Phối hợp trong chăm sóc chấn thương nâng cao – Tác giả: BSCKI. TRẦN QUỐC VĨNH
GIỚI THIỆU
Trong chủ đề này tập trung vào thảo luận về các bước chuẩn bị, đánh giá và can thiệp xử trí bệnh nhân chấn thương.
Các chấn thương thường gặp(cột sống, sọ não, khung chậu, bụng kín,..) hoặc các đối tượng đặc biệt (người già, trẻ em, mang thai) sẽ được thảo luận trong một chủ đề khác.
Tại sao phải phối hợp chăm sóc chấn thương
Mô hình tử vong do chấn thương được chia làm 3 thời điểm:
- Tử vong ngay lập tức 50%
- Tử vong trong vài giờ đâu 30%
- Tử vong trong vài ngày/vài tuần sau chấn thương 20%
Các bước quan trong trong quá trình cấp cứu chấn thương
- Chuẩn bị
- Phân loại
- Đánh giá sơ cấp và hồi sức ban đầu
- Đánh giá thứ cấp
- Xem xét chuyển viện, bắt đầu chuyển viện nếu cần
- Theo dõi và đánh giá lại
- Điều trị chăm sóc triệt để
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị trang thiết bị
Nhóm thiết bị | Thiết bị |
---|---|
Đường thở(A) | • Thiết bị đường thở chính và dự phòng • Nẹp cổ |
Thông khí(B) | • Kim giải áp (tràn khí màng phổi) • Ống dẫn lưu màng phổi và bình dẫn lưu/ hệ thống hút |
Tuần hoàn(C) | • Kim IV có khẩu kính lớn/ các kim (tiếp cận/chọc dò màng ngoài tim) • Dịch truyền IV • Chế phẩm máu • Máy truyền dịch nhanh • Băng/ dụng cụ cầm máu • Vật liệu khâu/dập ghim • Garô • Tấm (vải) (cố định vùng chậu) • Dụng cụ nẹp |
Bộc lộ(E) | • Chăn/cơ chế làm ấm |
Chuẩn bị nhóm (Team)
- Chuẩn bị nhóm (Team)
PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN
Nhóm nguy cơ cao
- Glasgow ≤ 13
- Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thở chậm hoặc thở nhanh
- Cần hỗ trợ thông khí
- Vết thương xuyên thấu đầu, cổ, thân
- Cắt cụt/nghiền nát/bong tróc/xé rách/mất mạch tứ chi
- Liệt
- Ngã từ độ cao > 15 feet (hoặc 4,572m)
- Va chạm giữa xe ô tô với người đi bộ
- Tai nạn ô tô có nguy cơ cao (thành xe lún vào trong xe, văng ra, người ngồi trên xe tử vong, tốc độ cao)
- Đang dùng thuốc chống đông máu
- Tuổi cao
ĐÁNH GIÁ SƠ CẤP VÀ HỒI SỨC BAN ĐẦU
- A: Đường thở
- B: Thông khí
- C: Tuần hoàn (cầm máu)
- D: Tình trạng thần kinh
- E: Bộc lộ (cởi bỏ hoàn toàn quần áo/ tháo trang sức) và môi trường (kiểm soát nhiệt độ)
Lấy dấu hiệu sinh tồn.
Can thiệp trong quá trình đánh giá sơ cấp giúp cứu sống người bệnh.
Đường thở (Airway) và cột sống cổ
Đánh giá
– Bệnh nhân có đang bảo vệ đường thở của họ được không?
- Tình trạng thần kinh
- Các chất tiết
- Tắc nghẽn (lưỡi, tiết dịch, phù nề, rang lung lay/dị vật)
- Diễn tiến lâm sàng mong đợi
– Yêu cầu bệnh nhân nói thành lời
- Chất lượng lời nói
- Cơ chế (tổn thương do hít ?)
- Tiếng ồn đường thở
– Đánh giá cột sống cổ
Can thiệp
– Làm sạch và thông thoáng đường thở
- Đẩy hàm (người thực hiện đừng phía trên đầu bệnh nhân, dùng 2 ngón cái của 2 tay tỳ vào trên gò má, các ngón còn lại bao lấy xương hàm dưới của bệnh nhân, nhẹ nhàng đưa ra trước) trong trường hợp nghi ngờ/ hoặc không thể xác định tổn thương cột sống cổ.
- Tránh thủ thuật ngửa đầu nâng cằm(kỹ thuật dùng một tay để trên trán, một tay để dưới cằm bệnh nhân, đưa cằm ra trước để ngửa cổ bệnh nhân) nếu có lo ngại về chấn thương cột sống cổ
- Hút/ Loại bỏ dị vật bằng tay
– Duy trì sự thông thoáng đường thở
- Dụng cụ hỗ trợ đường thở
- Đường thở hầu họng OPA, Đường thở mũi họng NPA
- Các dụng cụ khác
- Đặt nội khí quản
– Cố định cột sống cổ nếu có nghi ngờ hoặc không thể xác định tổn thương cột sống cổ.
Tái đánh giá
- Xác nhận vị trí ống nội khí quản
- Lồng ngực nâng lên khi thở
- m thở hai bên/không có ở vùng thượng vị
- Đo CO2 cuối kỳ thở ra
- Chụp X-quang ngực
- Siêu âm ?
- Sinh hiệu
Kỹ năng đường thở
Mở đường thở và hút dịch tiết/ dị vật
Đặt Airway miệng họng (OPA) và mũi họng (NPA)
Đặt nội khí quản
Mở màng nhẫn giáp
Đặt Mask thanh quản
Thông khí (Breathing)
Đánh giá
– Bệnh nhân có thở không và nếu có thì họ thở có tốt không?
- m thở cả 2 bên
- Vị trí khí quản
- Độ bão hòa O2
- Khám ngực tìm tiếng lạo xạo và lồng ngực 2 bên có đối xứng không