Hướng dẫn quốc tế về quản lý nhiễm trùng hệ thống và sốc nhiễm trùng 2021

Biên soạn: ThS.DS. Nguyễn Thị Thu Hương, Khoa Dược, Bệnh viện Hữu Nghị.
Nguồn: Đơn vị thông tin thuốc, Khoa dược, Bệnh viện Hữu Nghị.

Nhiễm trùng hệ thống (sepsis) và sốc nhiễm trùng (septic shock) là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Chiến dịch quốc tế về kiểm soát nhiễm trùng hệ thống (SSC) là một sáng kiến chung của Hội Y khoa Hồi sức tích cực Châu Âu (European Society of Intensive Care Medicine – ESICM) và Hội Y khoa Chăm sóc bệnh nguy kịch (Society os Critical Care Medicine – SCCM), được dẫn dắt bởi các chuyên gia quốc tế đa ngành, cam kết cải thiện thời gian để nhận biết và điều trị nhiễm trùng hệ thống và sốc nhiễm trùng, mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật do nhiễm trùng hệ thống và sốc nhiễm trùng trên toàn thế giới. SSC đã đưa ra hướng dẫn quốc tế về quản lý nhiễm trùng hệ thống và sốc nhiễm trùng phiên bản đầu tiên năm 2004, và các phiên bản cập nhật 2008, 2012, 20016.

Tháng 10/2021, SSC công bố phiên bản cập nhật 2021. Dưới đây là các khuyến cáo của Hướng dẫn về điều trị nhiễm trùng và những thay đổi so với phiên bản năm 2016.

Khuyến cáo 2021 Mức độ mạnh của khuyến cáo và Mức độ bằng chứng Thay đổi so với khuyến cáo 2016
1. Với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng nhưng nhiễm trùng chưa được xác định, khuyến cáo liên tục đánh giá lại và tìm kiếm các chẩn đoán thay thế và ngừng sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm nếu xác định được nguyên nhân khác. Tuyên bố về thực hành tốt
2. Với bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng hoặc khả năng nhiễm trùng hệ thống cao, khuyến cáo sử dụng kháng sinh ngay lập tức, lý tưởng là trong vòng 1 giờ sau khi chẩn đoán. Mạnh, chất lượng bằng chứng thấp (với sốc nhiễm trùng)

Mạnh, chất lượng bằng chứng rất thấp (với nhiễm trùng hệ thống)

THAY ĐỔI so với trước:
“Khuyến cáo nên bắt đầu sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán và trong vòng một giờ đối với cả a) sốc nhiễm trùng và b) nhiễm trùng hệ thống mà không kèm sốc”
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình.
3. Với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng hệ thống không kèm sốc, khuyến cáo cần nhanh chóng xác định nguyên nhân của tình trạng bệnh là do nhiễm trùng hay không do nhiễm trùng Tuyên bố về thực hành tốt
4. Với bệnh nhân có khả năng nhiễm trùng hệ thống không kèm sốc, đề xuất nhanh chóng thực hiện một quá trình đánh giá có giới hạn thời gian và nếu nghi ngờ có nhiễm trùng, sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 3 giờ kể từ khi bắt đầu ghi nhận các dấu hiệu của nhiễm trùng hệ thống. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp MỚI so với trước:
“Khuyến cáo nên bắt đầu sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán và trong vòng một giờ đối với cả a) sốc nhiễm trùng và b) nhiễm trùng hệ thống mà không kèm sốc”
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình.
5. Với bệnh nhân có khả năng nhiễm trùng thấp và không kèm sốc, đề xuất trì hoãn sử dụng kháng sinh trong khi tiếp tục theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp MỚI so với trước:
“Khuyến cáo nên bắt đầu sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán và trong vòng một giờ đối với cả a) sốc nhiễm trùng và b) nhiễm trùng hệ thống mà không kèm sốc”
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình.
6. Với bệnh nhân có nghi ngờ nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, đề xuất KHÔNG cần sử dụng procalcitonin cộng với đánh giá lâm sàng để quyết định thời điểm bắt đầu dùng kháng sinh, so với đánh giá lâm sàng đơn thuần. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp
7. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng có nguy cơ CAO nhiễm MRSA, khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm có phổ trên MRSA thay vì sử dụng kháng sinh không có phổ trên MRSA. Tuyên bố về thực hành tốt MỚI so với trước:
“Khuyến cáo liệu pháp phổ rộng theo kinh nghiệm với một hoặc nhiều loại thuốc kháng khuẩn cho những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng để bao phủ tất cả các mầm bệnh có khả năng nhiễm (bao gồm cả vi khuẩn và nấm hoặc vi-rút).
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình
8. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng có nguy cơ THẤP nhiễm MRSA, đề xuất KHÔNG sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm có phổ trên MRSA, so với việc sử dụng kháng sinh không có phổ trên MRSA Yếu, chất lượng bằng chứng thấp MỚI so với trước:
“Khuyến cáo liệu pháp phổ rộng theo kinh nghiệm với một hoặc nhiều loại thuốc kháng khuẩn cho những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng để bao phủ tất cả các mầm bệnh có khả năng nhiễm (bao gồm cả vi khuẩn và nấm hoặc vi-rút).
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình
9. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng có nguy cơ CAO nhiễm các vi khuẩn đa kháng (MDR), đề xuất sử dụng hai loại kháng sinh có phổ trên Gram âm để điều trị theo kinh nghiệm, hơn là chỉ sử dụng một kháng sinh phổ trên Gram âm. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp
10. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng có nguy cơ THẤP nhiễm các vi khuẩn đa kháng (MDR), đề xuất KHÔNG nên sử dụng hai loại kháng sinh có phổ trên gram âm để điều trị theo kinh nghiệm, so với phác đồ 1 kháng sinh phổ trên Gram âm. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp
11. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, đề xuất KHÔNG phối hợp hai loại kháng sinh có phổ trên Gram âm khi đã định danh được vi khuẩn và xác định độ nhạy cảm (kháng sinh đồ). Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp
12. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng có nguy cơ CAO nhiễm nấm, đề xuất sử dụng phác đồ chống nấm theo kinh nghiệm hơn là không sử dụng phác đồ chống nấm. Yếu, chất lượng bằng chứng thấp MỚI so với trước:
“Khuyến cáo liệu pháp phổ rộng theo kinh nghiệm với một hoặc nhiều loại thuốc kháng khuẩn cho những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng để bao phủ tất cả các mầm bệnh có khả năng nhiễm (bao gồm cả vi khuẩn và nấm hoặc vi-rút).
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình
13. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng có nguy cơ THẤP nhiễm nấm, đề xuất KHÔNG sử dụng phác đồ chống nấm theo kinh nghiệm. Yếu, chất lượng bằng chứng thấp MỚI so với trước:
“Khuyến cáo liệu pháp phổ rộng theo kinh nghiệm với một hoặc nhiều loại thuốc kháng khuẩn cho những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng để bao phủ tất cả các mầm bệnh có khả năng nhiễm (bao gồm cả vi khuẩn và nấm hoặc vi-rút).
Mạnh, chất lượng bằng chứng trung bình
14. Không có khuyến cáo về việc sử dụng các thuốc kháng virus Không có khuyến cáo
15. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, đề xuất liệu pháp truyền kéo dài các kháng sinh beta-lactam với liều duy trì (sau liều bolus khởi đầu) hơn là truyền bolus thông thường. Yếu, chất lượng bằng chứng trung bình
16. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, khuyến cáo nên tối ưu hóa các chiến lược dùng kháng sinh dựa trên nguyên tắc dược động học/ dược lực học (PK/PD) và các đặc tính riêng của thuốc. Tuyên bố về thực hành tốt
17. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, khuyến cáo nên nhanh chóng chẩn đoán xác định hoặc loại trừ vị trí nhiễm khuẩn cụ thể cần kiểm soát nguồn lây khẩn cấp và thực hiện can thiệp kiểm soát ổ nhiễm càng sớm càng tốt. Tuyên bố về thực hành tốt
18. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, khuyến cáo nhanh chóng loại bỏ các dụng cụ xâm lấn trong lòng mạch có thể là nguồn gây nhiễm sau khi đã thiết lập các đường truyền mạch máu khác. Tuyên bố về thực hành tốt
19. Với bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng, đề xuất đánh giá hàng ngày để thực hiện liệu pháp xuống thang kháng sinh. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp
20. Với bệnh nhân có chẩn đoán ban đầu là nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng và kiểm soát được nguồn lây, đề xuất sử dụng liệu pháp kháng sinh ngắn ngày hơn là liệu pháp kháng sinh dài ngày. Yếu, chất lượng bằng chứng rất thấp
21. Với bệnh nhân có chẩn đoán ban đầu là nhiễm trùng hệ thống hoặc sốc nhiễm trùng và kiểm soát được nguồn lây, nếu không xác định được thời gian sử dụng kháng sinh tối ưu, đề xuất sử dụng procalcitonin và đánh giá lâm sàng để quyết định thời điểm ngừng kháng sinh hơn là chỉ sử dụng đơn độc đánh giá lâm sàng. Yếu, chất lượng bằng chứng thấp

Bản đầy đủ của Hướng dẫn, mời tham khảo tại đường link:
https://journals.lww.com/ccmjournal/Fulltext/2021/11000/Surviving_Sepsis_Campaign__International.21.aspx

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here