Làm đầy vùng mắt trũng: Kỹ thuật tiêm và các biến chứng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Làm đầy vùng mắt trũng: Kỹ thuật tiêm và các biến chứng

Tác giả: Kyle K. Seo

nhathuocngocanh.com – Bài viết Làm đầy vùng mắt trũng: Kỹ thuật tiêm và các biến chứng được trích trong chương 4 trong sách Căng Da Mặt Với Chất Làm Đầy.

Làm đầy vùng mắt trũng

Mức độ khó: C

Hiệu quả: A

Biến chứng: B

Tóm tắt 1: Sử dụng ống thông 27-G 5 cm. Mặt phẳng tiêm là lớp trước vách ngăn.

Tóm tắt 2: Điểm vào ống thông ở phía ngoài bờ ổ mắt 0,3 mm thẳng hàng với đường mi hoặc nếp gấp mi. Đưa ống thông vào một góc 20- 30° được tạo bởi mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng đứng ngang, và tiến dọc theo rìa của bờ ổ mắt về hướng lên trên vào trong. Đặt sản phẩm bên dưới xương thành trên của ổ mắt trong khi rút ống thông.

Tóm tắt 3: Cố gắng tinh chỉnh trung bình từ 50–70% với mắt mở để ngăn sự xuất hiện của khối phồng khi nhắm mắt.

Tóm tắt 4: Xác định sự hiện diện của chứng sa mi mắt là nguyên nhân cơ bản gây ra đôi mắt trũng sâu. Bệnh nhân nên phẫu thuật khi có tình trạng nghiêm trọng.

Mí mắt trên trũng sâu là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của một khuôn mặt già nua. Mắt trũng, còn được gọi là mí mắt trên trũng, mí trên trũng, hoặc hõm mí mắt trên, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nó có thể do khung xương ổ mắt bẩm sinh nổi bật thường thấy ở người da trắng hoặc có thể do chứng sa mí mắt hoặc chứng nhẽo da nghiêm trọng, trong trường hợp này, bệnh nhân có thể cố gắng co cơ trán để mở mắt để hỗ trợ cho cơ nâng mí yếu của. Hõm trên ổ mắt cũng có thể xuất hiện do mất thể tích mỡ vách ngăn khi lão hóa hoặc giảm cân. Mặc dù hiếm gặp, nhưng tình trạng mất mỡ vách ngăn cũng có thể xảy ra do loại bỏ quá nhiều trong quá trình phẫu thuật tạo hình mí mắt trên. Ở những người da trắng thường có khoảng cách giữa mắt và chân mày hẹp, đôi mắt trũng sâu là do sự kết hợp của các yếu tố bẩm sinh bao gồm xương ổ mắt tương đối nhô ra và cơ nâng mi trên gắn trực tiếp vào lớp hạ bì. Ngược lại, ở người Châu Á với khoảng cách giữa mắt và lông mày dài, cơ nâng mi bám vào sụn mi chứ không phải da, khiến mỡ vách ngăn tụt xuống và nằm trên mí mắt và góp phần làm cho mí mắt đầy đặn bẩm sinh. Vì lý do này, tình trạng mí mắt trên trũng ở người châu Á có xu hướng tạo nên vẻ ngoài khắc khổ (Hình 4.20).

Giải pháp cho tình trạng trũng mí mắt trên đa dạng tùy theo nguyên nhân cơ bản của vấn đề. Trong trường hợp mắt trũng là do chứng sa mí mắt hoặc chứng nhẽo da, các chỉnh sửa phẫu thuật như phẫu thuật sa mí mắt hoặc phẫu thuật sửa mí mắt có thể là giải pháp dứt điểm bằng cách ngăn chặn việc co cơ trán để kéo mí mắt lên trên. Những cải tiến như vậy có thể được bắt chước, ở một mức độ nhất định, bằng cách sử dụng BoNT-A để thư giãn cơ trán ở những bệnh nhân bị chứng sa mí mắt (Hình 4.21). Mặt khác, khi mắt trũng do mất mỡ vách ngăn, có thể điều trị bằng cách thay thế thể tích đã mất thông qua phẫu thuật tái định vị mỡ vách ngăn, ghép mỡ hoặc đặt chất làm đầy HA. Cần lưu ý rằng nâng mắt trũng là một thủ thuật đòi hỏi sự chính xác và khéo léo cao về mặt kỹ thuật, vì hầu như không thể thực hiện được tạo hình sau khi tiêm do đặc tính mềm của nhãn cầu. Hơn nữa, vùng da mịn bao phủ mí mắt trên có xu hướng dễ dàng để lộ bất kỳ khuyết điểm nào do chất làm đầy, đồng thời có thể bị phồng lên khi mở và nhắm mắt.

Cân nhắc giải phẫu

Từ ngoài vào trong, mí mắt trên được phân loại như sau: da – mỡ dưới da – cơ vòng mắt – mỡ trước vách ngăn – vách ngăn ổ mắt – mỡ vách ngăn hoặc mỡ trong ổ mắt (Hình 4.22) Các mô mỡ của mí mắt trên bao gồm mỡ dưới da nằm dưới da, mỡ trước vách ngăn ở trước vách ngăn ổ mắt và mỡ vách ngăn, còn được gọi là mỡ sau vách ngăn hoặc mỡ trong ổ mắt nằm sau vách ngăn. Trong khi mỡ vách ngăn chiếm phần lớn thể tích của mí trên, việc tăng thể tích bằng HA chủ yếu hướng vào khoảng trước vách ngăn vì ống thông không thể dễ dàng xuyên qua và tiếp cận phía sau vách ngăn ổ mắt cứng.

Đánh giá trước điều trị

Đánh giá mắt để xem có bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào như chứng sa mi mắt hoặc chứng nhẽo da có thể làm xuất hiện mắt trũng hay không. Ở những trường hợp nghiêm trọng, nên khuyên bệnh nhân phẫu thuật dứt điểm. Mặc dù chứng sa mi mắt không phải là chống chỉ định điều chỉnh mắt trũng bằng HA, nhưng bệnh nhân bị sụp mí đôi khi có thể phàn nàn về cảm giác nặng nề khi mở mắt sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân có xu hướng thoải mái hơn khi họ có thể nhấc mí mắt lên sau khi điều trị. Có thể phỏng đoán rằng điều này là do sự bôi trơn và hydrat hóa được cung cấp bởi chất làm đầy HA được đặt giữa vách ngăn và cơ vòng mi.

Về lựa chọn bệnh nhân, những bệnh nhân ở độ tuổi cuối 50 trở lên có mí mắt bị sụp nghiêm trọng không phải là đối tượng lý tưởng vì thủ thuật này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa của da mí mắt, dẫn đến thu nhỏ hoặc loại bỏ sự xuất hiện của nếp gấp mí mắt. Mặt khác, những bệnh nhân bị sa mi mắt có mép mí mắt trên thấp bất thường, việc nâng thể tích cho các hõm trên hốc mắt đã giúp khôi phục chiều cao bình thường của các nếp gấp mí mắt. Cuối cùng, thủ thuật này không phù hợp với những bệnh nhân có chứng lồi mắt, vì nó có thể làm cho mắt lồi rõ hơn.

Điều quan trọng nữa là đánh giá vị trí chính xác, nghĩa là phía trong hay phía ngoài và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thâm hụt thể tích ở mí mắt trên. Lưu ý rằng tốt nhất là nâng vùng này với thể tích tương đối và việc điều trị nên nhằm mục đích điều chỉnh độ sâu vừa phải hoặc cải thiện 50–70% độ trũng khi mở mắt, vì thậm chí độ trũng nặng cũng không dễ nhận thấy khi nhắm mắt. Do đó, việc chỉnh sửa hoàn toàn với mắt mở có thể dẫn đến lồi mi khi nhắm mắt.

Hình 4.20 (a, c) Trước và (b, d) sau khi nâng mắt trũng. Hình 4.20 (a, c) Trước và (b, d) sau khi nâng mắt trũng. Hình 4.21 Tiêm độc tố botulinum để lthư giãn cơ trán ở một bệnh nhân 26 tuổi bị chứng sa mí mắt có thể cải thiện tình trạng mắt trũng. (a) Trước và (b) sau khi tiêm. Hình 4.21 Tiêm độc tố botulinum để lthư giãn cơ trán ở một bệnh nhân 26 tuổi bị chứng sa mí mắt có thể cải thiện tình trạng mắt trũng. (a) Trước và (b) sau khi tiêm. Hình 4.22 Độ sâu tiêm cho nâng mắt trũng sâu. Hình 4.22 Độ sâu tiêm cho nâng mắt trũng sâu.

Kỹ thuật tiêm

Mí mắt trên là một vùng da mỏng manh, nơi mà tăng thể tích thường có thể dẫn đến tình trạng vón cục. Do đó, chất làm đầy HA có thể loại bỏ dễ dàng là sự lựa chọn lý tưởng để tiêm vào vùng da nhạy cảm này và được ưa chuộng hơn so với các sản phẩm vĩnh viễn khác như chất kích thích collagen hoặc cấy mỡ. Cụ thể, nên sử dụng chất làm đầy HA một pha mềm và có khả năng lan truyền cao để đảm bảo chất làm đầy phân bố đều và trơn tru.

Nên dùng một ống thông dài 27-G 5 cm để tránh làm hỏng nhãn cầu. Độ sâu tiêm mong muốn là lớp trước vách ngăn (Hình 4.22). Điểm vào ống thông là bên cạnh phía ngoài bờ ổ mắt 0,3 cm thẳng với đường mi hoặc nếp gấp mi mắt (Hình 4.23). Đưa ống thông vào một góc 20- 30° so với phương nằm ngang và tiến dọc theo rìa của bờ ổ mắt về hướng lên trên vào trong. Quan trọng hơn, đưa ống thông một góc 20°–30° về phía sau tại mặt phẳng đứng ngang trước khi chạm vào thành trên của ổ mắt. Đặt chất làm đầy bên dưới thành trên của ổ mắt trong khi rút ống thông. Như đã lưu ý ở trên, mặt phẳng tiêm nằm ở lớp trước vách ngăn đến vách ngăn, vì dung ống thông xuyên qua vách ngăn ổ mắt cứng, chắc là cực kỳ khó khăn và nếu có thể xuyên qua thì sẽ gây đau đớn. Trong trường hợp hõm trũng nằm ở phần phía trong nghiêm trọng nhất của mí mắt trên, phần lớn thể tích chất làm đầy nên đặt trong các hõm ở giữa, chất làm đầy HA được tiêm dưới áp lực không đổi dọc theo rìa bờ ổ mắt bằng kỹ thuật phân luồng tuyến tính ngược. Kết thúc tiêm 0,5 cm trước khi đến bờ ổ mắt bên và rút ống thông. Không chỉ kiểm tra sự hiện diện của các cục u khi mắt mở mà còn cả sự xuất hiện của các khối phồng khi nhắm mắt. Mí trên không có hiệu quả với quá trình tạo khuôn sau tiêm vì nó chỉ được nâng đỡ bởi nhãn cầu mềm mà không có cấu trúc cứng bên dưới để chống đỡ. Do đó, quy trình này phải được thực hiện ngay từ đầu với độ chính xác và thận trọng cao nhất. Trong trường hợp xuất hiện hiện tượng lồi ra khi nhắm mắt, có thể dùng ống thông 30-G để bổ sung chất làm đầy HA vào dưới da ngay dưới chỗ lồi ra để làm mịn đường viền. Lượng chất làm đầy HA tiêu chuẩn là 0,2–0,5 mL mỗi bên. Ban đầu chỉ nên tiêm 0,2–0,3 mL và kiểm tra xem có bị phồng mí khi nhắm mắt không. Làm đầy bổ sung có thể được thêm vào nếu cần sau đó. Bàn tay không thuận phải được sử dụng để ấn nhãn cầu xuống để bảo vệ trong quá trình tiến đẩy ống thông. Ngoài cảm giác hơi khó chịu khi nhãn cầu bị đẩy xuống, hầu như không có cảm giác đau khi tiêm chất làm đầy HA. Về vấn đề gây tê, gây tê cục bộ được áp dụng tại điểm vào ống thông là đủ.

Bảng 4.4 Tóm tắt kỹ thuật nâng mắt trũng

Mục Nội dung
Kim và ống thông 27-G 4-cm.
Lựa chọn chất làm đầy HA Chất làm đầy HA đơn pha.
Lượng chất làm đầy HA 0.2-0.5 mL mỗi bên.
Độ sâu tiêm Lớp trước vách ngăn.
Vị trí điểm vào kim Bên cạnh bờ ổ mắt 0.3cm.
Khu vực mục tiêu Hốc mắt trên trũng sâu.
Gây mê Thuốc gây tê cục bộ tại điểm vào.
Tay không thuận Nhấn nhãn cầu xuống.

Hình 4.23 Điểm vào và hướng của ống thông để nâng mắt trũng (a) Chèn ống thông vào một góc 20 -30° so với phương nằm ngang về hướng lên trên vào trong. (b) Chèn ống thông một góc 20 -30° về phía sau so với mặt phẳng đứng ngang khi chạm vào xương thành trên của ổ mắt. Hình 4.23 Điểm vào và hướng của ống thông để nâng mắt trũng (a) Chèn ống thông vào một góc 20 -30° so với phương nằm ngang về hướng lên trên vào trong. (b) Chèn ống thông một góc 20 -30° về phía sau so với mặt phẳng đứng ngang khi chạm vào xương thành trên của ổ mắt.

Các biến chứng

Bề mặt da không đều: Da ở mí trên mỏng và dễ bị sần khi tiêm chất làm đầy HA. Do đó, việc làm đầy hoàn toàn khi mắt mở có thể dẫn đến sự xuất hiện của cục u khi nhắm mắt (Hình 4.24). Đường viền không đều do tiêm HA không thể được xoa bóp dễ dàng và phải được làm tan biến đi.

Bầm tím: Cần cẩn thận để tránh làm tổn thương tĩnh mạch sentinel hoặc tĩnh mạch mi mắt trên chạy gần với vùng quanh ổ mắt. Nên tiêm trước lidocain có chứa epi-nephrine tại điểm vào ống thông để giảm tổn thương mạch máu.

Mí mắt nặng nề: Tình trạng nặng nề ở mí mắt là hiện tượng thỉnh thoảng xảy ra ở những bệnh nhân bị sa mí mắt.

Thu hẹp hoặc loại bỏ nếp gấp mí trên: Việc thu hẹp hoặc loại bỏ nếp gấp mí trên là tình trạng hiếm khi xảy ra ở bệnh nhân cuối 40 tuổi trở lên có biểu hiện sa mí mắt hoặc chứng nhẽo da.

Hình 4.24 Đường viền không đều của mí mắt trên sau khi nâng mắt trũng bằng HA. Hình 4.24 Đường viền không đều của mí mắt trên sau khi nâng mắt trũng bằng HA.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here