Tải Free PDF sách Giáo Trình Động Vật Học – Lê Trọng Sơn – Đại học Huế

Giáo Trình Động Vật Học

Tải pdf sách Giáo Trình Động Vật Học tại đây

Giới thiệu về sách

  • Giáo Trình Động Vật Học là cuốn sách được xuất bản vào năm 2006 do Lê Trọng Sơn chủ biên, của Đại học Huế.
  • Trong những năm gần đây , những thông tin và khối kiến thức về động vật ngày càng nhiều và cùng với sự phát hiện của nhiều điều mới lạ cũng làm thay đổi ít nhiều những quan niệm truyền thống do đó việc cập nhật kiến thức là thiết yếu trong thời kì hiện nay. Nhăm biên soạn những kiến thức giúp phát huy năng lực tự học, tìm tòi và trau dồi niềm say mê nghiên cứu của sinh viên Giáo Trình Động Vật Học đã được biên soạn và xuất bản.
  • Về nội dung Giáo Trình Động Vật Học hướng tới tính hiện đại, cơ bản và thực tiễn cụ thể như sau:
    • Tính cơ bản: nội dung được lựa chọn đưa vào cuốn sách là những thông tin về các đối tượng động vật, vừa đảm bảo được cái chung đại diện cho 1 hay một số lớp, ngành, vừa là cái riêng của các đặc điểm cụ thể cho từng loài, hay nhóm loài. Tính cơ bản này của cuốn sách giúp người đọc giải quyết được các vấn đề thực tiễn của những loài trong tự nhiên.
    • Tính hiện đại được thể hiện trong việc cập nhật những kiến thức mới được công bố về động vật như những nhóm động vật mới, những nghiên cứu sinh học phân tử.
    • Tính thực tiễn của cuốn sách được thể hiện là việc khẳng định những giá trị thực tiễn của các nhóm động vật.
  • Về phương pháp, Giáo Trình Động Vật Học chú trọng yêu cầu người đọc có thể rèn luyện về lòng yêu thiên nhiên, đề cao việc tự học, đạo đức khoa học, giúp người đọc dễ nhớ, nhớ lâu.

Tóm tắt nội dung sách

Mở đầu

Nội dung của phần này đi vào giới thiệu động vật là một môn khoa học, đối tượng và nhiệm vụ của động vật học, Vị trí của động vật trong sinh giới và hệ thống học động vật, Sự phân bố và sự đa dạng của động vật, Sơ lược về phát triển của giới động vật qua các kỳ địa chất.

Phần 1: Động vật không xương sống

  • Phân giới Động vật Nguyên sinh: Đặc điểm chung, Hệ thống học của Động vật nguyên sinh, . Quan hệ phát sinh của các nhóm động vật nguyên sinh.
  • Trung động vật (Mesozoa) và Động vật Cận đa bào (Parazoa): Ngành Mesozoa, Ngành Thân lỗ (Porifera hay Spongia), Ngành Động vật hình tấm (Placozoa), Về nguồn gốc của động vật đa bào.
  • Động vật Đa bào hoàn thiện: Động vật có đối xứng tỏa tròn.
  • Động vật Không có thể xoang (Acoelomata): Ngành giun dẹp, Ngành Gnathostomulida, Ngành Giun vòi (Nemertini).
  • Các ngành động vật Có xoang giả (Pseudocoelomata)
  • Ngành động vật Thân mềm (Mollusca): Đặc điểm chung, Hệ thống học động vật thân mềm.
  • Ngành Giun đốt (Annelida):Đại cương về ngành giun đốt, Hệ thống học giun đốt.
  • Các ngành động vật Có miệng nguyên sinh kích thước nhỏ.
  • Ngành Chân khớp (Arthropoda): Đặc điểm chung, Phân ngành Trùng ba thùy (Trilobitomorpha), Nguồn gốc và tiến hoá của động vật Chân khớp.
  • Động vật Có vành tua miệng (Lophophora): Ngành Phoronida, . Ngành động vật Hình rêu (Bryozoa hay Ectoprocta), Ngành Hàm tơ (Chaetognatha).
  • Ngành động vật Da gai (Echinodermata)

Phần 2: Động vật có xương sống

  • Ngành Nửa dây sống (Hemichordata): Đặc điểm chung, Phân loại, Mối quan hệ phát sinh chủng loại,
  • Ngành Dây sống (Chordata): Đặc điểm chung, Hệ thống học ngành Dây sống, Nguồn gốc tiến hoá của động vật Dây sống, Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata), Phân ngành Có bao (Tunicata).
  • Phân ngành Có xương sống (Vertebrata): Đặc điểm chung, Phân loại, Tổ tiên và hướng tiến hoá của động vật Có xương sống.
  • Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata): Đặc điểm chung, Cấu tạo cơ thể, Sự đa dạng của cá Miệng tròn (Cyclostoma), Nguồn gốc và tiến hoá của cá Miệng tròn.
  • Lớp Cá sụn (Chondrichthyes): Đặc điểm chung, Đặc điểm cấu tạo cơ thể, Nguồn gốc và tiến hoá của cá sụn, Đa dạng của lớp Cá sụn.
  • Lớp Cá xương (Osteichthyes):Đặc điểm chung, Cấu tạo và hoạt động sinh lý, Đa dạng của cá, Sinh học và sinh thái học,Tầm quan trọng của cá, Mối quan hệ phát sinh của cá xương.
  • Lớp Lưỡng cư (Amphibia): Đặc điểm chung, Đa dạng của Lưỡng cư, Một số đặc điểm sinh thái của Lưỡng cư,Ý nghĩa kinh tế của lưỡng cư, Nguồn gốc và sự phát triển tiến hoá của Lưỡng cư.
  • Lớp Bò sát (Reptilia): Đặc điểm chung,Đặc điểm cấu tạo cơ thể, Nguồn gốc và tiến hóa của bò sát, Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học bò sát, Các loài bò sát thường gặp ở Việt Nam, Sự đa dạng của bò sát hiện sống.
  • Lớp Chim (Aves): Đặc điểm chung, Cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý, Sự đa dạng của lớp chim, Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của chim, Vai trò kinh tế của chim, Nguồn gốc và hướng tiến hoá của lớp chim.
  • Lớp Thú (Mammalia): Đặc điểm chung,Cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý, Một số đặc điểm sinh thái học và sinh học, Đa dạng của thú.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here