Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp chân không và qua bơm tiêm

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp chân không và qua bơm tiêm

Tác giả: BSCKI. TRẦN QUỐC VĨNH

GIỚI THIỆU

Trong chủ đề này mô tả 2 kỹ thuật lấy máu thường được áp dụng là kỹ thuật lấy máu qua bơm tiêm và kỹ thuật lấy máu bằng phương pháp chân không (áp lực âm).

KỸ THUẬT

Phương pháp bơm tiêm cơ bản

Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp bơm tiêm
Các bước Phương pháp Lý do Lưu ý
I. Trước khi lấy máu 1. Xem hồ sơ bệnh án – Kiểm tra y lệnh của bác sĩ về mục đích của xét nghiệm máu.
– Tiền sử của người bệnh về rối loạn chức năng đông máu do giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu hay đang sử dụng các thuốc chống đông.
– Xác định được thủ thuật sắp thực hiện.
– Tránh nguy cơ chảy máu.
Xem kỹ và chính xác.
2. Chuẩn bị – Bông vô khuẩn, cồn hay dung dịch sát khuẩn.
– Gối nhỏ hay khăn được gấp lại.
– Gạc vô trùng, băng dán.
– Ống nghiệm đựng máu.
– Garô.
– Để sát khuẩn.
– Để nâng cánh tay lên.
– Ép lên vị trí tiêm.
– Đựng máu.
– Làm nổi tĩnh mạch.
Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
3. Chuẩn bị người bệnh – Giải thích lý do tại sao phải lấy máu.
– Giải thích quy trình thủ thuật.
– Người bệnh sẽ hợp tác.
– Để người bệnh đỡ lo lắng.
II. Trong khi lấy máu 4. Tạo ra sự riêng tư cho người bệnh Đóng cửa phòng lại Để người bệnh thấy thỏa mái
5. Tư thế người bệnh – Giúp người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa hoặc tư thế bán Fowler với cánh tay duỗi tạo thành một đường thẳng từ vai xuống cánh tay.
– Đặt một gối nhỏ hay khăn dưới cánh tay người bệnh.
– Để giữ tay không nhúc nhích, cánh tay là chỗ có nhiều tĩnh mạch nhất.
– Một số người bệnh có thể ngất khi đâm kim vào nên tư thế nằm là rất quan trọng để tránh tổn thương cho người bệnh.
Người bệnh thấy thỏa mái
6. Rửa tay Theo quy trình rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn Đúng kỹ thuật
7. Mang găng tay Mang găng tay theo quy trình mang găng tay Để ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn Nếu găng bị vấy máu thì thay đôi găng khác
8. Thu thập mẫu xét nghiệm Buộc garo trên vị trí đâm kim khoảng 5-10 cm.
– Bảo người bệnh nới lỏng và nắm chặt bàn tay vài lần, cuối cùng siết chặt nắm tay.
– Nhanh chóng quan sát tìm tĩnh mạch nào thẳng, nổi và không bị tổn thương.
– Dùng ngón tay sờ vào tĩnh mạch vừa mới chọn. Cảm giác xem tĩnh mạch này có chắc và đàn hồi hay là cứng, giống như sợi dây và lăn trong khi sờ vào.
– Chọn vị trí đâm kim. Nếu đã garô 1 phút mà tĩnh mạch không nổi hoặc khó thấy thì tháo garô ra, đổi tay hoặc chờ 1 phút sau mới garô lại. Có thể dùng gạc ướt và ấm thoa lên cánh tay người bệnh.
– Sát khuẩn vị trí đâm kim bằng bông sát khuẩn theo đường tròn từ trong ra ngoài khoảng 5 cm. Để khô.
– Mở nắp kim và thông báo với người bệnh rằng người bệnh sẽ đau trong vài giây.
– Đặt ngón tay cái của bàn tay không thuận dưới vị trí tiêm khoảng 2,5 cm và nhẹ nhàng kéo căng da ra. Kéo căng da xuống dưới cho đến khi tĩnh mạch không còn di động .
– Cầm bơm tiêm và kim ở góc từ 15-30 độ, hướng lên trên so với cánh tay của người bệnh.
– Nhẹ nhành đưa kiêm vào tĩnh mạch.
– Cầm chắc bơm tiêm, nhẹ nhàng kéo pittông ra.
– Quan sát xem có máu chảy vào bơm tiêm không.
– Lấy lượng máu theo yêu cầu.
– Sau khi lấy máu xong, tháo garô ra.
– Đặt miếng bông nhẹ nhàng lên vị trí tiêm. Rút nhanh và cẩn thận kim ra khỏi vị trí tiêm và đè mạnh miếng bông xuống sau khi rút kim.
– Đậy nắp kim lại và bỏ vào hộp.
Garô làm ngăn máu tĩnh mạch chảy từ cánh tay về tim và do đó sẽ làm cho tĩnh mạch căng lên, dễ dàng nhìn thấy.
– Làm cho tĩnh mạch căng lên nhờ lượng máu từ các tĩnh mạch xa.
– Tĩnh mạch thẳng và nguyên vẹn là những tĩnh mạch dễ đâm kim nhất.
– Tĩnh mạch tốt khi nó có tính chất chắc và đàn hồi khi sờ. Những tĩnh mạch bị thuyên tắc sẽ cứng, dễ dàng lăn tròn và như vậy rất khó đâm kim.
– Để người bệnh khỏi khó chịu, và cho kết quả chính xác. Nóng làm giãn mạch tại chỗ.
– Làm sạch vùng da vị trí đâm kim để không đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong máu. Để khô để chất sát khuẩn có đủ thời gian tác động lên vi sinh vật và cũng làm người bệnh đỡ đau.
– Người bệnh sẽ đỡ lo lắng hơn khi đã chuẩn bị tinh thần.
– Giữ tĩnh mạch không di động trong thời gian đâm kim.
– Để tránh đâm kim vào thành bên kia của tĩnh mạch.
– Tránh đâm xuyên qua thành đối diện.
– Giữ chặt bơm tiêm để kim không bị đẩy tới trước. Kéo pittông để đưa máu vào bơm tiêm.
– Nếu không có máu, kim đã nằm ngoài tĩnh mạch.
– Kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn nếu lấy đủ lượng máu yêu cầu.
– Làm giảm chảy máu ở vị trí tiêm khi rút kim.
– Đè mạnh lên miếng bông khi kim còn trong tĩnh mạch sẽ làm người bệnh đỡ đau. Rút kim nhẹ nhàng sẽ làm giảm khó chịu và tổn thương tĩnh mạch.
– Làm giảm nguy cơ thương tổn.
Chú ý bắt mạch ngoại biên bên dưới vị trí garô. Nếu không bắt được thì phải nới lỏng garô vì nếu garô quá chặt sẽ cản trở dòng máu động mạch.
– Bảo người bệnh không được nắm chặt và thả lỏng nắm tay quá mạnh và đột ngột vì sẽ làm sai kết quả.
– Tháo kim ra khỏi bơm tiêm và nhẹ nhàng bơm lượng máu thích hợp vào ống nghiệm.
– Cầm ống máu xoay nhẹ ra trước và sau 8-10 lần
– Để tránh vỡ hồng cầu.
– Để máu trộn lẫn với các chất phụ gia có sẵn trong ống nghiệm, tránh đông máu. Lắc có thể làm vỡ hồng cầu gây sai lệch kết quả.
9. Đậy kín mẫu máu Đậy chặt nắp dụng cụ đựng mẫu máu lại và lau sạch phía bên ngoài của ống nghiệm. Đảm bảo mẫu máu không bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào và để tránh mẫu máu đổ ra ngoài.
10. Thu dọn dụng cụ Các dụng cụ đưa trở về vị trí cũ theo nguyên tắc vô khuẩn, bỏ găng tay Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng, giảm sự lây truyền vi khuẩn Chú ý tránh lây nhiễm
11. Rửa tay Theo quy trình rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn Đảm bảo đúng quy trình
12. Dán nhãn và gửi mẫu máu đến phòng xét nghiệm – Dán nhãn có ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu cầu xét nghiệm.
– Gửi mẫu máu đến phòng xét nghiệm ngay.
– Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến các sai sót trong chẩn đoán và điều trị.
– Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Gửi đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
III. Sau khi lấy máu 13. Ghi chép hồ sơ bệnh án – Ngày giờ lấy máu.
– Những tai biến xảy ra trong quá trình lấy máu.
– Chắc chắn đã được thực hiện y lệnh.
– Để có xử trí kịp thời.
– Đảm bảo khách quan
14. Báo cáo kết quả bất thường Khi có kết quả từ phòng xét nghiệm, báo cáo kết quả bất thường cho bác sĩ. Có thể cần thay đổi liệu pháp điều trị hoặc có liệu pháp mới thay thế. Kịp thời, chính xác

Phương pháp chân không

Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm bằng phương pháp chân không
Các bước Phương pháp Lý do Lưu ý
I. Trước khi lấy máu 1. Xem hồ sơ bệnh án – Kiểm tra y lệnh của bác sĩ về mục đích của xét nghiệm máu.
– Tiền sử của người bệnh về rối loạn chức năng đông máu do giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu hay đang sử dụng các thuốc chống đông.
– Xác định được thủ thuật sắp thực hiện.
– Tránh nguy cơ chảy máu.
Xem kỹ và chính xác.
2. Chuẩn bị – Hộp đựng bông cồn: Bông vô khuẩn, cồn hay dung dịch sát khuẩn.
– Găng tay
– Gối kê tay: gối nhỏ hay khăn được gấp lại.
– Gạc vô trùng, băng dán (băng Urgo).
– Ống nghiệm đựng máu theo chỉ định: Citrat (đông máu), Serum (không chống đông), Heparin (sinh hóa), Edta (huyết học), Chimigly (chống tiêu đường).
– Giá đỡ ống nghiệm (Holder)
– Kim lấy máu có dây dẫn máu đính kèm hoặc kim được gắng trực tiếp vào giá đỡ ống nghiệm (tùy thiết bị).
– Garô.
– Khâu quả đậu, trục cắm pank và 1 pank.
– Nhãn dán mã vạch: Dán vào hồ sơ, các ống nghiệm lấy mẫu, dán từ trên xuống cách đáy ống 1-1,5 cm, dán mã thẳng không di lệch, không làm nhăn mã vạch.
– Bộ huyết áp và ống nghe
– Hộp kháng thủng, thùng đựng rác thải y tế, rác thải sinh hoạt
– Để sát khuẩn.
– Để nâng cánh tay lên.
– Ép lên vị trí tiêm.
– Đựng máu.
– Làm nổi tĩnh mạch.
Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
3. Chuẩn bị người bệnh – Giải thích lý do tại sao phải lấy máu.
– Giải thích quy trình thủ thuật.
– Người bệnh sẽ hợp tác.
– Để người bệnh đỡ lo lắng.
II. Trong khi lấy máu 4. Tạo ra sự riêng tư cho người bệnh Đóng cửa phòng lại Để người bệnh thấy thỏa mái
5. Tư thế người bệnh – Giúp người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa hoặc tư thế bán Fowler với cánh tay duỗi tạo thành một đường thẳng từ vai xuống cánh tay.
– Đặt một gối nhỏ hay khăn dưới cánh tay người bệnh.
– Để giữ tay không nhúc nhích, cánh tay là chỗ có nhiều tĩnh mạch nhất.
– Một số người bệnh có thể ngất khi đâm kim vào nên tư thế nằm là rất quan trọng để tránh tổn thương cho người bệnh.
Người bệnh thấy thỏa mái
6. Rửa tay Theo quy trình rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn Đúng kỹ thuật
7. Mang găng tay Mang găng tay theo quy trình mang găng tay Để ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn Nếu găng bị vấy máu thì thay đôi găng khác
8. Thu thập mẫu xét nghiệm Đặt gối kê tay dưới vị trí lấy máu, bộc lộ vị trí lấy máu. Buộc garo trên vị trí đâm kim khoảng 5-10 cm.
– Bảo người bệnh nới lỏng và nắm chặt bàn tay vài lần, cuối cùng siết chặt nắm tay.
– Nhanh chóng quan sát tìm tĩnh mạch nào thẳng, nổi và không bị tổn thương.
– Dùng ngón tay sờ vào tĩnh mạch vừa mới chọn. Cảm giác xem tĩnh mạch này có chắc và đàn hồi hay là cứng, giống như sợi dây và lăn trong khi sờ vào.
– Chọn vị trí đâm kim. Nếu đã garô 1 phút mà tĩnh mạch không nổi hoặc khó thấy thì tháo garô ra, đổi tay hoặc chờ 1 phút sau mới garô lại. Có thể dùng gạc ướt và ấm thoa lên cánh tay người bệnh.
– Sát khuẩn vị trí đâm kim bằng bông sát khuẩn theo đường tròn từ trong ra ngoài khoảng 5 cm. Để khô.
– Kiểm tra kim lấy máu, xé kim lấy máu lắp vào Holder. Thông báo với người bệnh rằng người bệnh sẽ đau trong vài giây.
– Đặt ngón tay cái của bàn tay không thuận dưới vị trí tiêm khoảng 2,5 cm và nhẹ nhàng kéo căng da ra. Kéo căng da xuống dưới cho đến khi tĩnh mạch không còn di động .
– Cầm bơm tiêm và kim ở góc từ 15-30 độ, hướng lên trên so với cánh tay của người bệnh.
– Nhẹ nhành đưa kim vào tĩnh mạch.
– Khi thấy máu trào vào đốc kim, dùng tay cố định Holder.
– Lắp ống nghiệm vào Holder.
– Tháo dây Garô khi thấy máu chảy vào ống nghiệm.
– Thay ống nghiệm tiếp theo khi máu ngừng chảy hoặc đã lấy đủ lượng máu.
– Cầm ống nghiệm lắc đều theo quy định của ống nghiệm vừa lấy.
– Tiếp tục lấy đủ các ống nghiệm theo chỉ định, thứ tự các ống nghiệm: Citrat, Serum, Heparin, Edta, Chimigly, các ống nghiệm khác..
Garô làm ngăn máu tĩnh mạch chảy từ cánh tay về tim và do đó sẽ làm cho tĩnh mạch căng lên, dễ dàng nhìn thấy.
– Làm cho tĩnh mạch căng lên nhờ lượng máu từ các tĩnh mạch xa.
– Tĩnh mạch thẳng và nguyên vẹn là những tĩnh mạch dễ đâm kim nhất.
– Tĩnh mạch tốt khi nó có tính chất chắc và đàn hồi khi sờ. Những tĩnh mạch bị thuyên tắc sẽ cứng, dễ dàng lăn tròn và như vậy rất khó đâm kim.
– Để người bệnh khỏi khó chịu, và cho kết quả chính xác. Nóng làm giãn mạch tại chỗ.
– Làm sạch vùng da vị trí đâm kim để không đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong máu. Để khô để chất sát khuẩn có đủ thời gian tác động lên vi sinh vật và cũng làm người bệnh đỡ đau.
– Người bệnh sẽ đỡ lo lắng hơn khi đã chuẩn bị tinh thần.
– Giữ tĩnh mạch không di động trong thời gian đâm kim.
– Để tránh đâm kim vào thành bên kia của tĩnh mạch.
– Tránh đâm xuyên qua thành đối diện.
– Giữ chặt ống nghiệm vào Holder để đưa máu vào bơm tiêm.
– Nếu không có máu, kim đã nằm ngoài tĩnh mạch.
– Kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn nếu lấy đủ lượng máu yêu cầu của ống nghiệm(máu ngừng chảy vào ống nghiệm).
Chú ý bắt mạch ngoại biên bên dưới vị trí garô. Nếu không bắt được thì phải nới lỏng garô vì nếu garô quá chặt sẽ cản trở dòng máu động mạch.
– Bảo người bệnh không được nắm chặt và thả lỏng nắm tay quá mạnh và đột ngột vì sẽ làm sai kết quả.
– Đặt miếng bông khô nhẹ nhàng lên vị trí tiêm. Rút nhanh và cẩn thận kim ra khỏi vị trí tiêm và đè mạnh miếng bông xuống sau khi rút kim hoặc một tay kéo chệch da rồi đặp miếng bông khô lên vị trí lấy máu. Băng dán (Urgo) cầm máu cho bệnh nhân.
– Lắc đều ống nghiệm theo quy định của ống nghiệm vừa lấy. Phân loại ống nghiệm vào giá đựng ống nghiệm.
– Làm giảm chảy máu ở vị trí tiêm khi rút kim. Đè nhẹ nhàng miếng bông khi kim còn trong tĩnh mạch sẽ làm người bệnh đỡ đau. Rút kim nhẹ nhàng sẽ làm giảm khó chịu và tổn thương tĩnh mạch.
– Để máu trộn lẫn với các chất phụ gia có sẵn trong ống nghiệm, tránh đông máu. Lắc có thể làm vỡ hồng cầu gây sai lệch kết quả.
9. Loại bỏ kim – Tháo kim khỏi Holder và bỏ vào hộp an toàn. An toàn vật sắc nhọn
10. Thu dọn dụng cụ Các dụng cụ đưa trở về vị trí cũ theo nguyên tắc vô khuẩn, bỏ găng tay.
Phân loại rác thải theo quy định
Chuẩn bị sẵn sàng khi cần dùng, giảm sự lây truyền vi khuẩn Chú ý tránh lây nhiễm
11. Rửa tay Theo quy trình rửa tay thường quy Làm giảm sự lây truyền vi khuẩn Đảm bảo đúng quy trình
12. Dán nhãn và gửi mẫu máu đến phòng xét nghiệm(nếu chưa thực hiện trước đó) – Dán nhãn có ghi đầy đủ tên mẫu nghiệm, các yêu cầu xét nghiệm.
– Gửi mẫu máu đến phòng xét nghiệm ngay.
– Nếu bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến các sai sót trong chẩn đoán và điều trị.
– Mẫu nghiệm sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Gửi đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
III. Sau khi lấy máu 13. Ghi chép hồ sơ bệnh án – Ngày giờ lấy máu.
– Những tai biến xảy ra trong quá trình lấy máu.
– Chắc chắn đã được thực hiện y lệnh.
– Để có xử trí kịp thời.
– Đảm bảo khách quan
14. Báo cáo kết quả bất thường Khi có kết quả từ phòng xét nghiệm, báo cáo kết quả bất thường cho bác sĩ. Có thể cần thay đổi liệu pháp điều trị hoặc có liệu pháp mới thay thế. Kịp thời, chính xác

==>> Xem thêm bài viết: Xuất huyết dưới màng cứng là gì? Nguyên nhân? Triệu chứng? Điều trị?

LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT

  • Lấy máu để làm xét nghiệm là một phương pháp được thực hiện nhiều nhất, được dùng để định lượng nồng độ các chất sinh hóa trong máu, làm công thức máu, cấy máu, điện giải đồ,..v.v. Điều dưỡng chỉ được phép lấy máu tĩnh mạch chứ không được lấy máu động mạch. Có nhiều phương pháp lấy máu, nhưng hay được sử dụng nhất vẫn là phương pháp lấy máu qua bơm tim.
  • Lấy máu xét nghiệm chân không hay còn gọi là lấy máu xét nghiệm áp lực âm, là phương pháp lấy máu hiệu quả, giúp giảm thiểu đau đớn, giảm sợ hãi của người bệnh, thời gian lấy máu ngắn, lượng máu lấy chính xác. Là một kỹ thuật lấy máu mới được áp dụng trong những năm gần đây, giúp giảm nguy cơ vỡ hồng cầu do máu được đưa trực tiếp vào ống nghiệm bằng áp lực âm, loại bỏ nguy cơ đông máu. Do không bị tiếp xúc với không khí, máu được hút sẽ tiếp xúc đều với hóa chất trong ống nghiệm với tỉ lệ chính xác gần như tuyệt đối, giúp giữ được độ ổn định và độ chính xác hơn phương pháp láy máu bằng bơm tiêm trước đây. Ngoài ra, phương pháp này cũng an toàn cho nhân viên y tế hơn.

Để thc hin tt k thut này cn lưu ý

  • Đưa được kim chính xác vào lòng mạch
  • Lấy đúng, đủ ống nghiệm, đủ số lượng máu theo quy định
  • Bệnh phẩm đạt yêu cầu
  • Người bệnh cảm thấy thỏa mái
  • Không xảy ra các tai biến do kỹ thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hướng dẫn 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản Tập 2. NXB. Bộ Y Tế. 2010

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here