Hướng dẫn điều trị

Đơn thuốc hay bệnh án chứa đựng những thông tin trên giấy của bác sĩ điều trị đối với bệnh nhân.

Triển khai những thông tin này chính là hướng dẫn điều trị.

Có 2 nội dung cần hướng dẫn:

– Hướng dẫn dùng thuốc

– Hướng dẫn theo dõi diều trị:

+ Thế nào là tiến triển tốt ‘?

+ Các dấu hiệu nhận biết tiên lượng xấu đi, phải ngừng hoặc phải chuyển lên tuyến trên.

Ví dụ:

Một cháu bé 4 tuổi, đi ngoài ra phân toàn nước nhưng không kèm theo nôn đã từ 3 ngày nay. Mẹ cháu đưa cháu vào bệnh vịện khám vì thấy tình trạng bệnh ngày càng xấu đi: khoảng 6 – 7 gíờ không thấy cháu đi tiểu. Khám lâm sàng không thấy sốt nhưng mạch nhanh, độ đàn hồi của da giảm.

Hướng dẫn dùng thuốc

Giải thích cho bệnh nhân tác dụng của những thuốc có trong đơn, ví dụ Ringer lactat để bù nước và điện giải do bệnh nhân mất nước quá nặng, khi khá năng bù nước theo đường uống không đáp ứng đù nhu cầu của cơ thể.

Trong những trường hợp khác, khi mà việc điều trị do bệnh nhân tự làm hoặc người nhà bệnh nhân trợ giúp, ví dụ phải uống kháng sinh, uống thuốc hạ sốt… thì phải giải thích cẩn thận cách thực hiện, giải thích tầm quan trọng: nếu không làm thì sẽ có nguy cơ gì để họ tự giác tuân thủ?

Sau khi dặn dò phải kiểm tra xem người nghe đã hiểu chưa bằng cách bắt họ nhắc lại.

Hướng dẫn theo dõi hay còn gọi là giám sát điều trị

Đây là bước giải thích và chỉ dẫn cho bệnh nhân hoặc cho người nhà bệnh nhân (vì trường hợp này là bệnh nhân nhi nhỏ tuổi).

Những nội dung chỉ dẫn bao gồm:

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, đến xem liệu cháu bị ỉa chảv có phải do ăn uống không? Nếu đúng thì loại trừ thức ăn đó khỏi khẩu phần.

– Theo dõi sát để kịp thời phát hiện nếu bệnh nặng thêm.

– Nếu khỏi thì ngừng điều trị và căn dặn bệnh nhân các biện pháp để tránh tái phát.

– Nếu bệnh đỡ thì phải tái khám để thay đổi cách thức điều trị.

– Nếu bệnh không chuyển biến hoặc có xu hướng nặng thêm thì phải kiểm tra các khả năng sau:

+ Liều lượng có đủ không?

+ Bênh nhân không tuân thủ điều trị ? (ngừng quá sớm khi chưa khỏi hẳn nên tái phát ?).

+ Thuốc chọn không thích hợp? (gây tác dụng phụ nên bệnh nhân tự ý bỏ điều trị?).

+ Phác đồ lựa chọn quá phức tạp? (làm bệnh nhân khỏ tuân thủ).

Như vậy, việc kê đơn hợp lý chỉ là một khâu trong sử dụng thuốc hợp lý. Việc thực hiện tốt đơn thuốc đó đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho điều trị thành công; đó cũng chính là nhiệm vụ của người DSLS trong điều trị.

Suy tuyến yên: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới nhất của Bộ Y tế

Các thuốc dùng trong xử trí Suy tuyến yên có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng....

BỆNH TO ĐẦU CHI: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới của Bộ Y tế

Nhathuocngocanh.com – Các thuốc dùng trong xử trí Bệnh to đầu chi (Acromegaly) có bán tại nhà....

NHIỄM KIỀM HÔ HẤP: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới của Bộ Y tế

ĐẠI CƯƠNG Nhiễm kiềm hô hấp do đào thải CO2 ở phổi quá mức (tăng....

Toan hô hấp: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới nhất của Bộ Y tế

Bài việt sau đây, nhà thuốc Ngọc anh xin giới thiệu đến bạn đọc hướng....

HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐẠI CƯƠNG Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (TALTT) và nhiễm toan ceton là....

Hội chứng Hellp: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y Tế

Nhathuocngocanh.com – Hội chứng HELLP là một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính....

Tăng áp lực nội sọ: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới nhất của Bộ Y tế

ĐẠI CƯƠNG Tăng áp lực nội sọ (ALNS) có thể gây ra phù não, thiếu....

Hội chứng tiêu cơ vân – Biên dịch Ths. Bs Phạm Hoàng Thiên

Tiêu cơ vân 2022 Josh Farkas Biên dịch Ths. Bs Phạm Hoàng Thiên nhathuocngocanh. Để....

SUY GAN CẤP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

ĐẠI CƯƠNG Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách....

Sốc nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và Phác đồ xử trí mới nhất của Bộ Y tế

ĐẠI CƯƠNG Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng của quá trình diễn biến liên....