Sự phát triển về cảm xúc xã hội của trẻ sơ sinh từ khi sinh đến 3 tháng tuổi

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Sự phát triển về cảm xúc xã hội của trẻ sơ sinh từ khi sinh đến 3 tháng tuổi

Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa nhi Trần Linh.

Bé đã xem và học mọi người nhiều điều từ tháng thứ 2

Vào tháng thứ 2, bé sẽ dành nhiều thời gian mỗi ngày để xem và nghe mọi người xung quanh. Bé học được rằng mọi người sẽ chơi với mình, cho mình ăn, và làm mình thấy thoải mái. Bé cảm thấy tốt khi mọi người cười với bé, và bé dường như biết bản năng là bé cũng có thể cười. Ngay cả trong tháng đầu, bé sẽ thử bằng cách cười và nhăn mặt thô. Sau đó, trong tháng thứ 2, những chuyển động này sẽ trở thành tín hiệu thực sự của niềm vui và thân thiện.

Bạn đã được thấy nụ cười thật sự đầu tiên của con bạn chứ?

Đó là một bước ngoặt lớn cho cả bạn và bé. Khi bạn đang rất lo lắng, đêm nào cũng không ngủ và những bỡ ngỡ trong những tuần đầu tiên thì đột nhiên dường như nụ cười đầu tiên mang đến cho bạn sức mạnh, và bạn sẽ làm mọi thứ để giữ mãi nụ cười của bé.

Còn với bé, bé sẽ đột nhiên phát hiện ra rằng chỉ chuyển động môi mà bé có thể “trò chuyện” với bạn, vì nụ cười của bé sẽ làm bé được chú ý hơn và làm bé cảm thấy tốt. Mỉm cười bên cạnh việc khóc cũng sẽ giúp bé thể hiện nhu cầu và kiểm soát những thứ xảy ra với bé. Bé càng cười nhiều với bạn, và thậm chí là với thế giói xung quanh bé thì không chỉ sẽ phát triển não của bé mà còn làm xao lãng bé khỏi những cảm giác nội tại (đói, mệt mỏi) là những điều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của bé. Tính xã hội của bé càng tăng càng chứng minh rằng bé thích và đánh giá cao những trải nghiệm mới này. Hãy mở rộng thế giới của bé bằng những trải nghiệm này không chỉ để cả bạn và bé vui mà còn quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé.

Lúc đầu bé dường như cười với phía sau bạn mà không nhìn vào mắt bạn, nhưng đừng lo. Hướng cái nhìn khỏi bạn giúp bé kiểm soát được và bảo vệ bé khỏi bị bạn lấn át. Đó là cách của bé để có bức tranh toàn cảnh mà không bị ánh mắt của bạn “bắt lại”. Bằng cách này, bé có thể chú ý đến nét mặt của bạn, giọng của bạn, sự ấm áp của cơ thể bạn, và cách bạn ôm bé. Khi bạn và bé thân thiết nhau thì bé sẽ dần dần nhìn vào mắt bạn lâu hơn và bạn sẽ tìm cách để tăng “sự chấp nhận” của bé – có thể bằng cách giữ bé ở một khoảng cách nhất định, điều chỉnh giọng nói của bạn, hoặc sửa đổi biểu cảm của bạn.

Trẻ 3 tháng tuổi

Khi 3 tháng, bé sẽ là một bậc thầy “trò chuyện bằng nụ cười”. Đôi khi bé sẽ bắt đầu một “cuộc trò chuyện” bằng cách cười với bạn và ríu rít để thu hút sự chú ý của bạn. Đôi khi bé sẽ nằm đợi, nhìn mặt bạn cho đến khi bạn nở nụ cười đầu tiên và bé sẽ đáp ứng nhiệt tình. Toàn bộ cơ thể bé sẽ tham gia vào cuộc đối thoại này. Bàn tay bé xòe rộng, 1 hoặc cả 2 tay sẽ nâng lên, và tay và chân bé sẽ khua theo nhịp điệu của giọng bạn. Các chuyển động trên mặt bé cũng có thể là phản chiếu chính bạn. Khi bạn nói chuyện bé có thể mở miệng và mở to mắt, và nếu bạn thè lưỡi, bé có thể làm y hệt!

Tất nhiên, em bé của bạn có lẽ sẽ không hành động thân thiện như vậy với tất cả mọi người. Giống như người lớn, bé sẽ thích một số người nhất định hơn những người khác. Và người bé yêu quý, tự nhiên, sẽ là bố mẹ của bé. Sau đó, vào khoảng 3-4 tháng, bé sẽ bị hấp dẫn bởi những đứa trẻ khác. Nếu bé có anh hoặc chị, bé sẽ tươi cười rạng rỡ với anh chị khi anh chị bắt đầu nói chuyện với bé. Nếu bé nghe thấy giọng trẻ con trên đường hoặc trên tivi, bé có thể quay lại để tìm kiếm chúng.

Với ông bà hoặc người chăm sóc quen thuộc thì ban đầu bé có thể cười ngập ngừng, sau đó khi đã chơi với bé 1 lúc thì bé sẽ nói chuyện bằng cơ thể. Ngược lại, với người lạ bé chỉ nhìn hiếu kỳ hoặc cười thoáng qua. Hành vi chọn lọc này cho bạn biết rằng ngay ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu phân loại ai là người trong cuộc đời bé. Mặc dù các dấu hiệu không dễ phát hiện nhưng bé đang trở nên gắn bó với những người thân thiết nhất với bé.

Việc trao đổi không lời này không chỉ là một trò chơi mà những thay đổi sớm này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội và cảm xúc của bé. Bằng cách đáp ứng nhanh chóng và nhiệt tình với những nụ cười của bé và thường xuyên lôi kéo bé vào “những cuộc trò chuyện” này, bạn sẽ cho bé biết rằng bé quan trọng với bạn, để bé có thể tin tưởng bạn. Bằng cách nhận ra những dấu hiệu của bé và không làm gián đoạn hoặc nhìn bé khi bé “nói chuyện”, bạn cũng sẽ cho bé biết bạn rất quan tâm đến bé. Điều này sẽ góp phần vào sự tự phát triển của bé.

Khi bé lớn lên, cách bạn và bé giao tiếp sẽ thay đổi theo nhu cầu và mong muốn của bé. Ngày qua ngày, bạn sẽ nhận thấy bé có 3 mức nhu cầu chung, mỗi mức sẽ cho thấy mỗi khía cạnh trong tính cách của bé.

==>>> Xem thêm: Acid béo không no (LCPUFAs) cho trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng

3 mức nhu cầu chung của bé

Khi nhu cầu của bé là cấp bách

– Khi bé rất đói hoặc đau -bé sẽ cho bạn biết theo cách riêng của bé, có thể là la hét, rên rỉ, hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể dữ dội. Qua thời gian bạn sẽ học được cách nhận biết các dấu hiệu này một cách nhanh chóng để bạn có thể thỏa mãn bé trước khi bản thân bé biết bé cần gì.

Khi bé đang ngủ yên, hoặc khi bé tỉnh và tự chơi

Bạn sẽ cảm thấy yên tâm rằng bạn đã đáp ứng được tất cả nhu cầu của bé vào lúc đó. Điều này sẽ cho bạn cơ hội để nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Thời gian bé tự chơi 1 mình sẽ cho bạn cơ hội tuyệt vời để quan sát – từ xa – cách để bé phát triển những kĩ năng mới quan trọng như học cách tự chơi, tiếp cận, theo dõi sự vật, hoặc thao tác tay. Những hoạt động này giúp bé học được cách tự làm bản thân thoải mái, điều này sẽ giúp bé bình tĩnh hơn và ngủ suốt đêm. Đây là những kỹ năng đặc biệt quan trọng phải học với những bé khó chịu hoặc khó kiểm soát.

Mỗi ngày sẽ có những lúc nhu cầu của bé được đáp ứng nhưng bé vẫn khó chịu.

Bé có thể cho bạn biết thông qua tiếng rên rỉ, những động tác kích động, hoặc đột ngột hành động khó chịu giữa những lúc đang bình thường. Bé thậm chí có thể không biết bé muốn gì, và bất kì đáp ứng nào cũng có thể giúp bé bình tĩnh lại. Chơi, nói, hát, và đi lại có thể hiệu quả; đôi khi, chỉ cần thay đổi vị trí của bé hoặc cứ để bé “khó chịu” lại thành công. Bạn có thể thấy rằng mặc dù đáp ứng để bé dịu ngay lập tức, thì bé sẽ nhanh chóng khó chịu hơn và đòi bạn chú ý đến bé nhiều hơn. Vòng xoắn này sẽ không được phá bỏ cho đến khi bạn để bé khóc vài phút hoặc làm xao lãng bé bằng cách làm một số việc khác – ví dụ, đưa bé ra ngoài chơi hoặc cho bé ăn. Bằng cách thử những cách khác nhau, bé và bạn sẽ hiểu nhau hơn. Bạn sẽ khám phá ra bé của bạn thích được đu đưa, gương mặt hoặc giọng nói hài hước nào làm bé thích nhất, và những gì bé thích nhìn nhất. Bé sẽ biết rằng bé phải làm gì để bạn đáp ứng, bạn sẽ cố gắng làm hài lòng bé đến mức nào và giới hạn chịu đựng của bạn đến đâu.

Theo thời gian, nhu cầu cấp tính của bé sẽ giảm, và bé sẽ có thể tự chơi trong thời gian dài hơn. Một phần, đó là vì bạn học được cách đoán trước và chăm sóc những vấn đề của bé trước khi bé thấy không thoải mái. Nhưng cũng có thể, hệ thần kinh của bé trưởng thành hơn, và do đó, bé sẽ tự mình khắc phục được những căng thẳng hàng ngày. Với khả năng kiểm soát cơ thể tốt hơn, bé sẽ có thể làm nhiều thứ hơn để giải trí và kiểm soát bản thân và bé sẽ ít thấy thất vọng hơn.

Trong những tháng đầu tiên, đừng lo lắng rằng sẽ làm hư bé vì chú ý quá nhiều. Hãy quan sát bé kỹ và đáp ứng nhanh chóng khi bé cần bạn. Bạn có thể có những lúc không làm dịu bé được, nhưng không bao giờ làm hư bé khi cho bé biết bạn quan tâm bé nhiều thế nào. Thực tế, bạn an ủi những khó chịu của bé càng nhanh và kiên nhẫn trong 6 tháng đầu đời, thì bé càng ít đòi hỏi khi lớn hơn. Ở độ tuổi này, bé cần được đảm bảo thường xuyên để cảm thấy an toàn. Bằng cách giúp bé thiết lập ý thức về sự an toàn ngay bây giờ, bạn đã đặt nền móng cho sự tự tin và tin tưởng giúp cho bé dần dần tách khỏi bạn và trở thành một người mạnh mẽ, độc lập.

==>>> Xem thêm: Thói quen sử dụng sản phẩm công nghệ cho trẻ

Link bài viết: Sự phát triển về cảm xúc xã hộ của trẻ sơ sinh từ khi sinh đến 3 tháng tuổi

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here