Tác giả: Jose Maria Serra-Renom
Biên dịch: Thạc sĩ – Bác sĩ Đinh Công Phúc
nhathuocngocanh.com – Bài viết Lý thuyết về lão hóa vùng mặt: Thể tích đối kháng lại trọng lực được trích từ chương 1 sách Kỹ thuật ghép mỡ ở vùng mặt. Căng da mặt đường mổ nhỏ.
Sự lão hóa của vùng mặt là một quá trình liên tục, quy trình chuyển động của các mô khác nhau có liên quan. Đặc điểm khuôn mặt già nua không chỉ là sản phẩm của những thay đổi riêng biệt trong các mặt phẳng mô khác nhau được tiết lộ bởi các nghiên cứu về giải phẫu và X quang như tự thay đổi xương, giảm dần mô thứ phát do trọng lực, lỏng lẻo các dây chằng giữ mặt, teo các kho-ang mỡ, và suy yếu cấu trúc và chức năng trong các lớp khác nhau của da; nó cũng là kết quả của tương tác giữa tất cả các yếu tố này.
Chính bởi vì lão hóa khuôn mặt là do sự kết hợp của các nguyên nhân và cơ chế hoạt động của tổ chức mô trên một phạm vi rất rộng, trong đó các mô tổ chức sẽ thay đổi tại một mặt phẳng ảnh hưởng tất cả những thứ khác, không có một lý thuyết riêng lẻ nào có thể cung cấp những hiểu biết lâm sàng về sự phát triển của nó. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu rõ nó là liên kết với nhau những lý thuyết khácnhau đã đưa ra để hướng về để giải thích những điều thay đổi. Trong chương này, chúng tôi sẽ không đánh giá các thay đổi ở mức độ phân tử hoặc tế bào [1] mà chúng xảy ra theo thời gian hoặc tác động của các yếu tố môi trường lên các mô như bức xạ mặt trời, lối sống không lành mạnh và hút thuốc [2, 3], trong đó có một vai trò rõ ràng về sự suy giảm sinh lý và chức năng của các cấu trúc khác nhau. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào các lý thuyết chính, từ quan điểm lâm sàng, giúp giải thích sự thoái triển của khuôn mặt sẽ già đi theo thời gian và sự phù hợp của từng kỹ thuật phẫu thuật cho các trường hợp cụ thể.
Trong những năm qua, nhiều thuyết đưa ra để thử để giải thích về lão hóa khuôn mặt từ góc độ lâm sàng. Nói rộng hơn, chúng có thể tóm tắt dưới hai tiêu đề: thuyết trọng lực và thuyết thể tích, bao gồm mô hình giả chảy xệ.
Thuyết trọng lực xuất hiện trong những năm 1990, sau đó Furnas [4] đã mô tả về sự mất dần nước của các tổ chức xơ, cơ và xương giúp ổn định và hỗ trợ các cấu trúc khác nhau ở vùng mặt. Lý thuyết này xác định là các dây chằng giữ ở mặt đã bị sự lỏng lẻo dần và mất các tổ chức có khả năng nâng đỡ mô mềm trên khuôn mặt là nguyên nhân chính của việc chảy xệ mặt theo hướng thẳng đứng, bao gồm chảy xệ quá mức và sự xuất hiện của nếp gấp hoặc nếp nhăn.
Các tác giả như Stuzin et al. [5] hoặc gần đây hơn là Men-delson [6, 8] đã nghiên cứu các dây chằng đa liên kết sợi và lớp sâu ở mặt. Họ cho rằng rằng các cơ hoạt động liên tục sẽ gây ra sự căng giãn của dây chằng trên khuôn mặt, cùng với những thay đổi nội tại điển hình của lão hóa, có lẽ là nguyên nhân của sự yếu đi và kéo dài của các tổ chức hỗ trợ cho chằng này, dẫn đến chảy xệ mô tiếp theo.
Theo thuyết trọng lực này, các kỹ thuật nâng lên đã được giới thiệu liên quan đến việc cắt hệ thống cân mạc nông (SMAS) [9] theo thứ tự để đạt được độ căng của dây chằng và cắt chúng và sau đó chuyển đếntái định vị lại các tổ chức.
Theo quan điểm của chúng tôi, khi một dây chằng bị kéo dài, kỹ thuật này là không cần thiết. Cũng như ưu tiên từ quan điểm an toàn, tránh mổ xẻ rộng vào hệ thống SMAS, bảo tồn hệ thống mạch máu, phòng ngừa teo tổ chức và không để lại mặt phẳng sẹo ở dưới da và SMAS. Nó cũng không ảnh hưởng đến khả năng tiêm mỡ tự thân[10].
Thuyết trọng lực thường đã được chấp nhận cho đến đầu những năm 2000, khi các ng-hiên cứu quan sát [11, 12] bắt đầu xác định sự khác biệt trong hoạt động giữa các vùng khác nhau ở khuôn mặt. Nó đã được cho rằng những thay đổi ở vùng mặt không chỉ gây ra chảy xệ theo hướng thẳng đứng và giảm thể tích mà còn phân bố lại thể tích giữa tổ chức phần mềm và tổ chức khung xương của các tiểu đơn vị khác nhau ở khuôn mặt.Thật vậy, khi phân tích các thay đổi về thể tích ở vùng giữa mặt do lão hóa bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ độ phân giải cao, Gosain và cộng sự. [13] cho là có sự tái phân phối lại mỡ và tăng sinh chọn lọc ở phần trên của túi mỡ nông ở bệnh nhân lớn tuổi. Nhóm của ông cho rằng chảy xệ đơn thuần không tính đến những thay đổi quan sát được ở vùng giữa mặt do lão hóa. Lambros [12], khi so sánh các bức ảnh của 83 bệnh nhân ở các giai đoạn tuổi khác nhau trong cuộc sống, nhận xét rằng phần lớn các mốc da ở vùng quanh mắt và vùng giữa mặt và vùng giữa môi-má thì không bị giảm dần theo thời gian. Tác giả này14 đã đưa ra giả thuyết rằng sự chùng xuống theo hướng thẳng đứng của da và mô dưới da không phải là thành phần chính của vùng giữa mặt do quá trình lão hóa; Nếu khuôn mặt thực sự chùng xuống, người ta sẽ mong đợi để xem di chuyển sa xuống của các mốc da.
Trong nhiều năm, mỡ ở mặt được chia thành một là ở mặt phẳng nông và một là ở mặt phẳng sâu liên quan đến SMAS và các cơ biểu hiện trên khuôn mặt. Mới đây, Macchi và cộng sự. [14, 15] và Raskin và Latren-ta [16] đề xuất rằng sự khác biệt giữa các mặt phẳng nông và sâu là không đủ và nhiều bộ phận nên được thực hiện thêm. Đó là nghiên cứu của Rohrich và Pes-sa [17] đã cung cấp bằng chứng giải phẫu để hỗ trợ lý thuyết thể tích mới. Những tác giả này đã chứng minh sự phân chia mỡ ở mặt thành các đơn vị hoặc khoang khác nhau bằng mô liên kết màng trong cả 2 mặt phẳng nông và sâu. Năm 2012, phântích hình ảnh CT, Gierloff et al. [18] đã quan sát một di chuyển xuống dưới các khoang mỡ ở vùng giữa mặt và một sự thay đổi thể tích bên trong ở các kho-ang trong quá trình lão hóa, kết luận rằng những thay đổi riêng biệt của các khoang mỡ góp phần vào sự xuất hiện của tuổi tác ở khuôn mặt.
Song song với sự hiểu biết này về sự phân phối lại khối lượng trong các khoang mỡ khác nhau của vùng mặt do lão hóa, một số nghiên cứu X quang cũng cho thấy sự tái hấp thu và thoái hóa ở những vị trí cụ thể trong khung xương mặt [19], trong đó sẽ mô tả chi tiết hơn trong Chương 2. Như trong trường hợp bị teo các khoang mỡ sâu, những thay đổi của khung xương mặt không chỉ dẫn đến mất độ nhô cụ thể từng vùng mà còn giảm mất tổ chức phần mềm ở lớp nông và kho-ang mỡ và gây ra một mức độ nhất định cần chỉnh sửa. Ngoài ra, thoái hóa xương có thể thay đổi các vị trí đính của các cơ ở mặt và dây chằng thông qua màng xương, trong đó có sự hiện diện lùi về sau hơn.
Mất cấu trúc nâng đỡ này do thay đổi thể tích cấu trúc ở lớp sâu đã tạo ra mô hình chảy xệ giả [20] bên trong thuyết thể tích. Mô hình này là kết quả của quan sát phục hồi lâm sàng và đưa ra khối lượng trong các khoang sâu của vùng má không chỉ sửa chữa vector âm (độ nhô của vùng má vẫn thấy khi nhìn thẳng) mà còn cải thiện các khu vực khác như nếp rãnh mũi má.
Thuyết về chảy xệ giả cho thấy rằng sự mất dần có chọn lọc ở lớp mỡ sâu theo tuổi dẫn đến mất hỗ trợ Và giảm lớp mỡ nông nhiều hơn, do đó góp phần vào sự xuất hiện chảy xệ của khuôn mặt do lão hóa.
Hiệu ứng giống như được tạo ra bằng cách thổi phồng hoặc xì hơi của quả bóng bay. Khi đầy khối lượng, các khoang nông nằm vị trí giữa các khoang mỡ sâu và da. Khi các khoang sâu mất thể tích,mất sự hỗ trợ, và các khoang nông không còn bị ảnh hưởng đến lớp hạ bì; khi khối lượng này bị mất, thì sẽ biểu hiện mô chảy xệ.
Sự phát triển của hai lý thuyết về lão hóa của khu-ôn mặt, trọng lực và thể tích, cho thấy tại sao không chỉ điều chỉnh độ chảy xệ ở các vùng ngoại vi của khuôn mặt và cổ sử dụng các kỹ thuật căng da mặt mà còn để đẩy lùi quá trình teo đi và phân phối lại khối lượng mỡ ở các khu vực giữa của khu-ôn mặt trong đó, xét cho cùng, là những khu vực dễ nhìn thấy nhất [21, 22].
Do đó, để có được kết quả trông tự nhiên nhất có thể, cần phải sử dụng các kỹ thuật làm trẻ hóa cả hai các khu vực ngoại vi và ở giữa của khuôn mặt, bổ sung cho các phương pháp thông thường với các kỹ thuật để cung cấp khối lượng tại các điểm bị mất. Mục tiêu của chúng tôi là tái tạo một đường cong mặt trẻ hơn, không chỉ để chỉnh sửa da bị dư thừa lỏng lẻo (Hình 1.1).
Tài liệu tham khảo
- Makrantonaki E, Zouboulis CC. Molecular mech-anisms of skin aging: state of the art. Ann N Y Acad Sci. 2007;1119:40–50.
- Rexbye H, Peters-en I, Johansens M, Klitkou L, Jeune B, Christensen K. Infl uence of environmental factors on facial ageing. Age Ageing. 2006;35:110–5.
- Guyuron B, Rowe DJ, Weinfeld AB, Eshraghi Y, Fathi A, Lamphongsai S. Factors con-tributing to the facial aging of identical twins. Plast Reconstr Surg. 2009;123:1321–31.
- Furnas DW. The retain-ing ligaments of the cheek. Plast Reconstr Surg. 1989;83:11–6.
- Stuzin JM, Baker TJ, Gordon HL. The relationship of the superfi cial and deep facial fascias: relevance to rhytidec-tomy and aging. Plast Reconstr Surg. 1992;89:441–9; discus-sion 450–1.
- Mendelson BC, Jacob-son SR. Surgical anatomy of the midcheek: facial layers, spaces, and the midcheek segments. Clin Plast Surg. 2008;35:395–404.
- Mendelson BC, Muzaffar AR, Adams Jr WP. Surgical anato-my of the midcheek and malar mounds. Plast Reconstr Surg. 2002;110:885–96.
- Mendelson BC. Surgery of the superfi cial muscu-loaponeurotic system: prin-ciples of release, vectors, and fixation. Plast Reconstr Surg. 2001;107:1545–52.
- Mitz V, Peyronie M. The su-perfi cial musculo-aponeurotic system (SMAS) in the parotid and cheek area. Plast Reconstr Surg. 1976;58:80–8.
- Serra-Renom JM, Diéguez JM, Yoon T. Inferiorly pedicled tongueshaped SMAS flap trans-posed to the mastoid to improve the nasolabial fold and jowls and enhance neck contouring during face-lift surgery. Plast Reconstr Surg. 2008;121:298–304.
- Donofrio LM. Fat distribu-tion: a morphologic study of the aging face. Dermatol Surg. 2000;26:1107–12.
- Lambros V. Observations on periorbital and midface ag-ing. Plast Reconstr Surg. 2007;120:1367–76; discussion 1377.
- Gosain AK, Klein MH, Sud-hakar PV. A volumetric analysis of softtissue changes in the aging midface using high-reso-lution MRI: implications for fa-cial rejuvenation. Plast Recon-str Surg. 2005;115:1143–52; discussion 1153–5.
- Macchi V, Tiengo C, Porzi-onato A, Stecco C, Galli S, Vigato E, et al. Anatomo-radiological study of the superficial mus-culoaponeurotic system of the face. Ital J Anat Embryol. 2007;112:247–53.
- Macchi V, Tiengo C, Porzion-ato A, Stecco C, Vigato E, Parenti A, et al. Histotopographic study of the fibroadipose connective cheek system. Cells Tissues Or-gans. 2010;191:47–56.
- Raskin E, Latrenta GS. Why do we age in our cheeks? Aes-thet Surg J. 2007;27:19–28.
- Rohrich RJ, Pessa JE. The fat compartments of the face: anat-omy and clinical implications for cosmetic surgery. Plast Re-constr Surg. 2007;119:2219–27; discussion 2228–31.
- Gierloff M, Stöhring C, Bud-er T, Wiltfang J. The subcuta-neous fat compartments in relation to aesthetically import-ant facial folds and rhytides. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2012;65:1292–7.
- Mendelson B, Wong CH. Changes in the facial skeleton with aging: implications and clinical applications in facial re-juvenation. Aesthetic Plast Surg. 2012;36:753–60.
- Rohrich RJ, Pessa JE, Ri-stow B. The youthful cheek and the deep medial fat com-partment. Plast Reconstr Surg. 2008;121:2107–12.
- Serra-Renom JM, Serra-Me-stre JM. Periorbital rejuvena-tion to improve the negative vector with blepharoplasty and fat grafting in the malar area. Ophthal Plast Reconstr Surg. 2011;27:442–6.
- Rohrich RJ, Ghavami A, Con-stantine FC, Unger J, Mojallal A. Lift-and-fill face lift: integrating the fat compartments. Plast Re-constr Surg. 2014;133:756e–67