Kỹ thuật Wedge – Kỹ thuật giảm môi âm hộ tạo hình vùng kín

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Kỹ thuật Wedge - Kỹ thuật giảm môi âm hộ tạo hình vùng kín

Tác giả: Christine Hamori, Paul Banwell, Red Alinsod

nhathuocngocanh.com – Bài viết Kỹ thuật Wedge – Kỹ thuật giảm môi âm hộ tạo hình vùng kín được trích từ chương 4 sách Phẫu thuật Thẩm mỹ vùng kín : Chỉ định, Kỹ thuật thực hiện và Áp dụng lâm sàng.

Những điểm chính

Kỹ thuật Wedge đạt được tiêu chí về tính an toàn và hiệu quả trong PTTM tạo hình vùng kín.

Kỹ thuật Wedge để lại sẹo tối thiểu sau phẫu thuật, gần như không thể quan sát thấy bằng mắt thường sau khi liền hoàn toàn.

Loại bỏ phần môi âm hộ ‘dư’ bằng kỹ thuật wedge giúp bảo tồn các dây thần kinh quan trọng và nguồn cấp máu chính.

Bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật mà chỉ cần tê tại chỗ, thời gian phẫu thuật sẽ được rút ngắn – chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.

Sử dụng plasma lạnh giúp thúc đẩy liền vết mổ và giảm thời gian điều trị.

Áp dụng kỹ thuật này cho thấy số lượng gặp các biến chứng sau mổ như tách mép vết mổ, bục chỉ vết mổ và khối máu tụ…là thấp (tham khảo thêm chương 10: Biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín).

Phẫu thuật tạo hình môi âm hộ là thủ thuật thẩm mỹ vùng kín được thực hiện nhiều nhất theo số liệu thống kê hàng năm. Nhiều kỹ thuật giảm môi âm hộ đã được công bố. Trong đó, hai kỹ thuật phổ biến nhất là kỹ thuật tạo hình viền và wedge.

Năm 1998, Alter lần đầu tiên mô tả kỹ thuật wedge, đơn giản bằng cách loại bỏ phần môi bé ‘dư thừa’ ở vị trí chúng ‘nhô’ ra nhiều nhất bởi một đường cắt hình chữ V. Ưu điểm của kỹ thuật này là bảo tồn tối đa bờ tự do của môi bé, vết sẹo ngắn hơn và do đó giảm những biến chứng liên quan đến sẹo. Năm 2008, Alter đã đánh giá kinh nghiệm 2 năm của mình với 407 trường hợp PTTH môi âm hộ. Việc áp dụng kỹ thuật này đã giúp thu hẹp mũ âm vật và tạo hình môi âm hộ gần với hình thể giải phẫu tiêu chuẩn. Theo đó, tỷ lệ biến chứng thấp và tỷ lệ bệnh nhân hài lòng cao.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Môi bé ‘dư thừa’ trên toàn bộ chiều dài

Kỹ thuật Wedge thích hợp nhất cho những bệnh nhân có môi bé ‘dư thừa’ toàn phần và đi kèm với tình trạng tăng sắc tố (Hình 4-1). Về cơ bản, vị trí “hình nêm” được cắt bỏ sẽ được đánh dấu tại vùng ‘nhô’ ra nhiều nhất của môi bé, Bs sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ phần đánh dấu và khâu nối hai đường cắt lại với nhau theo từng lớp. Cách này vừa giúp loại bỏ phần nhô ra ngoài nhiều nhất, vừa giúp giảm môi âm hộ (tái tạo hình thể giải phẫu) (Hình. 4-2).

Hình. 4-1 Bệnh nhân 49 tuổi này có mũ âm vật rộng và môi bé ‘dư thừa’ dọc theo toàn bộ chiều dài
Hình. 4-1 Bệnh nhân 49 tuổi này có mũ âm vật rộng và môi bé ‘dư thừa’ dọc theo toàn bộ chiều dài
Hình. 4-2 A, Đánh dấu đường cắt môi bé trong kỹ thuật wedge. B, Đường chắt hình nêm, lưu ý vẫn bảo tồn lớp hạ niêm mạc
Hình. 4-2 A, Đánh dấu đường cắt môi bé trong kỹ thuật wedge. B, Đường chắt hình nêm, lưu ý vẫn bảo tồn lớp hạ niêm mạc

Dày môi bé

Dày môi bé do dư thừa niêm mạc hoặc hạ niêm mạc cũng là ‘ứng cử viên’ cho chỉ định kỹ thuật wedge (Hình 4-3 và 4-4). Cắt bỏ bờ tự do trong trường hợp này là rất khó, vì phải cắt bỏ phần bờ tự do đi khá nhiều để loại bỏ được phần hạ niêm mạc dư thừa gây dày môi bé. Việc này dẫn tới phần môi bé còn lại sau cắt khá ngắn/ít và sau liền sẹo thì không còn hình thể giải phẫu tự nhiên (Hình. 4-5).

Hình. 4-3 Bệnh nhân nữ 49 tuổi với hình ảnh trước phẫu thuật (trái) và sau phẫu thuật wedge 3 tháng.
Hình. 4-3 Bệnh nhân nữ 49 tuổi với hình ảnh trước phẫu thuật (trái) và sau phẫu thuật wedge 3 tháng.
Hình. 4-4 Bệnh nhân nữ 27 tuổi này xuất hiện tình trạng phì đại môi âm hộ một bên (dày phần hạ niêm mạc)
Hình. 4-4 Bệnh nhân nữ 27 tuổi này xuất hiện tình trạng phì đại môi âm hộ một bên (dày phần hạ niêm mạc)
Hình. 4-5 Bệnh nhân nữ 46 tuổi sau 10 tháng phẫu thuật cắt bỏ bờ tự do.
Hình. 4-5 Bệnh nhân nữ 46 tuổi sau 10 tháng phẫu thuật cắt bỏ bờ tự do.

Kỹ thuật Wedge cho phép lựa chọn phần tổ chức dưới niêm mạc phải cắt bỏ tùy theo từng trường hợp, tạo điều kiện cho việc cắt bỏ toàn bộ lớp hạ niêm mạc ở đúng khu vực có dày môi bé mức độ nhiều. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có teo môi âm hộ, phần hạ niêm mạc cần phải được bảo tồn sau khi cắt kiểu wedge (Hình 4-6 và 4-7). Bệnh nhân có phần hạ niêm mạc ít cũng có thể áp dụng kỹ thuật này.

Hình. 4-6 Bệnh nhân nữ 44 tuổi với môi âm hộ mỏng, và teo đét (hạ niêm mạc tối thiểu) với hình ảnh trước và sau thực hiện cắt kiểu wedge hình chữ L và bảo tồn lớp hạ niêm mạc (chỉ khử biểu mô).
Hình. 4-6 Bệnh nhân nữ 44 tuổi với môi âm hộ mỏng, và teo đét (hạ niêm mạc tối thiểu) với hình ảnh trước và sau thực hiện cắt kiểu wedge hình chữ L và bảo tồn lớp hạ niêm mạc (chỉ khử biểu mô).
Hình. 4-7 Cắt toàn bộ kiểu wedge với dày môi bé và khử biểu mô đơn thuần với môi bé teo đét, mỏng.
Hình. 4-7 Cắt toàn bộ kiểu wedge với dày môi bé và khử biểu mô đơn thuần với môi bé teo đét, mỏng.

Biến thể giải phẫu khác

Bệnh nhân có môi bé dài theo chiều trước sau, mỗi bên đều dài quá đường giữa (sang bên nửa bên còn lại) hoặc hình thể ngoài ‘xù xì’ ‘gồ ghề’ cũng là những ‘ứng cử viên’ thích hợp cho kỹ thuật wedge (Hình 4.8).

Hình. 4-8 Bệnh nhân 40 tuổi với hình thể ngoài môi bé ‘gồ ghề’ và dài theo chiều trước sau
Hình. 4-8 Bệnh nhân 40 tuổi với hình thể ngoài môi bé ‘gồ ghề’ và dài theo chiều trước sau
Hình. 4-9 Bệnh nhân 37 tuổi, môi bé dài theo chiều trước sau với hình ảnh trước và sau phẫu thuật wedge.
Hình. 4-9 Bệnh nhân 37 tuổi, môi bé dài theo chiều trước sau với hình ảnh trước và sau phẫu thuật wedge.
Hình. 4-10 Bệnh nhân nữ 32 tuổi với phần môi bé dư thừa đã được phẫu thuật bằng kỹ thuật wedge và xuất hiện biến chứng thủng sau 8 tuần phẫu thuật (cây tăm bông chọc qua lỗ thủng)
Hình. 4-10 Bệnh nhân nữ 32 tuổi với phần môi bé dư thừa đã được phẫu thuật bằng kỹ thuật wedge và xuất hiện biến chứng thủng sau 8 tuần phẫu thuật (cây tăm bông chọc qua lỗ thủng)

Kỹ thuật này sẽ giúp điều chỉnh lại độ dài và độ ‘mềm mại’ của môi bé để mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu (Hình 4.9). Lưu ý vị trí khâu nối chịu lực nhiều nhất, nên tránh cắt quá nhiều để vết mổ bị căng và tăng nguy cơ tách vết mổ.

Trong trường hợp môi âm hộ mỏng, teo đét với phần hạ niêm tối thiểu thì không nằm trong chỉ định kỹ thuật Wesge vì các đường khâu hạ niêm mạc sẽ có xu hướng bị xé rách, dẫn đến tình trạng tách mép vết mổ hoặc thủng lỗ (Hình 4-10).

Biến thể dạng phễu

Biến thể dạng phễu này bản chất là do môi bé ‘mở rộng’ từ một nền môi hẹp, dẫn tới hình thành dạng phễu (Hình 4-11). Những biến thể này có thể áp dụng phẫu thuật wedge bảo tồn hạ niêm mạc hoặc cắt bờ tự do điều được. Nếu áp dụng kỹ thuật wedge, nên chú ý phần môi phía sau. Nếu cắt hình nêm quá rộng, có thể làm ảnh hưởng tới kích thước lỗ âm đạo (hẹp do co kéo sau phẫu thuật) và sẽ gây đau khi quan hệ. Phần web cũng phải được giải phóng, tương tự như khi thực hiện 1 đường rạch nhỏ để mở rộng tầng sinh môn (cắt khâu tầng sinh môn khi sinh đẻ). Vết rạch này thường sẽ xuất hiện tình trạng đau sau phẫu thuật vì vị trí giải phẫu đặc biệt của nó ở đáy chậu. Do đó, Bs nên sử dụng một tấm gương để quan sát và xác định rõ phần môi âm hộ phía sau dư thừa trước phẫu thuật và giải thích cho bệnh nhân về đường sẹo có thể có đó sau phẫu thuật.

Hình. 4-11 A và B, Bệnh nhân nữ 46 tuổi với biến thể dạng phễu. C và D, Bệnh nhân sau phẫu thuật wedge mở rộng và giải phóng .
Hình. 4-11 A và B, Bệnh nhân nữ 46 tuổi với biến thể dạng phễu. C và D, Bệnh nhân sau phẫu thuật wedge mở rộng và giải phóng .
Hình. 4-12 Bệnh nhân nữ 50 tuổi với nếp môi kép/dôi.
Hình. 4-12 Bệnh nhân nữ 50 tuổi với nếp môi kép/dôi.

Biến thể nếp môi kép/đôi

Nhiều bệnh nhân có nhiều nếp môi âm hộ. Các nếp gấp này xuất phát từ vị trí giao nhau của hãm âm vật và môi bé và mở rộng lên phía trên tiến dần tới đường giữa (Hình 4-12). Bệnh nhân có nếp gấp đôi một bên có thể không để ý đến điều này và chỉ khi tới khám vì các lý do khác, họ mới được thông báo về tình trạng bất thường đó. Các nếp gấp đôi thường được cắt dọc theo bờ tự do để loại bỏ toàn bộ, việc làm này dẫn tới hình thành sẹo ở rãnh gian môi. Vết sẹo có xu hướng lành tốt và do đó được khuyến khích phẫu thuật luôn trong lúc tạo hình để ngăn ngừa sự bất đối xứng sau phẫu thuật.

Mũ âm vật rộng

Những bệnh nhân có môi bé dư thừa cũng có thể có mũ âm vật rộng hoặc ‘thừa’ kèm theo. Kỹ thuật tạo hình bờ tự do nếu được áp dụng ở những bệnh nhân này có thể dẫn đến tình trạng lỏng lẻo của mũ âm vật và xuất hiện một khối thừa trông như ‘dương vật’ (Hình. 4-13). Hunter thấy rằng tình trạng ‘dư thừa’ mũ âm vật là lý do chính dẫn tới chỉ định tạo hình môi âm hộ. Kỹ thuật wedge nâng cao được mô tả bởi Alter đã giúp giải quyết phần mũ âm vật rộng bằng cách mở rộng phần cắt hình nêm về phía mũ âm vật (Hình. 4-14). Do nối hai đường rạch lại với nhau nên tổ chức môi bé ‘vô tình’ giúp kéo phần mũ âm vật xuống, tránh chúng ‘nhô’ ra ngoài quá nhiều, giúp cải thiện hình thể giải phẫu của vùng kín.

Hình. 4-13 Bệnh nhân nữ 41 tuổi sau phẫu thuật cắt bờ tự do quá mức, dẫn tới biến chứng mũ âm vật nhô ra ngoài quá nhiều, trông giống hình ảnh ‘dương vật’ ở nam giới
Hình. 4-13 Bệnh nhân nữ 41 tuổi sau phẫu thuật cắt bờ tự do quá mức, dẫn tới biến chứng mũ âm vật nhô ra ngoài quá nhiều, trông giống hình ảnh ‘dương vật’ ở nam giới
Hình. 4-14 Kỹ thuật wedge mở rộng về phía mũ âm vật của Alter.
Hình. 4-14 Kỹ thuật wedge mở rộng về phía mũ âm vật của Alter.

Chống chỉ định

Các biến chứng thường gặp của kỹ thuật wedge là tách vết mổ hoặc nứt mép môi bé. Tỷ lệ tách vết mổ và thủng giữa (do bục chỉ) cao hơn ở nhóm người hút thuốc lá so với quần thể dân số còn lại, có thể do tình trạng lưu thông tuần hoàn ở các vạt môi kém hơn ở nhóm đối tượng này. Georgiou và cộng sự đã thấy rằng môi bé được cấp máu bởi động mạch thẹn trong và thẹn ngoài (Hình 4-15). Nguồn cấp máu chính cho môi bé là nhánh sau động mạch thẹn trong, đi dọc theo chiều dài môi bé và tách thành các nhánh tận vuông góc với nhánh chính. Một nhánh nhỏ của hệ mạch thẹn ngoài cấp máu cho mũ âm vật và phần trước của môi bé. Khi thực hiện kỹ thuật wedge chú ý không nên cắt vào bên trong quá sâu vì có nguy cơ tổn thương mạch máu chính, dẫn tới thiếu máu cho vùng bờ tự do vì lúc này vùng bờ chỉ còn được cấp máu bởi nhánh nhỏ của động mạch thẹn ngoài. Đối với những bệnh nhân có hút thuốc hoặc bệnh lý liên quan mạch máu, Bs phẫu thuật nên chỉ định kỹ thuật cắt bờ từ do thay vì wedge. Theo các tác giả, cắt bờ tự do môi âm hộ sẽ bảo tồn được mạch máu chính cấp máu cho môi bé (Hình. 4-16).

Hình. 4-15 Giải phẫu động mạch cấp máu cho môi bé (chủ yếu bởi động mạch thẹn trong)
Hình. 4-15 Giải phẫu động mạch cấp máu cho môi bé (chủ yếu bởi động mạch thẹn trong)
Hình. 4-16 Đường rạch trong kỹ thuật tạo hình bờ tự do môi âm hộ giúp bảo tồn mạch máu chính.
Hình. 4-16 Đường rạch trong kỹ thuật tạo hình bờ tự do môi âm hộ giúp bảo tồn mạch máu chính.

Chiều dài trước sau của môi bé không đủ lớn là một chống chỉ định khác của kỹ thuật wedge. Vì việc chúng không đủ mức dư thừa dẫn tới việc khi cắt và khâu nối, mũi khâu sẽ phải chịu lực giằng rất lớn, điều này làm tăng khả năng dẫn tới biến chứng bục chỉ vết mổ. Ở những bệnh nhân có tăng sắc tố dọc theo chiều dài của môi bé, việc cắt theo kỹ thuật wedge sẽ gây nên tình trạng mismatch (không đồng đều/phù hợp) sắc tố ở đường nối. Tốt nhất ở những bệnh nhân này nên áp dụng kỹ thuật tạo hình bờ tự do để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao hơn.

Đánh giá bệnh nhân

Khi đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật, việc hiểu rõ mục đích và mong đợi của họ là rất quan trọng. Cần có tiền sử ngắn gọn về hoạt động tình dục và phụ khoa. Sau khi bệnh nhân nêu ra mong muốn của mình, họ sẽ được giải thích về các bất thường giải phẫu của chính mình và Bs cũng sẽ đưa các lựa chọn phẫu thuật, rủi ro và biến chứng tiềm ẩn tương ứng. Các khu vực khác thuộc hệ sinh dục cũng nên được kiểm tra đánh giá. Nên có một người chứng kiến khi Bs thăm khám bệnh nhân. Môi âm hộ sẽ được đánh giá đầy đủ về độ dư thừa, tình trạng không đối xứng và bất thường sắc tố. Sau đó, nên kiểm tra kỹ môi lớn và mũ âm vật.

Bệnh nhân được đưa cho một chiếc gương và Bs sẽ yêu cầu họ chỉ ra những khu vực gây khó chịu trực tiếp trên CQSDN. Bác sĩ phẫu thuật xác định vị trí đường mổ và thông báo cho bệnh nhân. Điều quan trọng cần giải thích cho bệnh nhân là tình trạng bất đối xứng hai bên âm hộ của họ, và tình trạng này vẫn có thể tồn tại sau phẫu thuật. Các thủ tục kết hợp như giảm môi lớn hoặc tạo hình mũ âm vật nên được thảo luận tại thời điểm khám/tư vấn.

Lên kế hoạch và chuẩn bị

Tại buổi tư vấn trước phẫu thuật, bác sĩ và bệnh nhân thảo luận về phương pháp phẫu thuật dự kiến cũng như các rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Nên tận dụng tối đa các sơ đồ được soạn thảo sẵn trong hồ sơ điện tử để giải thích cho bệnh nhân quy trình và lựa chọn phẫu thuật.

Vì tính đặc thù của PTTM vùng kín, nên các bức ảnh chỉ được chụp vào sáng ngày phẫu thuật. Nếu chỉ định vô cảm là gây tê tại chỗ, bệnh nhân sẽ được sử dụng một loại kháng sinh cephalosporin đường uống 30 phút trước khi phẫu thuật. Hình ảnh trước và sau phẫu thuật sẽ được chụp ở tư thế đứng, hai chân hơi dạng (Hình. 4-17, A). Điều này giúp đánh giá trực quan các thông số như phần nhô ra ngoài của môi âm hộ, kích thước và vị trí cùng với tình trạng bất đối xứng của chúng. Khi bệnh nhân ở trong phòng mổ, các hình ảnh trước phẫu thuật sẽ được chụp thêm ở tư thế sản khoa(Hình 4-17, B).

Tạo hình môi âm hộ có thể được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Bệnh nhân dưới 25 tuổi và những người hay lo lắng trong khi thăm khám và trước phẫu thuật sẽ được tiêm tĩnh mạch an thần hoặc gây mê thay vì gây tê tại chỗ.

Hình. 4-17 Trước phẫu thuật A, tư thế đứng và B, tư thế sản khoa ở bệnh nhân nữ 28 tuổi với tình trạng môi bé và mũ âm vật ‘dư thừa’.
Hình. 4-17 Trước phẫu thuật A, tư thế đứng và B, tư thế sản khoa ở bệnh nhân nữ 28 tuổi với tình trạng môi bé và mũ âm vật ‘dư thừa’.

Những bệnh nhân đã gây mê rồi thì không cần gây tê tại chỗ và sẽ được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch (cephalosporin thế hệ thứ nhất) 30 phút trước khi làm thủ thuật. Lidocaine với epinephrine, sẽ được thảo luận ở phần sau, được tiêm để cầm máu.

Tê tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp với thuốc an thần đường uống như Percocet và Valium có tác dụng tốt đối với hầu hết bệnh nhân, đồng thời họ sẽ tránh được việc phải gây mê. Thoa benzocain, lidocain hoặc tet-racaine tại chỗ 20 phút trước khi làm thủ thuật cho hiệu quả tốt hơn nhóm không thoa. Bệnh nhân thường không cảm nhận được thuốc đang được tiêm vào cơ thể nếu chúng được tiêm rất chậm bằng kim 30G, bắt đầu từ lớp niêm mạc môi bé. Niêm mạc dễ bị căng phồng hơn khi dùng lidocain, bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn khi mổ. Tiêm vào rãnh gian môi, giữa môi lớn và môi bé mỗi bên, là bắt buộc khi thực hiện kỹ thuật wedge mở rộng, nhưng sẽ gây khó lúc phẫu thuật vì chúng làm niêm mạc vùng này dày lên.

Mô tả kỹ thuật

Đánh dấu

Đánh dấu vùng phẫu thuật sau khi đã chụp ảnh trước phẫu thuật ở tư thế sản khoa. Đường rạch phải được đánh dấu trước. Đánh dấu hình chữ V thì sẽ đánh dấu cạnh phía trên trước, sau đó môi bé sẽ được gấp và đánh dấu sao cho cạnh phía dưới dài hơn cạnh trên (như hình 4-18). Cạnh trên không được quá gần (dưới 0,5 cm) so với lỗ niệu đạo, vì sau khi lành vết mổ, sẹo co kéo có thể làm ảnh hưởng đến dòng nước tiểu (tung tóe mà không thành tia như trước). Hai cạnh của chữ V phải xấp xỉ nhau (cạnh dưới dài hơn 1 chút) với lực căng nhỏ nhất khi khâu nối. Đánh dấu hai bên có thể khác nhau tùy theo bất thường ở mỗi bên. Nếu bệnh nhân có vùng môi bé dư thừa gần ngay cạnh mép môi sau, thì sẽ rạch giải phóng mép môi sau trước bằng một đường rạch duy nhất dọc theo mặt phẳng dọc giữa của cơ thể.

Nói chung, việc tinh toán lượng tổ chức cắt bỏ phải luôn hướng tới mục tiêu đường khâu nối sẽ chịu lực nhỏ nhất. Bệnh nhân được đánh dấu xong mới gây tê tại chỗ. Nên nhớ là hình chữ V phải nằm ngay ở phần ‘dư thừa’ nhiều nhất của môi bé và đường cắt phải đảm bảo không phạm vào các mạch lớn (Hình 4-18 và 4-19). Khi phần Hình. 4-18 Đường cắt hình chữ V với cạnh trên ngắn hơn cạnh dưới sẽ giúp phần còn lại tưới máu tốt hơn.chữ V nằm trên cùng môi âm hộ, phải đánh giá cả tương quan giữa hãm âm vật, mũ âm vật và môi bé để rạch sao cho phù hợp. Một đường rạch phía trên điểm hợp lưu 3 vùng giải phẫu này sẽ tạo ra một vạt hình chữ W và phải cần nối với nhau trước khi nối với cạnh sau chữ V.

Hình. 4-18 Đường cắt hình chữ V với cạnh trên ngắn hơn cạnh dưới sẽ giúp phần còn lại tưới máu tốt hơn.
Hình. 4-18 Đường cắt hình chữ V với cạnh trên ngắn hơn cạnh dưới sẽ giúp phần còn lại tưới máu tốt hơn.
Hình. 4-19 Đường rạch hình cái nêm ngay dưới chỗ hợp lưu 3 vùng giải phẫu để tránh việc phải đóng vạt chữ W.
Hình. 4-19 Đường rạch hình cái nêm ngay dưới chỗ hợp lưu 3 vùng giải phẫu để tránh việc phải đóng vạt chữ W.

Vô cảm

Sau khi đánh dấu xong, lidocain 1% với epinephrine 1: 100.000 được tiêm dưới da (sử dụng kim cỡ 30) dọc theo đường đánh dấu và phía trên rãnh gian môi (để cầm máu). Cần ít nhất 10 phút để thuốc mê và epinephrine phát huy tác dụng. Nếu bệnh nhân có chỉ định tê tại chỗ đơn thuần, một loại thuốc gây tê tại chỗ (benzocain 20%, lidocain 6%, tetracaine 4%) được bôi lên vùng đó và cần 15 phút để phát huy tác dụng. Bệnh nhân sẽ được uống hoặc tiêm 1 liều cephalosporine thế hệ 2 trước phẫu thuật, tùy thuộc vào loại vô cảm được chỉ định.

Tư thế bệnh nhân

Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ và nằm trong tư thế sản khoa với hai chân được gác lên giá đỡ. Ảnh sẽ được chụp tại thời điểm này (hình 4-20). Môi bé sẽ được chụp ở hai tư thế là khi ‘dạng’ và ‘khép’ để đánh giá tình trạng bất đối xứng hai bên, xác định xem có nếp gấp đôi ở 1 hoặc cả 2 bên hay không., xác định xem môi bé hai bên có hợp lại với nhau ở phía sau hay không, và hình thể mũ âm vật như thế nào. Những biến thể này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược phẫu thuật, tuy nhiên mục tiêu cuối cùng là làm sao cho môi bé hai bên cân đối và về gần hình thể giải phẫu nhất có thể.

Hình. 4-20 Bệnh nhân 28 tuổi với hình ảnh trước phẫu thuật ở tư thế sản khoa
Hình. 4-20 Bệnh nhân 28 tuổi với hình ảnh trước phẫu thuật ở tư thế sản khoa

Kỹ thuật

Bắt đầu rạch lớp niêm mạc bằng lưỡi dao số 15 Peak PlasmaBlade (Medtronic), hoặc dùng dao điện. Nhiệt độ thấp (40 ° đến 100 ° C) của plasma (plasma lạnh) so với phương pháp đốt điện truyền thống đã được chứng minh là làm giảm chấn thương do nhiệt và thúc đẩy quá trình liền vết mổ. Phần hạ niêm mạc sẽ được cắt bỏ ở phần lớn bệnh nhân. Còn đối với trường hợp có môi âm hộ rất mỏng, teo nhỏ, tốt nhất là nên khử biểu mô và giữ lại phần hạ niêm thay vì cắt bỏ toàn bộ. Có thể cầm máu bằng dao điện, và/hoặc tiêm Marcaine 0,05% với epinephrine 1: 200.000.

Khi đã cầm máu xong, hai mép vết mổ được khâu nối lại với nhau theo từng lớp bằng chỉ tự tiêu monofilament như Monocryl 4-0 với đầu kim SH thuôn nhọn. Bắt đầu khâu vùi lớp hạ bì cạnh chữ V trên và dưới với nhau, trung bình khoảng 5 mũi khâu. Bờ tự do sẽ được tái tạo một cách tỉ mỉ với đường khâu chần bông dọc bằng 5-0 Monocryl với đầu kim RU thuôn nhọn. Đường khâu này giúp ngăn ngừa biến chứng tách mép vết mổ. Nếu sau khâu nối có 1 vùng niêm mạc thừa ở trên đường khâu nối hoặc lúc này quan sát thấy mũ âm vật còn rộng, nên rạch một đường tam giác (hẹp) ở phía trên ngoài môi bé rồi khâu nối, cố gắng ‘giấu’ sẹo sau mổ vào vị trí hố gian môi. Lớp niêm mạc cuối cùng được đóng lại bằng chỉ khâu tiêu mối rời hoặc mối vắt 5-0 Vicryl Rapide hoặc 5-0 Monocryl.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Vết mổ được làm sạch bằng dung dịch nước muối sinh lý và bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ. Áp một túi chườm và/hoặc miếng chườm lạnh tầng sinh môn dùng một lần (Medline Industries), sau đó mặc một chiếc quần lót bằng lưới có màng vô trùng, dùng một lần vào thì có thể yên tâm vùng mổ được vô khuẩn. Marcaine có tác dụng giảm đau trong 4h, sau đó bệnh nhân có thể bị đau vùng mổ. Lúc này, họ được hướng dẫn uống Vicodin mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần, trong 24 đến 48 giờ tiếp theo. Khi xuất viện, bệnh nhân được kê dùng dung dịch tưới rửa tầng sinh môn và được hướng dẫn xịt nước ấm lên các vết mổ sau khi đi tiểu. Đối với những bệnh nhân trên 35 tuổi, một loại estrogen kết hợp (Premarin) được kê và hướng dẫn bôi vào vùng phẫu thuật ba lần mỗi tuần trong 6 tuần. Điều này thúc đẩy quá trình lành vết mổ. Ngoài ra cũng phải kê thuốc kháng sinh thế hệ 2 (Duricef), uống hai lần mỗi ngày trong 5 ngày. Bệnh nhân bị ngứa và tiết dịch được cho uống thuốc kháng nấm như Diflucan.

Kết quả

Kỹ thuật Wedge mở rộng cùng với giải phóng mép môi sau

Người phụ nữ 32 tuổi này có tình trạng môi bé như hình dưới. Cô ấy đã rất xấu hổ và thậm chí còn né tránh chuyện quan hệ. Cô ấy cũng rụt rè trong những lần thăm khám. Trong lần kiểm tra ở tư thế đứng, Bs khám thấy rãnh giữa hai môi âm hộ rộng, môi bé dư thừa khá nhiều. Ở tư thế sản khoa, thấy rõ tình trạng thừa và dày môi bé, đặc biệt ở bờ tự do. Hai bên môi bé hợp lại với nhau tại mép môi sau và tình trạng tăng sắc tố cũng thấy rõ ở bờ tự do môi bé (Hình. 4-21, A và B).

Bệnh nhân đã được thực hiện phẫu thuật wedge mở rộng đồng thời giải phóng mép môi sau. Cuộc phẫu thuật thành công. Sau phẫu thuật, ghi nhận tình trạng hai bên môi âm hộ tách khá xa nhau vì môi bé đã được cắt bỏ khá nhiều và mũ âm vật cũng đã hẹp hơn trước. Có một chút mismatch sắc tố ở vị trí khâu nối (Hình 4-21, B và C).

Hình. 4-21 A và B, Bệnh nhân nữ 32 tuổi được thực hiện phẫu thuật wedge mở rộng + giải phóng mép môi sau. C và D, kết quả sau phẫu thuật
Hình. 4-21 A và B, Bệnh nhân nữ 32 tuổi được thực hiện phẫu thuật wedge mở rộng + giải phóng mép môi sau. C và D, kết quả sau phẫu thuật

Kỹ thuật Wedge mở rộng với tạo hình mũ âm vật (cắt bỏ phần tổ chức có hình chữ V ngược)

Người phụ nữ 55 tuổi này có tình trạng môi âm hộ như hình dưới, chú ý thấy mũ âm vật cũng dài hơn bình thường. Cô phàn nàn rằng môi bé hay lộ ra bên ngoài đồ lót của cô vì chúng thừa ra quá nhiều. Khám tư thế đứng phát hiện thấy môi bé dài, khe gian môi hẹp, còn mũ âm vật thì dài và hẹp. Ở tư thế sản khoa, thấy môi bé có nền hẹp, nhô ra phía trước nhiều kèm theo tình trạng tăng sắc tố và dày lớp hạ niêm mạc. Mũ âm vật hẹp nhưng dài, bao trùm toàn bộ âm vật và có vẻ teo đét. Âm vật không to (Hình. 4-22, A và B).

Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật wedge mở rộng với tạo hình mũ âm vật (cắt hình chữ V ngược). Sau mổ, bệnh nhân tiến triển tốt và hài lòng với kết quả. Bức ảnh chụp sau phẫu thuật ở tư thế sản khoa thấy mũ âm vật đã được thu gọn, đồng thời đường mổ được giấu rất khéo ở vị trí giữa âm hộ. Môi bé đã nhỏ hơn và mỏng hơn. Trong ảnh chụp tư thế đứng, môi bé không ‘vượt’ ra ngoài môi lớn (Hình. 4-22, C và D).

Hình. 4-22 A và B, Bệnh nhân nữ 55 tuổi được thực hiện phẫu thuật wedge mở rộng và tái tạo mũ âm vật. C và D, Kết quả sau phẫu thuật.
Hình. 4-22 A và B, Bệnh nhân nữ 55 tuổi được thực hiện phẫu thuật wedge mở rộng và tái tạo mũ âm vật. C và D, Kết quả sau phẫu thuật.

Biến chứng

Các biến chứng sau phẫu thuật bao gồm bục chỉ vết mổ, khối máu tụ, mismatch sắc tố đường khâu nối, và giảm môi âm hộ không thỏa đáng (quá ít hoặc quá nhiều). Cho đến nay, bục chỉ vết mổ là vấn đề thường gặp nhất sau phẫu thuật, đặc biệt là ở những người hút thuốc (xem Hình 10-2). Điều này có thể được giảm thiểu bằng cách cắt hình nêm nhỏ để giảm sức căng ở đường khâu nối và bằng cách đặt vị trí nêm càng gần mép trước càng tốt để hạn chế cắt phạm phải động mạch cấp máu chính. Ở những người hút thuốc, nên giảm môi bằng kỹ thuật tạo hình bờ tự do thay vì kỹ thuật wedge.

Máu tụ hình thành sau phẫu thuật thường xảy ra trong vòng 24 đến 48 giờ đầu. Các khối máu tụ nhỏ có biểu hiện sưng và đau không đồng đều hai bên. Bệnh nhân nên được đánh giá và theo dõi, nhưng hiếm khi cần can thiệp phẫu thuật. Những khối máu tụ lớn hơn đôi khi cần phải phẫu thuật loại bỏ, bệnh nhân lúc này cần được gây mê.

Nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ của phụ nữ ngày một tăng nhanh. Chúng ta vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá các kết quả dài hạn. Tạo hình môi bé bằng kỹ thuật wedge mở rộng là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để giảm kích thước và độ nhô ra của môi bé. Nó được chỉ định ở bệnh nhân có dày môi bé (dày tổ chức dưới niêm mạc) và ở những bệnh nhân có mũ âm vật ‘dư thừa’ xét trên mặt phẳng dọc giữa. Chú ý đến việc cầm máu và căn chỉnh mép để ngừa các biến chứng như tách mép, bục chỉ vết mổ và khối máu tụ. Các biến chứng tạo hình môi âm hộ bằng kỹ thuật wedge sẽ được thảo luận trong CHƯƠNG 10.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here