Tải Free PDF Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1 – GS. TS. Võ Xuân Minh

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Sách kỹ thuật bào chế và sinh dược học các loại thuốc tập 1

Tải PDF Sách Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1 tại đây

Giới thiệu về sách Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1

Bộ sách “Kỹ thuật Bào chế và Sinh dược học các dạng thuốc” được biên soạn bởi Bộ môn Bào chế – Trường Đại học Dược Hà Nội, chủ biên bởi GS. TS. Võ Xuân Minh, với mục đích cung cấp kiến thức cập nhật về bào chế thuốc và sinh dược học cho sinh viên Dược.

Sách gồm 13 chương, chia thành 2 tập, giới thiệu các kỹ thuật bào chế hiện đại, các dạng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Đây là tài liệu học tập chính thức được Bộ Y tế thẩm định và ban hành, phục vụ đào tạo Dược sĩ Đại học, cũng là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các giảng viên và chuyên gia trong ngành.

Tóm tắt nội dung sách

Chương 1: Đại cương về bào chế và sinh dược học

Nội dung chương này được chia thành hai phần chính:

I. Đại cương về bào chế: Giới thiệu khái niệm về bào chế và vai trò của môn học này trong ngành dược. Chương này cũng đề cập đến lịch sử phát triển của bào chế và một số khái niệm cơ bản thường dùng.

II. Đại cương về sinh dược học: Phần này nói về các khái niệm cơ bản trong sinh dược học, các phương pháp đánh giá sinh khả dụng và ứng dụng trong bào chế, sử dụng thuốc cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, bao gồm dược chất và các yếu tố liên quan đến người dùng thuốc.

Chương 2: Dung dịch thuốc

Chương 2 đề cập đến các dạng dung dịch thuốc, với các nội dung chính như sau:

I. Đại cương về dung dịch thuốc: Bao gồm định nghĩa, đặc điểm và phân loại dung dịch thuốc. Các dung dịch thuốc thường gặp và ưu nhược điểm của chúng được phân tích. Nội dung phần này cũng đề cập đến độ tan và nồng độ dung dịch, phân loại chất tan, dung môi.

II. Dung môi chính dùng để điều chế dung dịch thuốc: Nội dung thảo luận về các dung môi phổ biến như nước, dung môi phân cực (thân nước) và dung môi không phân cực (thân dầu). Các kỹ thuật điều chế nước cất và nước khử khoáng cũng được giới thiệu trong phần này.

III. Kỹ thuật chung điều chế dung dịch thuốc: Bao gồm các bước kỹ thuật như cân, đong dược chất và dung môi, hòa tan, lọc dung dịch, kiểm nghiệm thành phẩm và đóng gói.

IV. Một số dung dịch thuốc uống và dùng ngoài: Chương này đề cập đến các loại dung dịch như dung dịch thuốc nước, siro thuốc, thuốc nước chanh, nước thơm, potio, elixir, dung dịch cồn , glycerin, dung dịch dầu, dung dịch cao phân tử và dung dịch keo.

Chương 3: Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt

Chương này trình bày về thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt với các nội dung cụ thể như sau:

  • Thuốc tiêm: Giới thiệu các loại thuốc tiêm, đường tiêm thuốc, thành phần của thuốc tiêm và ưu điểm, hạn chế của loại thuốc này. Nội dung sách cũng đề cập đến kỹ thuật pha chế và sản xuất thuốc tiêm, đồng thời làm rõ các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm, bao gồm các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định lượng, độ pH, vô khuẩn, chất gây sốt, nội độc tố vi khuẩn. Bên cạnh đó, phần nội dung này có thêm thông tin về các yếu tố sinh học, dược học ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc tiêm và giới thiệu một số công thức thuốc tiêm phổ biến.
  • Thuốc tiêm truyền: Phần này cung cấp thông tin cơ bản về định nghĩa, đặc tính và ứng dụng lâm sàng của dạng thuốc tiêm truyền. Nội dung sách cũng làm rõ về các dạng thuốc tiêm truyền như dung dịch cung cấp nước, dung dịch cung cấp chất điện giải, dung dịch tiêm truyền lập lại cân bằng acid-kiềm, dung dịch tiêm truyền chất dinh dưỡng, dung dịch bổ sung thể tích máu, dung dịch tiêm truyền lợi niệu thẩm thấu, dung dịch chống đông và dung dịch bảo quản máu.
  • Thuốc nhỏ mắt: Phần này mô tả các đường dung thuốc trong điều trị bệnh về mắt, các dạng bào chế thuốc dùng tại chỗ cho mắt, đặc điểm sinh lý của mắt liên quan đến sự hấp thu thuốc và các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt. Kỹ thuật pha chế – sản xuất và yêu cầu chất lượng thuốc nhỏ mắt cũng được phân tích. Bên cạnh đó, nội dung sách cũng đề cập đến sinh khả dụng và các biện pháp tác động khi xây dựng công thức thuốc nhỏ mắt, nêu ví dụ về một số công thức phổ biến.

Chương 4: Các dạng thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất

Nội dung chương này được chia thành 2 phần nhỏ:

I. Đại cương về chiết xuất: Các định nghĩa cơ bản, các loại dược liệu và dung môi được sử dụng để điều chế dịch chiết, bản chất chiết xuất, các phương pháp chiết xuất thường dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng dịch chiết cũng như các giai đoạn sau chiết xuất.

II. Các dạng thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất: Các dạng thuốc chiết xuất được đề cập đến trong phần này là cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc và cao động vật được.

Chương 5: Nhũ tương và hỗn dịch thuốc

Nội dung chương này giới thiệu chi tiết về hai dạng thuốc là nhũ tương và hỗn dịch.

Nhũ tương thuốc: Giải thích định nghĩa, thành phần, phân loại và ưu nhược điểm của nhũ tương thuốc. Các chất nhũ hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định và sinh khả dụng của nhũ tương và các phương pháp nhũ hóa thường dùng cũng được trình bày. Nội dung còn đề cập đến kỹ thuật điều chế nhũ tương, quy trình kiểm soát chất lượng, đóng gói và bảo quản.

Hỗn dịch thuốc: Phần này làm rõ định nghĩa, thành phần, phân loại, ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc, chất gây thấm – ổn định hỗn dịch thuốc cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và ổn định của hỗn dịch. Các kỹ thuật điều chế hỗn dịch, kiểm tra chất lượng hỗn dịch thuốc cũng được đề cập đến trong phần nội dung này.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here