Tác giả: Thạc sĩ – Bác sĩ Phạm Hoàng Thiên
Để tải file PDF của bài viết Rối loạn dáng đi (gait) xin vui lòng click vào link ở đây
Background
Luôn luôn kiểm tra dáng đi của bệnh nhân. Đó là một hành động phối hợp đòi hỏi sự tích hợp của các chức năng cảm giác và vận động. Dáng đi có thể chỉ bất thường khi thăm khám, hoặc nó có thể dẫn bạn tìm kiếm các mối liên quan lâm sàng thích hợp với phần còn lại của việc thăm khám. Những kiểu thường thấy nhất là: dáng đi liệt nửa người, dáng đi parkinson, marche à petits pas (kiểu các bước đi ngắn ngày càng nhanh), dáng đi thất điều và dáng đi không vững (unsteady gait).
Romberg’s test được thực hiện thuận tiện sau khi kiểm tra dáng đi. Đây là một test đơn giản chủ yếu của cảm nhận vị trí khớp…
Những gì bạn phải làm và phải tìm
Yêu cầu bệnh nhân đi lại.
Đảm bảo bạn có thể nhìn thấy đầy đủ tay và chân.
Dáng đi có đối xứng không?
- Có: Xem Figures 1 và 2.
- Không: xem bên dưới.
(Dáng đi thường có thể được chia thành đối xứng và không đối xứng mặc dù sự đối xứng không hoàn hảo.)
Nếu đối xứng
Nhìn vào độ lớn (độ dài) của mỗi bước (size of paces):
- Nhỏ hay bình thường?
Nếu bước nhỏ:
Nhìn vào tư thế và sự vung tay:
- Nghiêng mình tới trước kèm giảm vung tay: dáng đi parkinsonian (có thể khó bắt đầu và dừng lại: festinant (tăng tốc độ) – có thể tồi tệ hơn ở một bên; có thể thấy tình trạng run tăng lên khi đi). Giảm vung tay, thường ở một bên, là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh parkinson.
- Thẳng đứng và vung tay rõ: marche à petits pas.
Nếu độ dài bước bình thường:
Nhìn vào khoảng cách giữa 2 bàn chân:
- Bình thường.
- Những bước rộng riêng biệt: dáng đi broad-based.
- 2 chân không phối hợp: dáng đi cerebellar (tiểu não).
- Bắt chéo, kéo lê các ngón chân: dáng đi scissoring (cắt kéo).
Figure 2: Các loại dáng đi
Nhìn vào đầu gối:
- Bình thường.
- Đầu gối nâng cao: dáng đi high-stepping (bước cao).
Nhìn vào vùng chậu và vai:
- Bình thường.
- Xoay vùng chậu và vai rõ ràng: dáng đi waddling (lạch bạch).
Nhìn vào toàn bộ chuyển động:
- Bình thường.
- Không mạch lạc như thể bệnh nhân đã quên mất cách đi lại và thường xuyên có biểu hiện như muốn bám chặt vào điểm nào đấy: dáng đi apraxic.
- Kỳ quái, phức tạp và không nhất quán: dáng đi functional.
Nếu không đối xứng
Bệnh nhân có bị đau không?
- Có: Dáng đi đau đớn hoặc dáng đi chống đau.
Tìm kiếm dị dạng xương:
- Dáng đi orthopaedic.
Có phải vung một chân ra bên ngoài?
- Có: Dáng đi hemiplegic (dáng đi liệt nửa người).
Nhìn vào độ cao của đầu gối:
- Bình thường.
- Một bên gối được đưa cao hơn: dáng đi foot drop (thả bàn chân/bàn chân rũ).
Các test sâu hơn
Yêu cầu bệnh nhân đi lại như thể trên một sợi dây được kéo căng (tightrope)
- Nếu bệnh nhân ngã liên tục: dáng đi unsteady.
- Có thể ngã chủ yếu về một bên nào đó.
- Những bệnh nhân lớn tuổi thường không ổn định nhẹ.
Yêu cầu bệnh nhân đi bằng gót chân
- Nếu không thể: dáng đi foot drop.
Yêu cầu bệnh nhân đi bằng ngón chân
- Nếu không thể: yếu cơ bụng chân (gastrocnemius).
Những điều đó có nghĩa là gì?
- Dáng đi parkinson: cho thấy rối loạn chức năng hạch nền. Những nguyên nhân phổ biến: bệnh Parkinson, thuốc an thần chủ yếu (major tranquillisers).
- Dáng đi marche à petits pas: cho thấy rối loạn chức năng vỏ não lan tỏa 2 bên. Nguyên nhân phổ biến: bệnh mạch máu não lan tỏa ‘lacunar state’.
- Dáng đi cắt kéo (scissoring): cho thấy liệt co cứng nhẹ cả 2 chân. Nguyên nhân phổ biến: bại não, xơ cứng rải rác, chèn ép tủy.
- Dáng đi mất điều hòa cảm giác (sensory ataxia): cho thấy mất cảm giác vị trí khớp (Romberg’s dương tính). Nguyên nhân phổ biến: bệnh thần kinh ngoại biên,, hội chứng mất cột sau (posterior column loss) (xem bên dưới).
- Dáng đi mất điều hòa tiểu não (cerebellar ataxia): hướng về phía tổn thương. Nguyên nhân phổ biến: do thuốc (ví dụ phenytoin), alcohol, xơ cứng rải rác, bệnh mạch máu não.
- Dáng đi lạch bạch (waddling gait): cho thấy cơ gốc chi yếu hoặc mất tác dụng. Nguyên nhân phổ biến: bệnh cơ gốc chi, trật khớp hông 2 bên bẩm sinh.
- Dáng đi apraxic: cho thấy sự tích hợp tại vỏ não của sự chuyển động là bất thường, thường là bệnh lý ở thùy trán. Nguyên nhân phổ biến: não úng thủy áp lực bình thường , bệnh lý mạch máu não.
- Dáng đi liệt nửa người (hemiplegic gait): tổn thương neuron vận động trên. Nguyên nhân phổ biến: đột quỵ, xơ cứng rải rác.
- Dáng đi bàn chân rũ (foot drop): Nguyên nhân phổ biến: một bên – liệt dây TK mác chung, tổn thương bó tháp, bệnh lý rễ TK L5; 2 bên – bệnh thần kinh ngoại biên.
- Functional gait: thay đổi, có thể không phù hợp với phần còn lại của thăm khám, tồi tệ hơn khi được quan sát. Có thể bị nhầm lẫn với dáng đi trong múa giật (đặc biệt là bệnh Huntington), nó có thể là kéo lê (shuffling), co quắp/giật (twitching) và co thắt (spasmodic) và có những dấu hiệu liên quan khác khi thăm khám (xem Chương 24).
Rối loạn dáng đi không do nguyên nhân thần kinh
- Dáng đi đau đớn (painful gait): Nguyên nhân phổ biến: viêm khớp, chấn thương – thường rõ ràng.
- Dáng đi bệnh khớp (Orthopaedic gait): Nguyên nhân phổ biến: ngắn chi, phẫu thuật háng trước đó, chấn thương
Romberg’s test
Những gì phải làm
Yêu cầu bệnh nhân đứng chụm 2 chân lại.
- Để anh ta đứng như thế này trong vài giây.
Nói với bệnh nhân rằng bạn sẵn sàng đỡ anh ta nếu anh ta ngã (hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm điều đó).
- Nếu anh ta ngã khi mở mắt, bạn không thể tiến hành test.
Nếu không ngã:
Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt lại.
Bạn phải tìm kiếm điều gì và nó có nghĩa là gì?
- Đứng được cả khi mở mắt lẫn nhắm mắt = test Romberg âm tính: bình thường.
- Đứng được khi mở mắt, ngã khi nhắm mắt lại = test Romberg dương tính: mất cảm giác vị trí khớp. Điều này xảy ra khi:
– Tổn thương cột sau (posterior column lesion) tủy sống: Nguyên nhân phổ biến: chèn ép tủy (ví dụ:thoái hóa/u cột sống cổ). Nguyên nhân hiếm hơn: bệnh giang mai thần kinh/tabes tủy sống (tabes dorsalis), thiếu vitamin B12, bệnh lý thoái hóa tủy sống.
– Bệnh thần kinh ngoại biên: Nguyên nhân phổ biến: xem chương 20.
- Không thể đứng khi mở mắt và chụm 2 chân = mất vững nặng. Nguyên nhân phổ biến: hội chứng tiểu não và cả hội chứng tiền đình ngoại biên lẫn trung ương.
- Đứng được khi mở mắt; đu đưa tới lui khi nhắm mắt: gợi ý hội chứng tiểu não.
NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN |
|