Rối loạn lo âu do bệnh thực tổn và rối loạn lo âu do một chất

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Rối loạn lo âu do bệnh thực tổn và rối loạn lo âu do một chất

Tác giả: PGS.TS. Bùi Quang Huy, ThS. Đinh Việt Hùng

Bài viết Rối loạn lo âu do bệnh thực tổn và rối loạn lo âu do một chất được trích trong sách Rối loạn lo âu của Nhà xuất bản Y học.

I. RỐI LOẠN LO ÂU DO BỆNH THỰC TỔN

1. Chẩn đoán

Đặc điểm chính của rối, loạn lo âu do bệnh thực tổn là các dấu hiệu lâm sàng chính của lo âu là do hậu quả trực tiếp của một bệnh thực tổn (bệnh tim mạch, nội tiết, hô hấp…). Các triệu chứng biểu hiện của lo âu lan tỏa, tấn công hoảng sợ hoặc ám ảnh cưỡng bức. Thông qua tiền sử, khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng phải có một bệnh thực tổn là nguyên nhân gây các triệu chứng lo âu.

Rối loạn này không phải là một rối loạn tâm thần khác. Chẩn đoán cũng không được đặt ra nếu lo âu diễn ra trong phạm vi của sảng. Lo âu phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng khó chịu rõ rệt hoặc tổn thương xã hội nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

Trong bệnh lo âu do bệnh thực tổn, bác sĩ trước hết phải xác định được bệnh thực tổn. Hơn nữa, bác sĩ phải xác định lò âu là hậu quả trực tiếp của bệnh thực tổn qua cơ chế sinh lý.

Các thể bệnh thường gặp là:

– Lo âu lan tỏa.

– Cơn hoảng sợ kịch phát.

– Ám ảnh, cưỡng bức.

Tiêu chuẩn chẩn đoán lo âu do bệnh thực tổn theo DSM5:

A. Cơn hoảng sợ hoặc lo âu chiếm tru thế trong bệnh cảnh lâm sàng.

B. Có bằng chứng trong tiền sử, kết quả thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng rằng rối loạn là hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của một bệnh cơ thể khác.

C. Rối loạn không thể được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác.

D. Rối loạn không xuất hiện trọn vẹn trong trạng thái sảng.

E. Rối loạn gây ra những đau khổ đáng kệ về mặt lâm sàng hoặc tổn thiệt về các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Chẩn đoán rối loạn lo âu do bệnh thực tổn không đặt ra trong quá trình tiến triển của sảng.

– Nếu gần đây có sử dụng một chất (thuốc hoặc ma túy), chẩn đoán sẽ là rối loạn lo âu do một chất sẽ được đặt ra.

– Rối loạn lo âu do bệnh thực tổn cần phân biệt vói rối loạn lo âu tiên phát.

3.  Điều trị

– Cần phải điều trị bệnh thực tổn gây ra rối loạn lo âu.

– Điều trị lo âu căn cứ vào thể bệnh (lo âu lan tỏa, cơn hoảng sợ kịch phát, ám ảnh cưỡng bức) và điều trị giống như lo âu tiên phát tương ứng.

II. RỐI LOẠN LO ÂU DO MỘT CHẤT

1. Chẩn đoán

Đặc điểm nhấn mạnh rối loạn lo âu do một chất là có lo âu do một chất gây ra (thuốc hoặc ma túy). Rối loạn này có thể là lo âu lan tỏa, cơn hoảng sợ kịch phát, ám ảnh cưỡng bức. Rối loạn này không phải do một bệnh tâm thần khác gây ra. Chẩn đoán không được đặt ra nếu có sảng. Các triệu chứng phải gây khó chịu rõ rệt cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.

Các thể bệnh:

– Lo âu lan tỏa.

– Cơn hoảng sợ kịch phát.

– Ám ảnh cưỡng bức.

Theo sự phát triển của lo âu có thể sử dụng các thể khởi phát sau:

– Khởi phát trong khi bị ngộ độc.

– Khởi phát trong khi cai.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do một chất theo DSM 5:

A. Cơn hoảng sợ hoặc lo âu chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng.

B. Có bằng chứng từ bệnh sử, khám lâm sàng hoặc xét nghiệm cả hai (1) và (2):

(1) Các triệu chứng trong tiêu chuẩn A, phát triển trong hoặc ngay sau khi ngộ độc, hoặc trong hội chứng cai… hoặc sau khi tiếp xúc với một loại thuốc.

(2) Các chất hoặc thuốc có liên quan có khả năng gây các triệu chứng trong tiêu chuẩn A.

C. Rối loạn không thể giải thích tốt hơn nếu không phải là rối loạn do một chất hoặc thuốc gây ra. Bằng chứng cho một rối loạn lo âu độc lập bao gồm: các triệu chứng có trước khi sử dụng chất hoặc thuốc; các triệu chứng tồn tại trong thời gian đủ dài (ví dụ: khoảng 1 tháng) sau trạng thái cai cấp hoặc nhiễm độc nặng; có bằng chứng khác về tồn tại một nguyên nhân không do thuốc hoặc chất gây rối loạn lo âu độc lập (ví dụ: tiền sử tái diễn một rối loạn lo âu không do thuốc hoặc chất gây ra).

D. Rối loạn không xuất hiện trong quá trình tiến triển của sảng.

E. Rối loạn gây ra các triệu chứng khó chịu, hoặc làm giảm các chức năng xã hội – nghề nghiệp, hoặc các chức năng quan trọng khác.

Lưu ý: chẩn đoán này nên được thay cho chẩn đoán ngộ độc chất hoặc trạng thái của một chất chỉ khi các triệu chứng trong tiêu chuẩn A chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng và nó đủ nghiêm trọng để gây chú ý trên lâm sàng.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Ngộ độc hoặc cai một chất thường có biểu hiện lo âu đi kèm. Rối loạn lo âu do một chất có khởi phát khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc. Khi đó triệu chứng lo âu thường hết sau vài ngày hoặc vài tuần (phụ thuộc thời gian bán hủy) Nếu triệu chứng bền hơn 4 tuần, nguyên nhân gây lo âu khác cần được tìm.

– Lo âu do bệnh thực tổn: cần có tiền sử, khám lâm sàng, xét nghiệm… chứng tỏ bệnh thực tổn đó là nguyên nhân gây ra lo âu.

3.  Điều trị

Cần điều trị tình trạng ngộ độc hoặc trạng thái cai chất (thuốc hoặc ma túy) gây ra lo âu. Điều trị lo âu do một chất cần căn cứ vào thể bệnh (lo âu lan tỏa, com hoảng sợ kịch phát, ám ảnh cưỡng bức) và tình trạng khởi phát (trong khi bị ngộ độc và trong trạng thái cai). Điều trị lo ,âu bằng thuốc giống như điều trị lo âu tiên phát tương ứng.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here