Tải Free PDF Sách Sinh học đại cương – PGS.TS Cao Văn Thu – Đại học Dược Hà Nội

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Sách sinh học đại cương

Tải PDF Sách Sinh học đại cương tại đây

Giới thiệu sách Sinh học đại cương

Sách Sinh học đại cương được biên soạn bởi tập thể giảng viên giàu kinh nghiệm của Đại học Dược Hà Nội, trong đó chủ biên là PGS.TS Cao Văn Thu. Nội dung sách dựa trên chương trình khung đào tạo Dược sĩ đại học, nhằm phục vụ công tác đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao. Sách đảm bảo cung cấp kiến thức cơ bản một cách hệ thống, khoa học và cập nhật những tiến bộ mới nhất.

Nội dung sách xoay quanh 4 chủ đề chính: Tế bào, Sự trao đổi chất và năng lượng, Di truyền và biến dị, Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học. Được thẩm định bởi Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, cuốn sách này không chỉ là nguồn học liệu đạt chuẩn mà còn là công cụ hữu ích giúp người học tiếp cận và hiểu sâu về sinh học, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến sinh học phân tử và công nghệ sinh học dược.

Tóm tắt nội dung sách

Chương 1: Tế bào

  • Học thuyết tế bào: Trình bày khái niệm cơ bản về tế bào, lịch sử nghiên cứu và phát triển.
  • Cấu trúc tế bào Prokaryota: Mô tả đặc điểm cấu trúc của tế bào nhân nguyên thủy, bao gồm thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào chất, thể nhân, bao nhày, lông (roi) và khuẩn mao.
  • Cấu trúc tế bào Eukaryota: Phân tích chi tiết các thành phần cấu tạo của tế bào bao gồm màng sinh chất, tế bào chất, nhân tế bào, một số cấu trúc khác như bộ khung, trung thể, lông và roi.
  • Sự vận chuyển chất qua màng: Giải thích các cơ chế vận chuyển chủ động, thụ động, thẩm thấu, khuếch tán và nhập/xuất bào, sự trao đổi thông tin qua màng tế bào.

Chương 2: Sự trao đổi chất và năng lượng

  • Năng lượng sinh học: Giới thiệu khái niệm năng lượng trong sinh học, các dạng năng lượng, quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
  • Sự trao đổi chất trong tế bào: Phân tích các con đường trao đổi chất chính, bao gồm dị hóa (phá vỡ các phân tử lớn để tạo năng lượng) và đồng hóa (tổng hợp các phân tử lớn từ các đơn vị nhỏ).
  • Enzym: Trình bày thành phần, cấu tạo, cơ chế hoạt động, vai trò và tính đặc hiệu của enzym, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzym. Nội dung phần này cũng trình bày kiến thức về phân loại và cách gọi tên enzym, sự điều hòa trao đổi chất thông qua enzym.
  • Hô hấp tế bào: Giải thích các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào, từ đường phân, chu trình Krebs đến chuỗi chuyền điện tử và tổng hợp ATP. Nội dung chủ yếu phân tích con đường hô hấp hiếu khí, bên cạnh đó cũng đề cập một số thông tin liên quan đến hô hấp kỵ khí.
  • Quang hợp: Nội dung mô tả tổng quan về hoạt động quang hợp ở thực vật, vai trò của lá và bộ máy quang hợp. Sách cũng phân tích chi tiết quá trình quang hợp, bao gồm pha sáng và pha tối.

Chương 3: Di truyền và biến dị

  • Cơ sở phân tử của chất liệu di truyền: Nội dung phân tích thành phần, cấu trúc của hai loại acid nucleic là ADN và ARN. Bên cạnh đó cung cấp kiến thức về đặc điểm vật liệu di truyền ở Prokaryota vf Eukaryota.
  • Cấu trúc nhiễm sắc thể ở Prokaryota và Eukaryota: Trình bày, o sánh cấu trúc nhiễm sắc thể giữa hai loại tế bào, bao gồm các đặc điểm như số lượng, hình dạng, kích thước.
  • Sao chép ADN ở Prokaryota và Eukaryota: Mô tả cơ chế sao chép ADN, các nhân tố tham gia và sự khác biệt giữa hai loại tế bào.
  • Chu trình tế bào: Trình bày các giai đoạn của chu trình tế bào ở sinh vật nhân thật, từ pha G1, S, G2 đến pha phân bào.
  • Các kiểu phân bào: Phân tích chi tiết quá trình nguyên phân, giảm phân và vai trò của các quá trình này trong sinh sản và duy trì nòi giống.
  • Di truyền nhiễm sắc thể và ngoài nhân: Nội dung xoay quanh các định luật Mendel, phân tích cơ chế di truyền của nhóm sinh vật lưỡng bội, cũng như trình bày về chu trình sống và sự đa dạng trong cơ chế di truyền. Bên cạnh đó, nội dung phần này cũng đề cập đến bộ gen người và hiện tượng di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
  • Đột biến và biến dị: Trình bày các dạng đột biến gen, nhiễm sắc thể và các yếu tố gây ra biến dị, vai trò của chúng trong tiến hóa và đa dạng sinh học.

Chương 4: Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học

  • Nguồn gốc sự sống: Trình bày sự hình thành Trái Đất và khí quyển cũng như các phân tử hữu cơ và tế bào, quá trình tiến hóa tự dưỡng và sự tiến hóa của tế bào nhân thật.
  • Đa dạng sinh học: Mô tả hệ thống phân loại sinh học, dựa trên phân loại 5 giới của Whittaker là vi khuẩn (Morena), Protista, thực vật (Plantae), nấm (Fungi)  và giới động vật (Animalia).
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here