Tải Free PDF Sách Giáo trình Động vật học – Thái Trần Bái – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Giáo trình Động vật học

Tải sách Giáo trình Động vật học tại đây.

Giới thiệu về sách Giáo trình Động vật học

Sách Giáo trình Động vật học được sản xuất tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bởi nhà biên soạn Thái Trần Bái. Sách được cập nhật đổi mới theo đúng yêu cầu của giáo dục đại học với các mục đích tích hợp các nội dung trước đây tại 2 cuốn sách về động vật có xương sống và không xương sống.

Sách được xuất bản với mục đích cung cấp các kiến thức về động vật học cho các sinh viên và đối tượng muốn tìm hiểu hơn về động vật. Cùng cấu trúc với việc mở đầu mỗi chương sách là mục tiêu cho mỗi bài học giúp sinh viên hay người đọc có thể nắm bắt một cách bao quát nhất nội dung bài giảng trước khi vào bài. Cùng đó là các hình ảnh minh họa cho mỗi bài, mỗi nhóm động vật để hỗ trợ giúp người đọc phân biệt rõ ràng hơn.

Sách được biên soạn với sự hỗ trợ của Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các cán bộ giảng dạy bộ môn Động vật học Sư phạm Hà Nội, đại học Khoa học Tự nhiên và Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật nhằm cung cấp đến bạn đọc các thông tin chính xác nhất về động vật.

Nội dung sách được trình bày với cấu trúc hỗ trợ người đọc có các thông tin rõ ràng về các ngành, loài động vật có trong thiên nhiên với các đặc điểm riêng và sự phát triển, tác dụng, tác hại của từng loài.

Tóm tắt nội dung sách

Chương 1: Động vật đơn bào: Các ngành động vật nguyên sinh (Protozoa)

Tại chương đầu, tác giả đưa đến thông tin về đặc điểm chung nhất của các động vật nguyên sinh, cách phân loại và sự tiến hóa, phát triển của hệ động vật này.

Chương 2: Động vật đa bào: Tổng quan về đa dạng và quan hệ phát sinh

Đến với chương 2, nội dung sách đưa đến sinh viên sự đa dạng về các ngành và tổ chức cơ thể bên trong một sinh vật đa bào, các nguồn gốc và mối quan hệ phát sinh của các ngành, sinh vật thuốc ngành đa bào.

Chương 3: Từ cận đa bào đến động vật chưa có thể xoang

Tiếp đó là thông tin về các ngành Thân lỗ, Ruột khoang, Giun giẹp, Giun tròn về cấu tạo từng thành phần, giải phẫu học, sự phát triển qua thời gian và tác dụng của chúng với môi trường hay với sự phát triển của các sinh vật khác.

Chương 4: Động vật nguyên khẩu: Động vật có thể xoang có miệng nguyên sinh

Đến chương 4, nhà biên soạn đề cập đến các ngành thân mềm – động vật có thể xoang tiêu giảm đốt, ngành giun đốt – động vật đốt có thể xoang, ngành chân khớp – động vật phân đốt có phần phụ phân đốt và có bộ xương ngoài với lịch sử phát triển, cấu tạo của từng thành phần và phương thức sinh sản của từng nhóm động vật thuộc các ngành này.

Chương 5: Động vật hậu khẩu: Động vật có thể xoang có miệng thứ sinh

Đến chương cuối, tác giả đưa đến người đọc thông tin về sự phát triển, hình thành và cấu tạo của từng nhóm ngành trong từng hệ cơ quan của các ngành da gai – động vật hậu khẩu có cơ thể trưởng thành đối xứng tỏa tròn, ngành nửa dây sống – động vật hậu khẩu có phần tương ứng với dây sống, ngành có dây sống – động vật hậu khẩu phát triển rực rỡ nhất với đỉnh cao là loài người.

Cuối sách, tác giả cũng tổng kết với các bảng tra cứu thuật ngữ hay tra cứu tên của từng loại động vật và phân loại nhóm động vật cùng tên khoa học và tên la tinh để hỗ trợ cho việc tra cứu khi học tập và tìm hiểu thuận tiện hơn.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here