Hỗn dịch uống Terpin hydrat: Công thức và phương pháp bào chế

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hỗn dịch uống Terpin hydrat với tác dụng dịu ho, điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính hiện nay đang được lưu hành trên thị trường với một số ít dạng bào chế. Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh  sẽ trình bày về công thức bào chế hỗn dịch terpin hydrat.

Công thức bào chế

Hỗn dịch uống Terpin hydrat hiện có nhiều công thức bào chế khác nhau nhưng công thức dưới đây đã được nghiên cứu, chứng minh mang lại hiệu quả tốt nhất nên được sử dụng rộng rãi trong qui mô phòng thí nghiệm cũng như qui mô công nghiệp:

  • Terpin hydrat                            2, 00 g
  • Gôm Arabic                              1 g
  • Natri benzoat                            2 g
  • Siro Codein                              15, 00 g
  • Nước cất                                  vừa đủ 75 ml

Đặc điểm tính chất, tác dụng của mỗi thành phần

Khi tiến hành nghiên cứu công thức bào chế nào ngoài việc cần tìm hiểu và lựa chọn tá dược phù hợp với đặc điểm tính chất của dược chất còn phải lựa chọn tá dược không có tác dụng dược lí riêng hoặc có tác dụng hiệp đồng với dược chất.

Terpin hydrat

Terpin hydrat là còn có tên gọi khác là terpinol hay terpinum, gồm hai dạng là cis- terpin hydrat và trans- terpin hydrat. Với dạng cis- terpin hydrat có dạng tinh thể hình chóp, thăng hoa ở khoảng 100oC khi làm nóng từ từ, có dạng bột vị hơi đắng và có mùi nhẹ đặc trưng. Với dạng trans- terpin hydrat có dạng tinh thể lăng trụ đơn tà, nhiệt độ nóng chảy là 158 đến 159 oC.

Terpin hydrat đóng vai trò là tá dược trong công thức bào chế hỗn dịch trên, với tác dụng điều trị các chứng viêm phế quản cấp và mạn tính, làm dịu ho, long đờm. Ngoài ra, Terpin hydrat có thể phối hợp cùng một số thuốc khác như codein với vai trò chữa vết loét niêm mạc trong đường hô hấp.

Gôm Arabic

NgocanhBloggaanh 14
Hình ảnh: Gôm Arabic

Gôm Arabic là chất có phân tử lượng lớn dễ trương nở trong nước tạo dịch có độ nhớt cao, thuộc nhóm các polysaccarid. Đây là sản phẩm của nhiều loại Acacia có thành phần phức tạp, cấu tạo bao gồm các muối kali, calci, magnesi của acid arabinic, một số đường như pentose, hexose, methylpentose, và một số enzym oxy hoá như peroxydase, oxydase.

Khi hoà tan gôm arabic ở nhiệt độ thường với tỉ lệ gôm : nước là 1: 2 thì được dung dịch có tính acid. Trong dung dịch này có mặt của các nhóm carboxylic và sulfonic nên chứa các micel tích điện âm.

Ưu điểm của gôm arabic là dễ tan trong nước ở ngay nhiệt độ thường, có khả năng làm giảm sức căng bề mặt nên được dùng như một chất gây thấm trong công thức hỗn dịch, ngay cả khi chỉ cần dùng dụng cụ đơn giản là chày cối trong phòng thí nghiệm.

Khi sử dung gôm arabic làm tá dược cần chú ý những điểm sau: gôm này có thể gây ra một số tương kị kết tủa vì chứa ion calci, dung dịch gôm khi hoà tan trong nước có pH acid nên có thể làm phân huỷ muối carbonat và hydrocarbonat.Bị kết tủa bởi một số tác nhân như kim loại nặng, chất điện giải nồng độ cao, ethanol nồng độ trên 35%. Ngoài ra gôm arabic chứa enzym oxy hoá nên gây ra phản ứng oxy hoá cho các dược chất dễ bị oxy hoá .

Trong công thức trên, vì là một hỗn dịch thuốc nên gôm arabic đóng vai trò như một chất gây thấm, làm tăng khả năng thấm của dược chất terpin hydrat vào dẫn chất đồng thời tăng khả năng hấp thu thuốc.

Natri benzoat

Hỗn dịch thuốc trên chưa một lượng nước cất khá nhiều nên khả năng nhiễm vi sinh vật cao, để hạn chế tác hại của vi sinh vật trong quá trình pha chế, bảo quản và sử dụng thuốc cần sử dụng thêm chất sát khuẩn. Chất sát khuẩn cần đảm bảo ổn định về mặt hoá học và vật lí trong khoảng thời gian tuổi thọ của thuốc, ít độc và không có tác dụng dược lí. Ngoài ra cần chú ý đến nồng độ chất sát khuẩn, nồng độ này phải đủ lớn để ức chế hay tiêu diệt vi sinh vật, hiệu lực của chất sát khuẩn có thể giảm nếu trong thành phần công thức có chứa các polyme thân nước sẽ hấp phụ chất bảo quản hay chứa các chất tạo phức, đặc biệt trong công thức có chứa chất diện hoạt.

Trong công thức sử dụng chất sát khuẩn Natri benzoat để bảo quản chế phẩm nhưng lại có mặt gôm arabic có khả năng hấp phụ chất sát khuẩn nên cần đảm bảo nồng độ.

Siro Codein

Codein là chất giảm đau, gây ngủ và giảm ho hiệu quả do cơ chế ức chế trung tâm hô hấp. Codein kết hợp với terpin hydrat để làm tăng tác dụng của terpin hydrat, trong công thức còn sử dụng dạng siro vì các hỗn dịch uống thường hay sử dụng thêm chất điều vị để làm thuốc dễ sử dụng và hấp dẫn hơn khi dùng.

Nước cất

Nước cất để trương nở hoàn toàn gôm arabic và là dung môi hoà tan các tá dược có trong công thức.

Phương pháp bào chế hỗn dịch

Công thức bào chế trên được tiến hành bằng phương pháp phân tán, với phương pháp này cần lưu ý một số điểm khi tiến hành bào chế: dược chất terpin hydrat phải được nghiền mịn đến độ mịn yêu cầu để hạn chế sa lắng dược chất, sau khi đã bào chế không được lọc hỗn dịch và khi đóng bao bì nên lựa chọn lọ có thể tích lớn hơn thể tích hỗn dịch để còn phân tán thuốc trước khi sử dụng bằng cách lắc đều.

Kĩ thuật bào chế

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bào chế qui mô phòng thí nghiệm, bào gồm: cốc có mỏ, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, chày, cối, chai nhựa, nhãn dán,…

Sơ đồ bào chế:

NgocanhBloggaanh 41
Sơ đồ quy trình bào chế hỗn dịch uống Terpin hydrat

Qui trình bào chế cụ thể:

  • Công đoạn đầu tiên là cân dược chất và tá dược theo đúng công thức như trên.
  • Nghiền mịn dược chất terpin hydrat và gôm arabic đến độ mịn yêu cầu, sau đó trộn thành bột kép.
  • Sử dụng siro codein theo nguyên tắc đồng lượng nghiền thật kĩ với bột kép vừa nghiền thành bột nhão.
  • Lượng siro codein còn lại cho vào chai.
  • Sau đó hoà tan natri benzoat và natri saccarin vào khoảng 15 ml nước trong một cốc có mỏ, có thể tiến hành đun nóng nếu cần, dùng hỗn dịch này kéo hỗn dịch đặc trong cối vào chai đựng siro codein.
  • Tiếp tục bổ sung nước vừa đủ 75 ml, lắc đều.
  • Cuối cùng hỗn dịch được dán nhãn đúng qui chế với dòng chữ lưu ý” lắc đều trước khi sử dụng”

Đặc điểm thành phẩm

Thành phẩm sau khi bào chế có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, hỗn dịch sánh, đòng nhất có vị ngọt hơi đắng. Xuất hiện lớp cặn ở đáy chai nếu để lâu, khi lắc lên cần đảm bảo phân tán đều trong chất dẫn. Lưu ý nhiệt độ bảo quản thường ở nhiệt độ phòng, nhỏ hơn 30oC.

Ưu nhược điểm của hỗn dịch

Dược chất terpin hydrat thường két hợp với một số dược chất như codein ở dạng viên nén, viên nang với tên thương mại là Arodin, Terpin Codein, Pharcoter Forte. Trong đó, chế phẩm terpin hydrat được bào chế dưới dạng hỗn dịch để có thể sử dụng dễ dàng hơn cho những đối tượng là trẻ nhỏ và người già khi họ gặp vấn đề về nuốt các viên dạng rắn nén hay nang. Dạng hỗn dịch trong trường hợp này cũng làm tăng hấp thu nhanh hơn do các tiểu phân đã được phân tán đều trong dẫn chất, khi uống hỗn dịch sẽ bám dính ở niêm mạc đường hô hấp làm dịu niêm mạc hơn.

Nhược điểm của hỗn dịch terpin hydrat là dễ nhiễm vi sinh vật, kém bền về mặt nhiệt động học, dễ sa lắng hay đóng bánh nên cần yêu cầu độ ổn định cao.

Công dụng và lưu ý cách sử dụng

Chế phẩm có tác dụng làm dịu ho, long đờm, điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính.

Thời điểm dùng thuốc thích hợp là sau khi ăn. Liều dùng theo chỉ định là 1 thìa canh cho 1 lần, 2 đến 3 lần trên ngày. Chú ý lắc đều trước mỗi lần dùng thuốc.

Tiêu chuẩn chất lượng

Hỗn dịch phải luôn đảm bảo một số yêu cầu chất lượng, bào gồm yêu cầu về tính chất, pH, định tính, định lượng, giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kích thước tiểu phân, sai số thể tích,; đảm bảo hạn chế sự sa lắng của các tiểu phân, chống đóng bánh và đảm bảo lớp cắn dễ dàng phân tán trở lại khi lắc hỗn dịch.

Tài liệu tham khảo

Sách “Handbook of pharmaceutical excipients”.

Sách giáo trình “ Bào chế và sinh dược học” tập 1- bộ môn Bào chế trường Đại học Dược Hà Nội.

Xem thêm:

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here