Tải PDF sách Mô – phôi – Phần Mô học tại đây
Giới thiệu Sách Mô – phôi – Phần mô học
Cuốn sách “Mô – Phôi – Phần Mô học” chủ biên bởi GS.TS Trịnh Bình, được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục đại học của Trường Đại học Y Hà Nội. Nội dung sách bao gồm hai phần chính: Mô học đại cương và Mô học các hệ cơ quan, với 16 chương, cung cấp thông tin khoa học chuyên sâu, cập nhật và phù hợp với chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa.
Cuốn sách được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, kèm theo nhiều hình vẽ minh họa chi tiết giúp sinh viên dễ dàng hình dung cấu trúc của cơ thể người. Sách hỗ trợ người học hiểu sâu về cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể, hình thành nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức về bệnh học và lâm sàng.
Tóm tắt nội dung sách
Phần I: Mô học đại cương
Chương 1: Biểu mô
Chương này cung cấp kiến thức cơ bản về biểu mô, một trong những mô quan trọng trong cơ thể. Nội dung bàn về tính chất và phân loại các loại biểu mô dựa trên cấu trúc và chức năng của chúng. Ngoài ra, chương còn giải thích về sự biến đổi của tế bào biểu mô trong các tình huống khác nhau và cơ chế tái tạo của chúng.
Chương 2: Mô liên kết
Nội dung trình bày về mô liên kết, loại mô đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Sách cung cấp kiến thức về nhiều loại mô liên kết khác nhau như mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương và mô mỡ.
Chương 3: Mô cơ
Chương này giới thiệu các loại mô cơ trong cơ thể: cơ vân, cơ tim và cơ trơn. Cơ vân đóng vai trò quan trọng trong vận động, có cấu trúc sợi dài. Cơ tim chỉ có ở tim, có khả năng co giãn mạnh mẽ và không cần đến sự điều khiển chủ động. Cơ trơn được tìm thấy trong các cơ quan nội tạng như dạ dày và ruột, có tính chất co giãn tự động.
Chương 4: Mô thần kinh
Chương này giải thích về mô thần kinh, bao gồm tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào đệm. Nội dung chính đề cập đến cấu trúc của nơron, bao gồm thân nơron, sợi trục và các nhánh nơron, phân loại nơron cũng như cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh và cấu trúc, vai trò của tế bào thần kinh đệm.
Phần II: Mô học hệ cơ quan
Chương 5: Hệ tuần hoàn
Chương này trình bày về hệ tuần hoàn, bao gồm hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết. Hệ tuần hoàn máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời mang các chất thải và CO2 ra ngoài. Hệ tuần hoàn bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ trong việc duy trì cân bằng dịch cơ thể. Chương cũng giải thích về các cấu trúc của tim, mạch máu và các thành phần của hệ bạch huyết như hạch bạch huyết và lách.
Chương 6: Hệ bạch huyết – Miễn dịch
Chương này tập trung vào hệ bạch huyết và miễn dịch, một phần quan trọng trong hệ thống phòng vệ của cơ thể. Nội dung sách đề cấp đến các tế bào miễn dịch thuộc hệ bạch huyết, các cấu trúc liên quan như tủy xương, tuyến ức, nang bạch huyết, hạch bạch huyết, lách, vòng bạch huyết quanh họng.
Chương 7: Da và các bộ phận phụ thuộc da
Đầu tiên, nội dung chương 7 giới thiệu về cấu trúc của da, bao gồm lớp biểu bì, chân bì và hạ bì. Ngoài ra, chương này cũng mô tả các bộ phận phụ thuộc da như lông, móng, tóc, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Cuối cùng, sách cung cấp thông tin về sự phân bố mạch và thần kinh trên da.
Chương 8: Hệ hô hấp
Nội dung chính cung cấp kiến thức về hệ hô hấp, bao gồm các cấu trúc và chức năng của hệ thống đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí bắt đầu từ khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và cuối cùng là các tiểu phế quản, giúp đưa không khí vào phổi để trao đổi khí. Phổi là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình trao đổi oxy và CO2 giữa máu và không khí.
Chương 9: Hệ tiêu hóa
Nội dung chương này mô tả cấu trúc của hệ tiêu hóa, bao gồm các cơ quan từ khoang miệng, họng, thực quản đến dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan và tuyến tụy.
Chương 10: Hệ tiết niệu
Giới thiệu về hệ tiết niệu, bao gồm thận và các đường bài xuất nước tiểu như niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nội dung chi tiết tập trung vào phân tích cấu trúc của từng phần cụ thể.
Chương 11: Hệ nội tiết
Cung cấp thông tin về đặc điển hệ nội tiết và các tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến cận giáp.
Chương 12: Hệ sinh dục nam
Chương này mô tả về hệ sinh dục nam, bao gồm tinh hoàn, các ống dẫn tinh, dương vật và tuyến phụ thuộc như tuyến tiền liệt và túi tinh. Nội dung cung cấp thông tin chi tiết về cấu tạo tinh trùng và tinh dịch đồ trong giới hạn bình thường.
Chương 13: Hệ sinh dục nữ
Trình bày về hệ sinh dục nữ, bao gồm buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo và các cơ quan sinh dục ngoài. Chương này cũng mô tả về các quá trình liên quan đến vòng đời của trứng, chu kỳ kinh nguyệt, thụ thai và các vấn đề sinh sản nữ.
Chương 14: Hệ thần kinh
Chương này giới thiệu về hệ thần kinh, bao gồm hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi. Chương này cũng trình bày về hệ thần kinh thực vật – bộ phận chi phối các hoạt động cơ trơn, mạch, các tuyến trong cơ thể.
Chương 15: Thị giác
Chương này mô tả về hệ thị giác, bao gồm các bộ phận của mắt như nhãn cầu, các màng của nhãn cầu, giác mạc và thủy tinh thể, cùng với các bộ phận phụ như mi mắt, kết mạc, tuyến lệ và đường tuyến lệ.
Chương 16: Thính giác quan
Nội dung mô tả về cấu trúc của các cơ quan thính giác, bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong (mê đạo).
Phụ lục
Phụ lục 1: Tế bào
Nội dung mô tả chi tiết các bộ phận cấu tạo nên tế bào, chu trình sống của tế bào cũng như các quá trình liên quan như phân bào, biệt hóa, tái tạo,…
Phụ lục 2: Máu, sự tạo máu, bạch huyết
Phần này cung cấp thông tin về máu, bao gồm phần huyết cầu và huyết thanh. Nội dung đi sâu vào phân tích chi tiết về các tế bào máu ngoại vi và sự tạo máu trong thời kỳ phôi thai cũng như khi trẻ chào đời.