[Bật mí] Phương pháp điều trị bệnh lang ben hiệu quả, an toàn

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bệnh lang ben có nguy hiểm không?

Nhathuocngocanh.com – Lang ben là một bệnh lý biểu hiện trên da, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như lưng, tay, chân, vùng ngực hay mặt. Tình trạng bệnh này không gây nguy hiểm tới sức khỏe hay tính mạng của người bệnh nhưng gây mất thẩm mỹ cho người bệnh do tạo thành những mảng da không đều màu. Hãy cùng bài viết của nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh lang ben này.

Bệnh lang ben là gì?

Bệnh lang ben là tình trạng trên da xuất hiện những đám da màu sắc không đều nhau, mức độ sáng tối riêng biệt, do vi nấm Pityrosporum gây ra. Lang ben chỉ là một bệnh lý ngoài da, không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, tuy nhiên khiến người bệnh tự ti về những vùng da loang lổ của mình.

Lang ben là bệnh lý dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác, đặc biệt ở những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh. Ví dụ như mặc chung quần áo với người bệnh, sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng.

Lang ben có thể được điều trị bằng các loại thuốc diệt nấm. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát bệnh là khá cao. Người bệnh sau khi điều trị cần hết sức cẩn trọng vì bệnh tái phát thì quá trình điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với lần điều trị đầu tiên.

Bệnh lang ben do vi nấm Pityrosporum gây ra
Bệnh lang ben do vi nấm Pityrosporum gây ra

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lang ben

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lang ben chính là do sự xâm nhập và phát triển của nấm Pityrosporum ovale trên bề mặt da. Loại vi nấm này tác động trực tiếp vào lớp biểu bì da, làm thay đổi các sắc tố dưới da, khiến cho một số vùng da bị mất sắc tố, trở nên trắng bệch. Nhiều vùng da như vậy kết hợp với các vùng da bình thường tạo hiện tượng loang lổ, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Một số các nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lang ben có thể kể đến như:

  • Sinh sống trong môi trường thời tiết nóng ẩm.
  • Đối tượng thường xuyên vận động ra nhiều mồ hôi.
  • Đối tượng có cơ địa da dầu.
  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Người bị rối loạn nội tiết tố, rối loạn sắc tố da.
  • Đối tượng vệ sinh cá nhân kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm xâm nhập và phát triển. ((Reviewed by Stephanie S. Gardner, MD on February 12, 2020, Ringworm Pictures Slideshow: A Collection of Photos, WebMD, Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.))

Triệu chứng nhận biết bệnh lang ben

Các triệu chứng điển hình nhận biết bệnh lang ben bao gồm:

  • Xuất hiện các đốm lạ trên da với những kích thước khác nhau, kích thích các đốm này phát triển lớn dần theo thời gian.
  • Trên da xuất hiện những vùng da sáng tối xen kẽ lẫn nhau. Vùng da sáng có thể có màu trắng, hồng; vùng da tối có thể có màu nâu, đỏ.
  • Các đốm trắng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng tay, chân, vùng lưng hoặc vùng ngực.
  • Thông thường, các đốm trắng chỉ có màu sắc khác biệt. Nhưng trong một số các trường hợp, đốm trắng có thể bị ngứa, đóng vảy, bề mặt se khô gây khó chịu.
  • Vùng da bị lang ben tiếp xúc với ánh sáng sẽ lây lan nhanh hơn và rộng hơn.

Lang ben không phải một căn bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhưng cần điều trị sớm khi tình trạng bệnh không được cải thiện khi điều trị tại nhà hay các vết lang ben có xu hướng lan rộng ra toàn bộ cơ thể.

Triệu chứng của bệnh lang ben
Triệu chứng của bệnh lang ben

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lang ben

Một số nhóm các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao hơn người bình thường bao gồm:

  • Các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên có tỷ lệ mắc cao hơn so với người cao tuổi.
  • Đối tượng có cơ địa da dầu và thường xuyên đổ mồ hôi.
  • Đối tượng mắc các bệnh lý suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS, trẻ nhỏ bị cúm, bị sởi; bệnh nhân đang tham gia hóa trị, xạ trị điều trị ung thư.
  • Đối tượng bị rối loạn nội tiết (bao gồm phụ nữ đang trong thai kỳ, nữ giới trong giai đoạn dậy thì, người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai).

Phương pháp chẩn đoán bệnh lang ben

Áp dụng những phương pháp chẩn đoán lang ben phù hợp giúp xác định được tình trạng và nguyên nhân gây lang ben.

Chẩn đoán qua các triệu chứng: Nhìn mức độ và kích thước của các đốm trên da giúp xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh tình. Các vết lang ben có xu hướng đóng vảy thường có mức độ nghiêm trọng.

Tiến hành xét nghiệm: Tiến hàng làm xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân:

  • Xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cách tìm các vi nấm trong mẫu dưới kính hiển vi.
  • Sử dụng dung dịch KOH 10% làm rõ các sợi nấm và bào tử nấm, Pityrosporum ovale.
  • Soi đèn Wood tiền hành xác định những vùng da bị nhiễm nấm và suy giảm sắc tố da.

Phương pháp điều trị bệnh lang ben

Để điều trị bệnh lang ben, cần kiên trì sử dụng các loại kem chống nấm dạng bôi và dạng uống.

  • Đối với thuốc chống nấm dạng bôi: Sử dụng thuốc liên tục trong thời gian từ 1 cho đến 2 tuần, sử dụng hàng ngày trên vùng da cần điều trị. Sử dụng cho đến khi các đốm đóng vảy và nổi gờ lên. Cần kiên nhẫn trong một thời gian dài để các sắc tố da trở về như ban đầu.
  • Đối với thuốc chống nấm dạng uống: Sử dụng thuốc uống khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, diện tích lang ben rộng. Hiện nay, bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng Ketoconazol liên tục trong 7 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Trẻ em bị lang ben nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn và dễ gây kích ứng cho trẻ.

Một số phương pháp điều trị bệnh lang ben tại nhà:

  • Trị lang ben bằng riềng tươi: Riềng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một loại thảo dược phổ biến dùng để chữa lang ben. Trong thành phần của riềng có chứa các hoạt chất có tác dụng làm sạch bề mặt da, ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của nấm, chống oxy hóa như các hợp chất Flavonoid, Diarylheptanoid. Để áp dụng phương pháp này, chỉ cần thái riềng thành từng lát mỏng, sau đó đắp lên vùng da cần điều trị trong khoảng 25 cho đến 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Áp dụng phương pháp này đều đặn hàng ngày cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Sử dụng giấm táo trị lang ben: Trong giấm táo có thành phần Acid acetic có tác dụng ức chế nấm và các loại vi khuẩn hiệu quả, làm sạch sâu các lỗ chân lông, thích hợp trong khắc phục tình trạng da bị lang ben. Pha loãng giấm táo cùng với nước lạnh theo tỷ lệ 1:1; sau đó thoa nhẹ nhàng hỗn hợp đã chuẩn bị này lên vùng da cần điều trị, thư giảm trong khoảng 5 đến 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Sử dụng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô phần nước còn bám dính trên da. Áp dụng phương pháp này đều đặn 2-3 lần mỗi tuần để nhận thấy hiệu quả nhanh chóng.
Sử dụng riềng tươi để trị bệnh lang ben
Sử dụng riềng tươi để trị bệnh lang ben

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben

Người có nguy cơ cao bị lang ben nên áp dụng các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh này:

  • Giữ cho môi trường sống thoáng mát, hạn chế ở nơi nóng ấm.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao, đặc biệt là ra ngoài nắng vào mùa hè.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Giữ gìn quần áo sạch sẽ, thường xuyên thay ga trải giường và các vật dụng cá nhân.
  • Lau người khô sau khi tắm, sau đó mới tiến hành mặc quần áo. ((Ringworm Risk & Prevention, Centers for Disease Control and Prevention. CDC, Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.))

Lang ben là một căn bệnh không nguy hiểm và không để lại biến chứng cho bệnh nhân. Nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là và không điều trị chúng. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho độc giả về bệnh lang ben.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, truy cập ngày 2/1/2024.

Xem thêm:

Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1 thoughts on “[Bật mí] Phương pháp điều trị bệnh lang ben hiệu quả, an toàn

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here