thiết để đặt nội khí quản vào trong khí quản.
  7. Nhẹ nhàng rút lưỡi đèn soi thanh quản trong khi vẫn giữ ETT tại chỗ. Cẩn thận không làm xoắn hoặc kẹp dây cáp camera.
  8. Bơm phồng bóng chèn ETT và rút Stylet(que định hướng). Gắn thiết bị Bóp bóng-Mask và cung cấp thông khí bằng tay. Xác nhận âm thở hai bên phổi và CO2cuối thì thở ra.
  9. Khi ETT được định vị thích hợp, ống ETT được cố định bằng băng dính.
Soi thanh quản bằng video
Soi thanh quản bằng video

SOI THANH QUẢN QUANG HỌC

Chỉ định

  1. Đặt nội khí quản trong trường hợp đường thở khó đã được biết hoặc dự đoán
  2. Cân nhắc soi thanh quản quang học khi đã biết hoặc nghi ngờ chấn thương cột sống cổ

Trang thiết bị

  1. Bộ hồi sức bóng-Mask với nguồn oxy lưu lượng cao
  2. Máy đo oxy xung mạch (SpO2)
  3. Máy theo dõi điện tim (Monitor ECG)
  4. Theo dõi huyết áp
  5. Găng tay, khẩu trang, bảo vệ mắt
  6. Đèn soi thanh quản quang học có kích thước phù hợp – theo mã màu
  7. Ống nội khí quản (ETT) có kích thước phù hợp với bệnh nhân
  8. Bơm tiêm để bơm bóng chèn (Cuff)
  9. Chất bôi trơn tan trong nước
  10. Máy dò CO2 định tính hoặc máy theo dõi CO2
  11. Xe đẩy hồi sức

Chuẩn bị

  1. Mang găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ mắ
  2. Đảm bảo thông thoáng đường thở và oxy hóa và thông khí tối ư
  3. Đảm bảo đường truyền tĩnh mạ
  4. Gắn máy đo oxy xung mạch (SpO2) và điện tim(ECG), huyết áp(BP).
  5. Chuẩn bị ống nội khí quản(ETT), kiểm tra bóng chèn và bôi trơ
  6. Chọn đèn soi thanh quản quang học có kích thước phù hợ
  7. Bật đèn soi thanh quản ít nhất 30 giây trước khi sử dụ
  8. Gắn ETT vào kênh bên của thiết bị soi thanh quản quang họ
  9. Đảm bảo nhìn thấy đầu ETT qua thị kính nhưng không cản trở tầm nhì
  10. Tiền oxy hóa với oxy 100% trong 2 đến 3 phút nếu thời gian cho phé

Kỹ thuật

  1. Thủ thuật viên đứng phía sau đầu giường và giường được nâng lên vị trí thoải mái cho người thực hiệ
  2. Bệnh nhân được đặt ở tư thế trung gian hoặc Sniffing (nghĩa là đầu ngửa ra, cổ gập), trừ khi chấn thương cột sống cổ tiềm ẩn hoặc đã được xác định ngăn cản việc ngửa cổ.
  3. Cân nhắc bôi trơn mặt lưỡi của lưỡi đèn soi thanh quản trước khi đưa và Đưa lưỡi đèn soi thanh quản vào đường giữa của lưỡi vào trong vòm họng và tiến vào hạ họng bằng cách xoay ống soi thanh quản dọc theo lưỡi cho đến khi nó đứng thẳng góc. Sử dụng thận trọng để không đẩy lưỡi ra sau.
  4. Một khi đã đặt vào vùng hạ họng, hãy nhìn qua thị kính và nhẹ nhàng nhấc lê Điều chỉnh vị trí cho đến khi nhìn thấy thanh môn và dây thanh âm. Nếu không nhìn thấy cấu trúc thanh môn, nhẹ nhàng kéo lại cho đến khi nhìn thấy. KHÔNG nghiêng về phía sau hoặc sử dụng phần trên răng hoặc nướu làm đòn bẩy.
  5. Đẩy ETT qua lỗ thanh môn cho đến khi bóng chèn đi qua dây thanh â Thực hiện các điều chỉnh nhỏ trong vị trí của thiết bị soi thanh quản khi cần thiết để đặt ống nội khí quản vào trong khí quản.
  6. Bơm phồng bóng chèn ETT và tách rời ETT ra khỏi thiết bị soi thanh quản bằng chuyển động nhẹ nhàng nới rộng ra hoặc tách ra. Hãy cẩn thận để không thay đổi vị trí
  7. Nhẹ nhàng rút lưỡi đèn soi thanh quản trong khi vẫn giữ ETT tại chỗ. Xoay theo hướng ngược lại với lúc đặt và
  8. Gắn thiết bị bóng-Mask và thông khí bằng tay. Xác nhận âm thở hai bên phổi và CO2 cuối thì thở ra.
  9. Khi ETT được định vị thích hợp, ống ETT được cố định bằng băng dính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Airway adjuncts. Fundamental Critical Care Support. 2021
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here