Hẹp niệu đạo: Nguyên nhân, chuẩn đoán, cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhathuocngocanh.comHẹp niệu đạo là một tình trạng bất thường về đường tiết niệu. Bệnh này hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Để có thể hiểu rõ hơn về hẹp niệu đạo và cách điều trị, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Hẹp niệu đạo là gì?

Niệu đạo được coi là một phần đặc biệt quan trọng của đường tiết niệu. Nhiệm vụ chính của niệu đạo chính là đường dẫn đưa nước tiểu ra ngoài khỏi cơ thể. Chức năng niệu đạo dầu như giống nhau ở cả 2 giới. Đặc biệt hơn ở những đối tượng nam giới, niệu đạo còn có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục, duy trì hoạt động sinh sản.

Bệnh hẹp niệu đạo thường xuất hiện ở nam giới với tỷ lệ cao hơn hẹp niệu đạo nữ giới do tính chất đường niệu đạo của nam dài hơn nên dễ bị tổn thương hơn. Bệnh lý hẹp niệu đạo nếu để tồn tại kéo dài và không được điều trị thì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm một phần hoặc toàn bộ đường tiết niệu, viêm, phì đại tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Suy thận là một biến chứng nguy hiểm ở những bệnh nhân bị hẹp niệu đạo thời gian quá lâu. Bởi vì niệu đạo ở nam giới còn là đường xuất tinh nên nếu tình trạng hẹp niệu đạo kéo dài cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động tình dục. Trong trường hợp nặng, nhiều người nam giới còn bị giảm ham muốn tình dục vì quá khó chịu khi quan hệ.

Hẹp niệu đạo là gì?
Hẹp niệu đạo là gì?

 

Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo là gì?

Có nhiều nguyên nhân cũng như nguy có khác nhau gây nên chứng hẹp niệu đạo. Tuy nhiên có những tác nhân vẫn hay gặp phổ biến hơn như sau:

Hẹp niệu đạo do tác nhân gây chấn thương

Sau các chấn thương làm tổn thương niệu đạo. Có thể là tình trạng viêm nhiễm gây chít hẹp lòng niệu đạo, hay tổn thương gập góc, đứt một phần niệu đạo. Tất cả những điều này sau đó đều gây ra tình trạng hẹp niệu đạo. Các chấn thương có thể gặp là:

  • Các tổn thương do chấn thương tại các khu vực niệu đạo hoặc trước vị trí của bàng quang. Có thể là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hay gặp trường hợp chấn thương khi đi xe đạp.
  • Các tổn thương do chấn thương vùng chậu hông: đây là khu vực chứa niệu đạo nên khi bị tổn thương sẽ rất dễ gây ảnh hưởng tới nó, gây hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo sau các cuộc phẫu thuật hay thủ thuật vùng chậu hông, sinh dục

Phẫu thuật, thủ thuật liên quan niệu đạo có thể làm khởi phát quá trình viêm hay vô tình làm tổn thương tại niệu đạo (( Tác giả Kersti Wagstaff, MA, Đăng ngày 29 tháng 3 năm 2013. Urethral Stricture: Etiology, Investigation and Treatments, ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.)) Những tổn thương tuy nhỏ đó có thể sẽ làm phù nề, chít hẹp niệu đạo.

Có thể là những loại phẫu thuật, thủ thuật nguy cơ gây nên chứng hẹp niệu đạo như sau:

  • Bệnh nhân đã từng thực hiện một số thủ thuật liên quan tới đường niệu đạo như đặt ống thông tiểu, nội soi niệu đạo bàng quang ngược dòng. Hoặc bệnh nhân đã từ phẫu thuật can thiệp đường niệu đạo trước đó.
  • Phẫu thuật điều trị u phì đại tuyến tiền liệt trước đó. Do tuyến tiền liệt nằm ngay cạnh bên niệu đạo nên việc phẫu thuật cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm hay gây hẹp niệu đạo.

Hẹp niệu đạo do bệnh lý ung thư đường tiết niệu

Do đường tiết niệu của cơ thể chúng ta ít khi bị ung thư nên tỷ lệ hẹp niệu đạo do nguyên nhân này cũng không cao.

Hẹp niệu đạo do nguyên nhân nhiễm trùng

Nhiễm trùng xảy ra sẽ tăng tiết các sản phẩm chuyển hóa trung gian, làm cho niêm mạc niệu đạo trở nên nề hơn, làm giảm đường kính lòng niệu đạo và gây hẹp niệu đạo.

Các loại nhiễm trùng có thể gặp gây ảnh hưởng đến niệu đạo là:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu nói chung: tình trạng viêm nhiễm này hay gặp ở những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hay giang mai, viêm niệu đạo mãn tính.
  • Tình trạng viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng đến vùng lân cận trong đó có niệu đạo.

Hẹp niệu đạo do nguyên nhân bẩm sinh

Thường phát hiện khi trẻ còn nhỏ. Những trường hợp này thì cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị sớm tình trạng hẹp niệu đạo ở trẻ em.

Ngoài ra còn có một số trường hợp bệnh nhân bị hẹp niệu đạo không phải bẩm sinh mà lại không xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Triệu chứng bệnh hẹp niệu đạo

Khi bị hẹp niệu đạo, người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng với mức độ khác nhau. Có thể chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ nhưng cũng có thể bị bí tiểu. Dưới đây là những triệu chứng hay gặp của chứng hẹp niệu đạo:

  • Rối loạn tiểu tiện với biểu hiện tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Khi đi tiểu thì thấy tia nước tiểu thường yếu, đôi khi chỉ có thể nhỏ giọt mà không thể tạo thành tia.
  • Có sự xuất hiện máu lẫn trong nước tiểu hay trong tinh dịch
  • Cảm giác bí đái
  • Tiểu tiện không tự chủ ở những trường hợp hẹp nhiều, bán tắc niệu đạo.
  • Suy giảm chức năng tình dục, giảm ham muốn do khả năng xuất tinh bị ảnh hưởng.
  • Đau âm ỉ vùng chậu hông
  • Căng tức vùng bàng quang, cảm giác lúc nào cũng đầy nước tiểu.

Biến chứng của hẹp niệu đạo

Bản chất chứng hẹp niệu đạo đã có thể gây nên nhiều biến chứng. Trong trường hợp hẹp niệu đạo kéo dài mà người bệnh cứ chịu đựng không can thiệp điều trị thì các biến chứng sẽ càng nhiều và nặng nề hơn.

Các biến chứng của hẹp niệu đạo có thể gặp bao gồm:

  • Nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang lâu hơn thời gian sinh lí cho phép sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng lên khu vực niệu quản, thận,… gây ảnh hưởng đến chức năng chung của hệ tiết niệu.
  • Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày không thể thải ra ngoài sẽ có thể gây rò rỉ ra vùng da tại vùng tầng sinh môn hay vùng da bìu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn thứ pháp hình thành nên các ổ áp xe tại chỗ, hình thành một dạng túi thừa của bàng quang và nếu để tình trạng này kéo dài thì nguy cơ dẫn đến biến chứng suy thận.
  • Tình trạng rối loạn xuất tinh thường là gây xuất tinh sớm, liệt dương, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.
  • được kiểm tra.

Chẩn đoán bệnh hẹp niệu đạo

Để chẩn đoán hẹp niệu đạo không phải chỉ dừng lại ở các triệu chứng lâm sàng của người bệnh mà còn phải kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác.

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng niệu đạo bằng phim chụp X-quang hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, sỏi niệu đạo.

Tiến hành thăm khám tổng thể để phát hiện thêm những tổn thương khác như tình trạng hẹp bao quy đầu, xơ cứng niệu đạo,…

Cách điều trị bệnh hẹp niệu đạo

Sau khi chẩn đoán bệnh dựa vào các kết quả thăm khám và xét nghiệm như đã kể ở trên, các bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Các phương pháp trị bệnh hẹp niệu đạo dứt điểm có thể là: nong niệu đạo, xẻ niệu đạo, đặt stent, phẫu thuật tạo hình cắt nối dùng vạt da hoặc mảnh ghép.

Đặt Stent niệu đạo
Đặt Stent niệu đạo
  • Nong niệu đạo: đây là một thủ thuật thường được thực hiện ở các phòng khám nam khoa. Để tiến hành nong niệu đạo thì bước đầu tiên phải gây tê tại chỗ cho bệnh nhân. Sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng các que nong hoặc bóng trên ống thông tiểu với kích thước tăng dần để từ từ làm rộng niệu đạo. Nong niệu đạo có thể làm cải thiện được tình trạng hẹp niệu đạo nhưng không làm dứt điểm hoàn toàn bệnh nên đôi khi phải thực hiện nóng nhiều lần cho bệnh nhân. KHi tiến hành nong niệu đạo sẽ có thể gây ra nhiễm trùng hay chảy máu nên các bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện.
  • Xẻ niệu đạo: Đây còn được gọi là phương pháp cắt đoạn niệu đạo bị hẹp. Để thực hiện thủ thuật này thì người ta sẽ sử dụng một chiếc ống soi được thiết kế đặc biệt để đưa vào bên trong niệu đạo của bệnh nhân cho đến khi gặp được đoạn niệu đạo bị hẹp. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành cắt đoạn hẹp đó bằng một lưỡi dao hoặc laser được thiết kế ở đầu ống soi. Sau khi cắt, một đoạn ống thông sẽ được đặt vào bên trong niệu đạo trong một khoảng thời gian cho đến khi vết thương lành và ổn định trở lại. Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ đánh giá và rút ống thông vào một khoảng thời gian sau đó.
  • Đặt stent niệu đạo: Thủ thuật này sẽ được thực hiện nhằm đặt một stent kim loại vào bên trong lòng niệu đạo qua ống soi. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế tối đa sự xâm lấn tới niệu đạo. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng được phương pháp này mà cần phải đánh giá kỹ trước khi làm.
  • Phẫu thuật tạo hình niệu đạo: phẫu thuật sẽ được thực hiện phụ thuộc vào đặc điểm của đoạn hẹp và kinh nghiệm riêng của các bác sĩ phẫu thuật. Với đoạn hẹp ngắn có thể phẫu thuật cắt nối 2 đầu. Khi đoạn hẹp dài hoặc không thể cắt nối, các bác sĩ sẽ sử dụng một tổ chức mô như vạt da hoặc mảnh ghép để mở rộng đoạn hẹp.

Chữa hẹp niệu đạo bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam cũng được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng hẹp niệu đạo. Ưu điểm của thuốc nam là an toàn, dễ sử dụng tạo nhà, không quá tốn kém, nhưng chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị hẹp niệu đạo mức độ nhẹ. Nếu tình trạng bệnh nặng thì các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Có nhiều loại thuốc nam mà các bạn có thể tham khảo như uống nước bột sắn dây, uống nước nấu từ cây mùng tơi, giá đỗ, uống nước bí đao, rễ cây cỏ tranh,…

Một số loại thuốc Tây điều trị hẹp niệu đạo

Thông thường thuốc tây chỉ được chỉ định sử dụng đi kèm với các phương pháp can thiệp điều trị hẹp niệu đạo như đã kể đến ở trên. Sau khi làm các thủ thuật thì bệnh nhân có thể được kê thêm các loại thuốc kháng sinh, giảm đau hay các loại dịch hỗ trợ tăng cường sức đề kháng để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn cũng như cải thiện được các biến chứng cho bệnh nhân.

bbaiblogggNgocAnhhTa 18Phòng ngừa bệnh hẹp niệu đạo như thế nào?

Phòng bệnh hẹp niệu đạo nam thường là loại bỏ những yếu tố nguy cơ của người bệnh. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp phòng bệnh hẹp niệu đạo dưới đây:

  • Khi tham gia các bộ môn thể thao như đua xe, vận động thể lực, các môn phải hoạt động chân và chậu hông nhiều thì nên trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ an toàn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, tránh những tư thế dễ gây tổn thương niệu đạo.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời chứng hẹp niệu đạo và từ đó có cách chữa trị hiệu quả đúng cách.
  • Nếu nghi người mình bị hẹp niệu đạo thì hãy gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.

Xem thêm: Bệnh tiểu gắt: Nguyên nhân gây bệnh, hướng dẫn chẩn đoán theo BMJ

Câu hỏi lâm sàng

Bệnh nhân nam 25 tuổi đến phòng khám do dòng chảy nước tiểu yếu và không tiểu hết. Bệnh nhân không có tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu khó hay sốt. Nhu động ruột bình thường. Bệnh nhân không có bệnh lý mạn và không dùng thuốc. Dấu hiệu sinh tồn bình thường. Bụng mềm và ấn không đau. Bộ phận sinh dục ngoài bình thường, không có chảy dịch dương vật được ghi nhận. Không có hạch phản ứng ở bẹn. Thăm khám thần kinh bình thường. Phân tích nước tiểu bình thường. Dung lượng bàng quang sau tiểu cao. Nguyên nhân nào sau đây nhiều khả năng nhất gây ra tình trạng hiện tại của bệnh nhân?

  1. Bàng quang tăng động bất thường
  2. Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
  3. Sỏi niệu quản
  4. Túi thừa niệu đạo
  5. Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo
Nguyên nhân
  • Nam > nữ
  • Chấn thương niệu đạo (đặt ống thông)
  • Viêm niệu đạo
  • Liệu pháp đốt tần số cao
Triệu chứng
  • Dòng chảy yếu hoặc không thành dòng
  • Không tiểu hết
  • Kích thích sau tiểu (tiểu khó, tiểu gấp)
Biến chứng
  • Bí tiểu cấp
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu dưới nhiều lần
  • Sỏi bàng quang
Chẩn đoán
  • Dung tích bàng quang sau tiểu, đo dòng chảy niệu
  • Chụp niệu đạo
  • Nội soi niệu đạo bàng quang
Xử trí
  • Nong
  • Sửa niệu đạo

Bệnh nhân này có dòng nước tiểu yếu và cảm giác còn tiểu chưa hết. Ở người trẻ, điều này phù hợp với hẹp niệu đạo. Hẹp niệu đạo là rối loạn phổ biến đặc trưng bởi hẹp xơ của niệu đạo và xảy ra thường xuyên ở vị trí niệu đạo hành. Hẹp là không rõ nguyên nhân nhưng nguyên nhân thứ phát bao gồm chấn thương niệu đạo (chấn thương chậu, đưa dụng cụ nội soi do điều trị), nhiễm khuẩn (viêm niệu đạo truyền bởi hoạt động tình dục) và liệu pháp đốt sóng vô tuyến. Ở một số trường hợp, nguyên nhân thường tạm thời không rõ và không được bệnh nhân nhớ lại.

Hẹp niệu đạo có thể dẫn tới bí tiểu cấp, nhiễm khuẩn đường tiểu nhiều lần, sỏi bàng quang, hoặc hiếm hơn thận ứ nước và suy thận. Bệnh nhân thường có hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới (dòng tiểu yếu và không thành dòng), mặc dù khó tiểu có thể xảy ra. Chẩn đoán được gợi ý bởi tăng thể tích bàng quang sau tiểu. Chụp niệu đạo bàng quang khi tiểu hoặc nội soi niệu đạo bàng quang có thể xác định chẩn đoán. Ngoài các vấn đề về tiểu, biến chứng có thể bao gồm sỏi bàng quang, thận ứ nước, hoặc rò. Hẹp nhẹ có thể theo dõi, nhưng hẹp đáng kể cần được điều trị bằng nong niệu đạo hoặc phẫu thuật sửa niệu đạo

Ý A: Hội chứng bàng quang tăng hoạt bất thường có thể gây triệu chứng tương tự nhưng nhiều khả năng hơn gây tiểu nhiều và tiểu gấp, tiểu đêm hoặc mót tiểu (triệu chứng loại giữ nước tiểu liên quan đến đổ đầy bàng quang và dự trữ nước tiểu), điều mà không thường thấy ở bệnh nhân này. Triệu chứng tắc nghẽn (giảm dòng chảy) và gia tăng thể tích bàng quang sau tiểu là phù hợp hơn với hẹp niệu đạo

Ý B: Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính gây hội chứng tắc nghẽn lúc tiểu tương tự do cản trở dòng nước tiểu trong niệu đạo tiền liệt. Tuy nhiên, mặc dù tăng sản tuyến tiền liệt toàn bộ là rất phổ biến ở nam giới cao tuổi, bệnh thường hiếm ở độ tuổi <40.

Ý C: Mặc dù sỏi trong niệu đạo dưới (đoạn nối bàng quang niệu đạo) có thể gây triệu chứng tiểu kích thích (tiểu gấp, tiểu nhiều), bệnh nhân thường có tiểu máu và đau mạn sườn cấp dữ dội. Thể tích bàng quang sau tiểu thường bình thường

Ý D: Túi thừa niệu đạo là bệnh lý hiếm đặc trưng bởi sự trải rộng sang bên của niêm mạc niệu đạo vào trong mô xung quanh. Thường thấy ở phụ nữ, nó thường xuất hiện như khối đau ở thành âm đạo trước. Triệu chứng khác bao gồm tiểu máu, mót tiểu và nhiễm khuẩn nhiều lần

Mục tiêu học tập: Hẹp niệu đạo là xơ hẹp niệu đạo. Nguyên nhân thường gặp bao gồm chấn thương niệu đạo, nhiễm khuẩn và liệu pháp đốt tần số cao. Triệu chứng bao gồm dòng tiểu yếu và rỉ rả và không tiểu hết. Thể tích bàng quang sau tiểu tăng. Chẩn đoán được xác định trên chụp niệu đạo hoặc nội soi niệu đạo bào quang ngược dòng; điều trị bao gồm nong niệu đạo hoặc phẫu thuật chỉnh hình niệu đạo.

2 thoughts on “Hẹp niệu đạo: Nguyên nhân, chuẩn đoán, cách điều trị

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here