Tải Free PDF Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng trong Lâm sàng – GS.TSKH. Đỗ Trung phấn – NCB Y học

Tải pdf sách Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu ứng dụng trong Lâm sàng tại đây

Giới thiệu về sách

  • Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng trong Lâm sàng là cuốn sách được tái bản lần thứ nhất đã được bổ sung và sửa chữa, do nhà xuất bản Y học xuất bản vào năm 2009. Cuốn sách được chủ biên bởi GS.TSKH. Đỗ Trung Phấn cùng với sự tham gia của các cộng sự là những tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa.
  • Cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật là sự phát triển của nhiều chuyên ngành do đó chất lượng điều trị, chẩn đoán đã được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung thì ngành truyền máu và huyết học cũng có nhiều thay đổi về chất lượng chẩn đoán, trang thiết bị cũng như những kĩ thuật, phương pháp điều trị bệnh về máu và an toàn khi truyền máu, sử dụng máu. Để phục vụ cho công tác đào tạo của Trường đại học, trung học y tế thì Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng trong Lâm sàng đã được ra đời nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và cung cấp thêm kiến thức cho ngành y học.
  • Nội dung chính của cuốn sách được chia thành 10 chương, mỗi chương đều được phân chia thành những nội dung độc lập, có tính thống nhất và trình bày theo hệ thống dễ nhìn.

Tóm tắt nội dung sách

Chương 1: Tế bào, tổ chức học cơ quan tạo máu

Nội dung chương này gồm nhiều bài về các nội dung cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm tế bào, đếm số lượng tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu, tiêu bản xét nghiệm, đếm hồng cầu lưới, đo thể tích khối hồng cầu, định lượng huyết sắc tố, máy đếm tế bào, nội dung cần biết về huyết hồ, tủy đồ, hóa học tế bào, hạch đồ, sinh thiết tủy xương, lách đồ, xét nghiệm tìm tế bào. tìm ký sinh trùng sốt rét, xét nghiệm tế bào máu trong các dịch chính.

Chương 2: Đông máu, cầm máu

Nội dung chương này về nguyên tắc lấy bệnh phẩm xét nghiệm đông máu, thời gian đông/chảy máu, dấu hiệu dây thắt, co cục máu, thời gian APTT, Quick, phục hồi calci, thời gian tiêu sợi, thrombin,… các định lượng xác định cơ bản về máu.

Chương 3: Di truyền huyết học

nội dung bao gồm các bài về cấy máu ngoại vi, làm tiêu bản, phân tích nhiễm sắc thể, mô tả công thức máu, nhuộm phân biệt, kỹ thuật nhuộm nhiễm sắc thể, xét nghiệm vật thể barr, kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng trong y học.

Chương 4: Sinh hóa huyết học

Nội dung bao gồm các bài về điện di huyết sắc tố, sắt huyết thanh, ferritin huyết thanh, sức bền hồng cầu, huyết sắc tố kháng kiềm, định lượng hemoglobin reductase, xét nghiệm thiếu hụt G6PD, định lượng haptoglobin.

Chương 5: Miễn dịch huyết học

Chương 5 đi vào khái triển khai các nội dung về khái niệm cơ bản về kỹ thuật miễn dịch ứng dụng trong huyết học truyền máu.

Chương 6: An toàn truyền máu

Trong chương này triển khai nội dung về hoạt động hiến máu, tuyền chọn người cho máu, các kỹ thuật cần biết trong thu gom, lấy, sàng lọc, truyền máu, phương pháp tách kháng nguyên.

Chương 7: Sản xuất, bảo quản, phân phối máu và các sản phẩm máu

Nội dung chương nói về cách sản xuất và bảo quản hồng cầu mẫu, các kỹ thuật điều chế máu.

Chương 8: Một số vấn đề cơ bản trong xét nghiệm huyết học, truyền máu

Phương pháp khử trùng, làm sạch dụng cụ làm xét nghiệm và pha các dung dịch, hóa chất dùng trong xét nghiệm huyết học, cách sử dụng, bảo quản kính hiển vi

Chương 9: Đảm bảo chất lượng xét nghiệm truyền máu, huyết học

Nêu được 1 số khái niệm về bảo quản chất lượng máu, đảm bảo chất lượng xét nghiệm huyết học.

Chương 10: Các giá trị sinh học về huyết học và miễn dịch huyết học

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here