Tải sách Bệnh học nội khoa – tập 2 tại đây.
Giới thiệu về sách Bệnh học nội khoa – tập 2
Sách Bệnh học nội khoa tập 2 được chủ biên PGS. TS. Ngô Quý Châu, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – PGS.TS. Phạm Quang Vinh cùng các giảng viên thuộc bộ môn Nội, Huyết học, Hồi sức cấp cứu thuộc trường Đại học Y Hà Nội.
Sách bao gồm 2 tập đưa đến các sinh viên chuyên ngành Y về bệnh học liên quan đến nội khoa, cung cấp cho các sinh viên các kiến thức cần biết liên quan đến chuyên môn, chuyên ngành, đảm bảo được việc cung cấp các dữ liệu mới nhất liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh Y khoa.
Nội dung sách đưa đến sinh viên các nội dung bệnh học xung quanh về triệu chứng, các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị về các bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp, huyết học, nội tiết, hồi sức cấp cứu.
Sách Bệnh học nội khoa tập 2 đã được phê duyệt và xuất bản tại Nhà xuất bản Y học Hà Nội vào năm 2012 nhằm mục đích làm tài liệu học tập và cung cấp các kiến thức chuyên môn cho sinh viên Y đa khoa và các sinh viên khác thuộc hệ sau đại học.
Tóm tắt nội dung sách
Chương 5: Tiêu hóa
Tại chương 5, sách đề cập đến các thông tin cần biết liên quan đến định nghĩa, triệu chứng, biến chứng, các biểu hiện trên lâm sàng hay phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như: xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, apxe gan do amip, viêm tụy cấp, viêm gan, bệnh gan do rượu, bệnh trĩ, hội chứng ruột – kích thích, táo bón.
Chương 6: Cơ – xương – khớp
Các bệnh học về cơ xương khớp được đưa ra tại chương này với các phương pháp để chẩn đoán xác định hay chẩn đoán phân biệt với từng loại bệnh. Một số bệnh lsy được các tác giả biên soạn trong chương này có thể kể đến như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm đa cơ, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp tự phát, gout, thoái hóa khớp, loãng xương, nhược cơ, loạn dưỡng cơ, nhiễm khuẩn trên xương khớp, viêm đĩa đệm cột sống, đau thắt lưng hông.
Chương 7: Nội tiết
Đến với chương 7, tác giả cũng đưa đến thông tin về bệnh học liên quan đến triệu chứng, định nghĩa, các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh về đái tháo nhạt, cường giáp, suy giáp, đái tháo đường, cushing, u tủy thượng thận.
Chương 8: Huyết học
Tại chương 8, nhà biên soạn cung cấp đến sinh viên Y các kiến thức chuyên môn liên quan đến bệnh lý về huyết học. Các phương pháp để chẩn đoán và điều trị bệnh mà mỗi sinh viên y cần biết.
Các bệnh lý được nhắc đến trong chương này bao gồm: thiếu máu, suy tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu, hemophilia, rối loạn sinh tủy, lơ xê mi, đa hồng cầu cấp tiên phát, đa u tủy xương và các biện pháp an toàn trong truyền máu.
Chương 9: Hồi sức cấp cứu
Tại chương cuối với các bệnh lý cần đưa đến hồi sức cấp cứu như phù phổi, rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn nước, natri, rối loạn kali máu, rắn độc cắn, ngạt nước và cấp cứu khi ngưng tuần hoàn được tác giả đề cập tại đây.
Qua bài giảng chương 9, sinh viên sẽ được bổ sung các kiến thức liên quan đến cấp cứu khi gặp các trường hợp đặc biệt, các phương pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ khi cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình thực tập và làm việc trong tương lai.