Tải PDF Sách Ngoại khoa cơ sở tại đây
Giới thiệu sách Ngoại khoa cơ sở
Sách Ngoại khoa Cơ sở là phần thứ tư trong loạt sách do Bộ môn Ngoại – Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh biên soạn, được chủ biên bởi PGS.TS Nguyễn Văn Hải và PGS.TS Đỗ Đình Công. Sách được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu học tập và tham khảo của sinh viên và học viên sau đại học.
Sách được cấu trúc thành hai phần: phần đầu cung cấp các kiến thức cơ bản về Ngoại khoa, phần sau tập trung vào phương pháp tiếp cận chẩn đoán đối với các vấn đề thường gặp và hai hội chứng cấp cứu ngoại khoa về bụng.
Sách Ngoại khoa cơ sở được xây dựng dựa trên xu hướng giáo dục Y khoa hiện đại, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu quốc tế, chú trọng vào việc tích hợp kiến thức và phương pháp tiếp cận chẩn đoán, điều trị theo vấn đề. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhiều đối tượng, bao gồm sinh viên Y khoa năm thứ 3 trở lên, học viên sau đại học ngành Ngoại khoa, giảng viên Y khoa, bác sĩ thực hành và những người nghiên cứu trong lĩnh vực Ngoại khoa.
Tóm tắt nội dung sách
Phần I. Một số vấn đề cơ bản
1. Ngoại khoa: Lịch sử và triển vọng
Phần nội dung này trình bày về các khái niệm chung về ngoại khoa, lịch sử phát triển của ngoại khoa từ thời cổ đại, trung cổ, thời phục hưng đến thời cận đại và hiện đại. Nội dung sách cũng bàn luận về triển vọng phát triển của ngoại khoa trong tương lai.
2. Nhiễm khuẩn ngoại khoa
Nội dung chương này đầu tiên trình bày về định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của nhiễm khuẩn ngoại khoa. Tiếp theo là các các phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn ngoại khoa và đề cập chi tiết về các dạng nhiễm khuẩn ngoại khoa thường gặp.
3. Ngoại khoa và các bệnh mạn tính
Phần nội dung này đề cập đến các bệnh mạn tính có ảnh hưởng đến phẫu thuật, cụ thể bao gồm: bệnh hệ thần kinh, bệnh trên tim mạch, bệnh gan, bệnh đường hô hấp, bệnh thận, bệnh nội tiết, suy giảm miễn dịch và rối loạn đông/ cầm máu.
4. Sốc chấn thương
Nội dung phần này tập trung vào nguyên nhân gây ra sốc chấn thương, sinh lý bệnh và các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán. Bên cạnh đó, nội dung sách cũng đề cập đến nguyên tắc điều trị sốc chấn thương bao gồm: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và vận chuyển bệnh nhân.
5. Phòng mổ
Các nội dung chính được bàn luận trong phần này là: nguyên tắc thiết kế khoa phẫu thuật, các hệ thống kiểm soát trong phòng mổ, các khu vực trong khoa phẫu thuật và các quy định cơ bản trong khoa phẫu thuật.
6. Đánh giá chuẩn bị trước phẫu thuật
Nội dung phần này thảo luận về tư vấn trước khi mổ và quyết định chấp nhận phẫu thuật từ bệnh nhân và người nhà. Bên cạnh đó là thông tin về các bước chuẩn bị cho ca mổ cũng như dự phòng nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.
7. Phụ mổ
Nội dung chi tiết bàn về một số vấn đề lưu ý khi làm việc trong phòng mổ, trang phục khi vào phòng mổ và những nguyên tắc, yêu cầu đối với người phụ mổ.
Phần II. Tiếp cận chẩn đoán theo vấn đề
Phần nội dung này tập trung làm rõ về phương pháp tiếp cận chẩn đoán, điều trị đối với các vấn đề thường gặp, cụ thể như sau:
- Bỏng: Thông tin về định nghĩa, dịch tễ học, phân loại bỏng theo nguyên nhân, theo độ sâu, theo độ rộng/ diện tích, đánh giá độ nặng của tình trạng bỏng, sinh lý bệnh và các xử trí.
- Nôn ói: Các thông tin được cung cấp bao gồm định nghĩa, sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân cũng như cách tiếp cận dựa trên chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
- Nuốt khó: Trình bày thông tin liên quan đến định nghĩa, dịch tễ học, sơ lược giải phẫu, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán phân biệt và nguyên nhân dẫn đến nuốt khó. Bên cạnh đó, sách Ngoại khoa cơ sở cũng cung cấp thông tin về khác biệt giữa nuốt khó hầu họng và nuốt khó thực quản.
- Đau bụng cấp: Thông tin được trình bày bao gồm định nghĩa về đau bụng cấp và cách tiếp cận bệnh nhân, trong đó có thông tin chi tiết liên quan đến một số đối tượng đặc biệt.
- Bí trung đại tiện: Nội dung chi tiết trình bày về nguyên nhân, sinh lý bệnh, tiếp cận lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh.
- Chấn thương và vết thương bụng: Bàn luận về cơ chế chấn thương, giải phẫu bụng, bệnh sử và cách tiếp cận chẩn đoán.
- Xuất huyết tiêu hóa: Nội dung sách đề cập đến dịch tễ học, nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, các hình thức xuất huyết, các tiếp cận và tiên lượng trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa.
- Vàng da: Các thông tin chi tiết về vàng da được trình bày trong sách Ngoại khoa cơ sở bao gồm: định nghĩa, sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân, tiếp cận chẩn đoán lâm sàng và một số yếu tố cận lâm sàng liên quan.
- Khối u bụng: Thông tin về khái niệm, nguyên nhân dẫn đến khối u bụng và các phương pháp chẩn đoán bệnh.
- Khối phồng vùng bẹn, bìu: Nội dung bao gồm các thông tin chi tiết về giải phẫu vùng bẹn, bìu liên quan đến phẫu thuật, cách tiếp cận bệnh nhân trên lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán liên quan đến cận lâm sàng.
- Than phiền vùng hậu môn: Các nội dung được trình bày trong phần này là hình ảnh giải phẫu bình thường của ống hậu môn, tình trạng tiêu ra máu, khối sa hay khối phồng hậu môn và đau hậu môn.
- Hội chứng chảy máu trong ổ bụng: Thông tin bàn luận về các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và hướng xử trí đối với tình trạng chảy máu trong ổ bụng.
- Viêm phúc mạc: Trình bày nội dung về giải phẫu, sinh lý và sinh lý bệnh của viêm phúc mạc, phân loại viêm phúc mạc, chẩn đoán và các phương án điều trị cho tình trạng này.