Tải sách Độc chất học tại đây.
Giới thiệu về sách Độc chất học
Sách Độc chất học được sản xuất tại Nhà xuất bản Y học vào năm 2015 chủ biên và biên soạn bởi PGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu được sử dụng trong đào tạo dược sĩ đại học. Sách thuộc bản quyền của trường Đại học Dược Hà Nội.
Sách được biên soạn nhằm mục đích cung cấp đến các sinh viên chuyên ngành Dược vào năm thứ ba hay thứ tư về kiến thức chuyên môn về bộ môn độc chất học với các khái niệm liên quan, sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa hay thải trừ các chất này trong cơ thể. Ngoài ra, sách cũng cung cấp đến sinh viên thông tin về các phương pháp để lấy và xử lý mẫu cần biết để xác định độc chất trong đó.
Nội dung sách được nhà xuất bản biên soạn với các phần riêng biệt với 6 chương giúp người đọc, sinh viên có thể dễ hiểu hơn và nắm bắt được kiến thức một cách chặt chẽ hơn.
Tóm tắt nội dung sách
Chương 1: Đại cương về độc chất học
Tại chương 1, sách đề cập đến thông tin về độc chất học, các nhiệm vụ của bộ môn độc chất học, các chất độc, độc tính và nguyên nhân gây ngộ độc trên người. Đồng thời, tại chương này, tác giả cũng đề cập đến các thông tin về quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ chung của các nhóm độc chất khi vào cơ thể người.
Cùng với đó, thông tin về tác động bất lợi khi chất độc vào cơ thể cũng được tác giả đưa ra cùng các biện pháp để xử lý khi không may cơ thể bị nhiễm độc, một số phương pháp loại bỏ và thuốc đặc trị trên một số chất độc.
Chương 2: Phương pháp phân lập các chất độc
Một số các phương pháp để tiến hành phân lập chất độc, nguyên tắc, các cách như vô cơ hóa, vô cơ ướt hay loại chất oxy hóa được tác giả đề cập đến người đọc tại chương này.
Ngoài ra, các phương pháp phân lập chất hữu cơ bằng cách cất kéo hơi nước hay các cách để chiết từ dung môi hữu cơ cũng được tác giả đưa đến, cung cấp lý thuyết cần biết đến sinh viên, phục vụ cho việc thực hành về sau đó.
Chương 3: Các chất độc vô cơ
Các thông tin về các nguyên tố kim loại có thể gây độc cho cơ thể người với các loại như thủy ngân, chì, asen, bari và mốt số các loại kim loại khác được tác giả đưa ra. Cùng với đó là các thông tin về các loại khí độc và các acid vô cơ, kiềm mạnh mà mỗi sinh viên cần biết và nắm bắt.
Chương 4: Các chất độc hữu cơ
Đến chương 4, thông tin về các loại chất độc hữu cơ dễ bay hơi hay các loại dược chất, dược liệu có độc tính được tác giả đưa ra với tác động khi người không may dùng phải. Cùng đó là các biện pháp để phân lập độc chất khỏi thực vật, một số các độc chất có trong các sản phẩm thực phẩm thông thường.
Chương 5: Các chất ma túy
Sơ lược về các chất ma túy được tác giả đề cập tại chương này với các thông tin về các nhóm hoạt chất ma túy như nhóm opioid, amphetamin hay cần sa, cocain. Các thông tin nguồn gốc của các hoạt chất này, tác động hay các biện pháp phân tích được tác giả ghi rõ trong từng bài giảng.
Chương 6: Hóa chất bảo vệ thực vật
Đến với chương 6, thông tin về các loại hóa chất bảo vệ thực vật được tác giả định nghĩa, phân loại và đưa đến tình hình sử dụng chúng trong hiện tại. Đồng thời, nhà biên soạn cũng đưa ra việc sử dụng hóa chất tối đa và các tác hại khi xuất hiện nhiều dư lượng này trong môi trường.
Đồng thời, tác giả cũng hướng dẫn sinh viên cách để xử lý mẫu và đưa ra một số kỹ thuật để phân tích hóa chất này.