Tải pdf sách Điều dưỡng cơ bản – Tập 1 tại đây
Giới thiệu về sách
- Điều dưỡng cơ bản được xuất bản vào năm 2007 bởi Nhà xuất bản Y học với sự tham gia chủ biên của TS Đỗ Đình Xuân cùng các cộng sự. Cuốn sách được xây dựng dựa trên những chương trình Giáo dục của trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã được phê duyệt và thực hiện theo một số điều luật của Bộ Y tế, Luật Lao động ban hành về khung đào tạo trong chương trình Điều dưỡng cơ bản. Sách được Hội đồng chuyên môn thẩm định, là tài liệu dạy học đạt chuẩn chuyên môn ngành y, đối tượng mà cuốn sách hướng tới là những cử nhân điều dưỡng và cao đẳng điều dưỡng.
- Nội dung chủ yếu trong Điều dưỡng cơ bản là những kinh nghiệm, kiến thức và đã được tham khảo các tài liệu trong cũng như nước ngoài của các giảng viên có trình độ.
Tóm tắt nội dung sách
- Giới thiệu lịch sử phát triển ngành điều dưỡng: Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành điều dưỡng thế giới, Việt Nam.
- Chức năng điều dưỡng: Định hướng, định nghĩa và chức năng của ngành điều dưỡng chăm sóc người bệnh.
- Định hướng phát triển ngành điều dưỡng: những thành tựu và những tồn tại cơ bản trong ngành điều dưỡng cũng như định hướng phát triển của ngành trong năm 2002-2010.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Trình bày về phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và khái quát cách giải quyết các vấn đề này.
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân: Những nội quy chung của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và đi vào trình bày sâu nội dung về công tác vệ sinh trong lao động, sinh hoạt, về công tác khám chữa bệnh.
- Đạo đức điều dưỡng: Khái niệm về đạo đức điều dưỡng, những phẩm chất đạo đức và nghĩa vụ của người điều dưỡng.
- Nhu cầu cơ bản của con người: Mô tả những nhu cầu cơ bản của con người, sự tương quan giữa điều dưỡng và nhu cầu.
- Nhận định thực thể: Những yêu cầu của nhận định thực thể và công việc cần phải làm khi thực hiện kỹ thuật nhận định thực thể.
- Quy trình điều dưỡng: Mục đích, định nghĩa và những nội dung quy trình điều dưỡng.
- Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép: Tầm quan trọng của hồ sơ người bệnh, quy định về cách ghi, lập và bảo quản hồ sơ.
- Bảo quản dụng cụ y tế thông thường: Nêu về cách bảo quản từng nhóm các loại dụng cụ y tế.
- Vô khuẩn, tiệt khuẩn: Định nghĩa và những nguy cơ nhiễm khuẩn, phương pháp khử khuẩn, đặc điểm cơ bản và những phương pháp tiệt khuẩn.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện: Định nghĩa và những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, đặc điểm chu trình nhiễm khuẩn, tiêu chuẩn giám sát và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Theo dõi mạch: Tần số, định nghĩa, yếu tố ảnh hưởng đến mạch quy tắc chung khi theo dõi mạch và tính chất mạch.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ bình thường và bất thường, quy tắc chung khi đo nhiệt độ, cách chăm sóc và theo dõi các bất thường về nhiệt độ.
- Theo dõi nhịp tim: Nội dung về tần số thở bình thường, một số thay đổi nhịp thờ, quy trình kỹ thuật theo dõi nhịp thở cho người bệnh.
- Theo dõi huyết áp động mạch: Khái niệm chung về huyết áp, yếu tố gây thay đổi, ảnh hưởng đến huyết áp và những quy tắc chung khi đo huyết áp, cách chăm sóc người bệnh có bất thường về huyết áp.
- Kỹ thuật băng: Kỹ thuật và kiểu băng cơ bản, theo dõi tuần hoàn các chi sau băng.
- Tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch: Chỉ định, định nghĩa, chống chỉ định, nguyên tắc trong tiêm truyền dung dịch vào tĩnh mạch, tên các loại dung dịch thường dùng, các tai biến và cách xử trí trong quá trình truyền dịch.
- Kỹ thuật truyền máu: Mục đích, chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc truyền máu.
- Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch màng phổi: Mục đích và những điểm chú ý khi hút dịch màng phổi.
- Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch não tủy: Mục đích và những điểm chú ý khi chọc dịch não tủy.
- Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch màng bụng: Mục đích và những điểm chú ý khi chọc dịch màng bụng.
- Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch màng tim: Mục đích và những điểm chú ý khi chọc dịch màng tim.
- Sơ cứu chảy máu: Những dấu hiệu, phân loại chảy máu, chẩn đoán vết thương mạch máu và sơ cứu nạn nhân chảy máu.
- Sơ cứu gãy xương: Nguyên nhân, phân loại và triệu chứng gãy xương, mục đích và nguyên tắc cũng như quy trình kỹ thuật sơ cứu nạn nhân gãy xương.
- Hồi sinh phổi, tim: Nguyên nhân ngừng tim, triệu chứng, nguyên tắc khi tiến hành hồi sinh tim phổi, kỹ thuật của hồi sinh tim phổi.
- Thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu, rửa bàng quang: Mục đích, chỉ định, chống chỉ định, kỹ thuật thông tiểu, rửa bàng quang, dẫn lưu nước tiểu.