Tải Free PDF Giáo trình bào chế và sinh dược học – tập 1 – TS.Nguyễn Duy Thư – NXB Đại học Thái Nguyên

Tải pdf sách Giáo trình bào chế và sinh dược học – tập 1 tại đây

Giới thiệu về sách

  • Giáo trình bào chế và sinh dược học được chủ tiên tập bởi TS. Nguyễn Duy Thư cùng sự tham gia biên soạn của các cộng sự như ThS. Đồng Quang Huy, ThS. Nguyễn Mạnh Linh, ThS. Nguyễn Lan Hương,…Cuốn sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên vào năm 2020, đối tượng mà cuốn sách hướng tới là các dược sĩ đại học.
  • Giáo trình bào chế và sinh dược học là tài liệu tham khảo và tài liệu học tập cho sinh viên các trường đại học dược từ năm 3, cuốn sách được coi như công cụ giảng dạy của các giảng viên bộ môn Bào chế công nghiệp dược, được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức và cơ sở lý thuyết cũng như các kỹ thuật sản xuất, pha chế của các dạng thuốc và tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn bảo quản cũng như đóng gói đối với các dạng bào chế khác nhau để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất và thuận tiện nhất cho người dùng.
  • Nội dung của Giáo trình bào chế và sinh dược học được trình bày có hệ thống cũng như tóm tắt được các nội dung chính, đủ phù hợp với thời gian giảng dạy, kiến thức trong cuốn sách cập nhật tốt những kiến thức mới giúp sinh viên học tập thuận lợi. Nội dung cuốn sách được chia thành 7 chương, mỗi chương đi vào những nội dung khác nhau.

Tóm tắt nội dung sách

  • Bài 1: Đại cương về bào chế và sinh dược học. Trong bài này cuốn sách nêu được khái niệm về bào chế là gì, một số khái niệm thường dùng trong bào chế, lịch sử hình thành, phân loại dạng thuốc, đại cương về sinh dược học.
  • Bài 2: Dung dịch thuốc: Trình bày về định nghĩa, phân loại và các kỹ thuật bào chế của dạng dung dịch thuốc, so sánh các loại nước dùng trong bào chế dung dịch thuốc, tiêu chuẩn, phạm vi sử dụng, biện pháp để cải thiện được độ tan của các hoạt chất ít tan trong dung dịch.
  • Bài 3: Nhũ tương thuốc. Định nghĩa nhũ tương là gì, thành phần và kỹ thuật bào chế nhũ tương thuốc, các yếu tố ảnh hưởng đến nhũ tương thuốc, các tá dược thường dùng trong thuốc nhũ tương và vận dụng được những kiến thức vừa nêu trên trong lựa chọn phương pháp bào chế và thành phần tá dược dùng trong nhũ tương.
  • Bài 4: Hỗn dịch thuốc. Trình bày định nghĩa, phân loại và các thành phần của hỗn dịch, phân tích được các trường hợp nên bào chế thuốc dưới dạng hỗn dịch cũng như phương pháp để bào chế 1 số dạng thuốc hỗn dịch thường dùng.
  • Bài 5: Thuốc tiêm. Định nghĩa, những ưu và nhược điểm phân loại thuốc tiêu, vai trò của 6 nhóm chất phụ trong công thức thuốc tiêm, các yếu tố ảnh hưởng tới sinh khả dụng, độ ổn định, chất lượng thuốc tiêm. Trình bày về các thiết bị, yêu cầu về cơ sở, kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thuốc tiêm đông khô, dung dịch, hỗn dịch.
  • Bước 6: Thuốc nhỏ mắt. Trình bày được thành phần, kỹ thuật bào chế, yêu cầu chất lượng, yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thuốc nhỏ mắt và đặc điểm một số công thức thuốc nhỏ mắt hay dùng.
  • Bài 7: Các dạng thuốc bào chế bằng phương pháp chiết xuất. Trình bày về chiết xuất, dung môi, dược liệu, nguyên tắc, ưu nhược điểm, phân tích được bản chất của chiết xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chiết xuất, kỹ thuật bào chế rượu thuốc, cao thuốc, cồn thuốc.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here