Cơ sở giải phẫu của lão hóa da mặt và kỹ thuật trẻ hóa da mặt

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tác giả: Jose Maria Serra-Renom

Biên dịch: Thạc sĩ – Bác sĩ Đinh Công Phúc

nhathuocngocanh.com – Bài viết Cơ sở giải phẫu của lão hóa da mặt và kỹ thuật trẻ hóa da mặt được trích từ chương 2 sách Kỹ thuật ghép mỡ ở vùng mặt. Căng da mặt đường mổ nhỏ.

Như chúng tôi đã nói trong chương trước, rất khó để trình bày một lý thuyết bao gồm tất cả những thay đổi xảy ra trong vùng mặt lão hóa. Các cơ chế khác nhau gây ra những thay đổi trong mỗi mặt phẳng mô vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu giải phẫu và Xquang đã cho thấy rằng đó là một vấn đề liên quan đến các yếu tố trọng lực, sự biến dạng của cấu trúc nâng đỡ, thay đổi khối lượng do xương bị thoái triển, và đặc biệt là teo và phân phối lại mô mềm. Ngoài các yếu tố này ra, còn có sự kết hợp của các yếu tố di truyền khác và thay đổi sinh hóa, có nghĩa là mà không phải ai cũng già đi theo một cách giống như nhau. Tóm tắt sau đây liệt kê những thay đổi quan trọng nhất xảy ra trong khuôn mặt lão hóa.

Da

Da có lẽ là bề mặt tiếp xúc nhiều nhất với thay đổi do lão hóa. Nó dễ bị tổn thương lâu dài và thường xuyên từ các gốc tự do có nguồn gốc vì tiếp xúc với ánh sáng mặt trời [1, 2] và từ các yếu tố môi trường khác như hút thuốc, dinh dưỡng, và ô nhiễm môi trường[3]. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi thể tích xảy ra trong các bề mặt sâu, cả trong mô mềm và xương.Ngoài những yếu tố bên ngoài, tự da cũng thay đổi về cấu trúc và chức năng trong thứ cấp của nó mà nguyên nhân là một loạt các yếu tố nội tại được kích hoạt theo thời gian: sự lão hóa của các tế bào miễn dịch trong lớp da, thay đổi nội tiết tố và các yếu tố di truyền, trong số những người khác [4].

Mô mềm

Khoang mỡ

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu khác nhau về giải phẫu [12] và CT [13] có cho thấy các mô dưới da ở vùng mặt được chia thành các đơn vị hoặc khoang khác nhau, chúng liên kết với nhau bằng các màng tổ chức liên kết, các màng này bị các mạch máu xuyên đâm ra da để cấp máu cho da. Có các kho-ang mỡ khác nhau nằm trong các mặt phẳng nông, Nằm bên cạnh các cơ của biểu hiện nét mặt, và trong lớp sâu nhất là tìm thấy trực tiếp liên quan đên toàn bộ xương mặt.

Các khoang mỡ nông là mỡ ở mũi (nasolabial fat: NLF), mỡ má trong nông (superficial medial cheek:SMC), má giữa, má thái dương ngoài và túi mỡ ổ mắt (infraorbital fat pad:IOF). Các khoang mỡ sâu như mỡ má trong sâu (deep medial cheek: DMC) nằm sâu hơn và trong hơn so với NLF và mỡ má sâu ngoài (deep lateral cheek DLC). Mỡ dưới cơ vòng mi mắt (sub-orbicularis oculi SOOF), trong đó cũng có một thành phần ở phía trong và phía ngoài, nằm sâu trong cơ vòng mi của mí mắt dưới. Phần mở rộng của túi mỡ miệng thì nằm ngay bên ngoài cạnh DLC.

Các khoang mỡ sâu nằm riêng so với khoang mỡ nông. Mặc dù vẫn chưa biết tại sao, có lẽ sự khác biệt đó xảy ra trong chuyển hóa mỡ và hình hình khoang mỡ ở mỗi vùng có thể gây ra mất khối lượng ở các mức độ khác nhau trong các khoang mỡ khác nhau, dẫn đến thay đổi đường viền ở vùng mặt [14].

Kết quả của những ng-hiên cứu này đã cách mạng hóa khái niệm trẻ hóa khuôn mặt, hướng đến nhu cầu phân bố và định vị lại tổ chức mô mà còn để cung cấp khối lượng trong các vùng đầu tiên bị ảnh hưởng do teo các tổ chức trong các kho-ang này: Vùng quanh ổ mắt, vùng má, tiếp theo là vùng má ngoài, vùng má sâu, và vùng thái dương ngoài. Trong thực tế, một bản đồ từng vùng có thể tạo ra bỡi các khu vực bị ảnh hưởng sớm nhất.

Dây chằng

Mô tả ban đầu bởi Furnas [15], dây chằng ở vùng mặt là các sợi xơ dày đặc liên kết giữa da với xương và cơ với xương giúp nâng đỡ và cố định các tổ chức khác nhau ở vùng mặt, kết nối lớp da và các mô mềm với màng xương của khung xương mặt hoặc cân cơ sâu.

Ba loại hình thái của dây chằng đã mô tả. Đầu tiên là những loại được cho là dây chằng thực sự như: dây chằng gò má, cơ nhai và hàm.Thứ hai bao gồm các vách ngăn trên và dưới của vùng thái dương và thứ ba là các kết dính trên vùng mặt: kết dính vùng thái dương và dày lên ở vùng ổ mắt ngoài (Hình 2.1) [16].

Trên thực tế, dây chằng giữ là cơ sở cho một trong những những lý thuyết phổ biến nhất về lão hóa khuôn mặt trong những năm gần đây thuyết trọng lực, dựa trên thực tế là các dây chằng này bị kéo dài ra và mất khả năng cung cấp sự nâng đỡ và theo thời gian sẽ gây nên chảy xệ trong các mô mềm của khuôn mặt.

Mặc dù có vẻ như hầu hết các cơ biểu lộ cảm xúc ở mặt cho thấy những thay đổi có liên quan với việc thay đổi theo thời gian, chúng đóng một vai trò quan trọng trong các mặt phẳng khác như là: khoang mỡ và dây chằng giữ thông qua sự chuyển động lặp đi lặp lại theo thời gian. Ngược lại, các dây chằng cơ -xương như cơ nhai và cơ thái dương đã được báo cáo là thoái triển khá nhiều khoảng 50% [17, 18].

Đối với vòng mi và cơ bám da cổ, đó là những cơ rất mỏng và có diện bao phủ rộng, mất sự đàn hồi của cơ có thể tạo ra sự lỏng lẻo dư thừa và chùng da.

Cho đến nay, không có nghiên cứu nào phân tích cụ thể các tác động lão hóa trên các cơ ở vùng mặt.

Hình 2.1 Dây chằng giữ ở mặt (Men-delson và Wong [25]).
Hình 2.1 Dây chằng giữ ở mặt (Men-delson và Wong [25]).

Xương mặt

Thay đổi cấu trúc khung xương mặt có tác động lớn đến sự lão hóa khuôn mặt. Những thay đổi này không chỉ liên quan đến sự mất chọn lọc độ nhô của từng vùng cụ thể mà còn giảm một mức độ sửa chữa từ việc thiếu cấu trúc nâng đỡ của các mô mềm.

Các vùng dễ bị teo dần đi nhất là bờ ổ mắt, bờ xương hàm trên, đỉnh xương mũi, vùng nhô ra của hàm dưới và hàm trên (Hình 2.2).

Ổ mắt: Đỉnh ổ mắt lớn dần và rộng ra

Trong khi các phần ở giữa của bờ trên và bờ dưới ổ mắt thì ổn định hơn, phần dưới ngoài của ổ mắt là phần đầu tiên cho thấy xu hướng thoái hóa dần. Xu hướng này cũng có thể quan sát thấy ở phần đỉnh vòm của bờ ổ mắt, mặc dù gặp ở người lớn tuổi hơn [19, 20]

Hình 2.2 Thay đổi trong khung xương mặt do lão hóa. Mũi tên chỉ các vùng dễ bị thoái hóa do lão hóa (Mendelson và Vương [25])
Hình 2.2 Thay đổi trong khung xương mặt do lão hóa. Mũi tên chỉ các vùng dễ bị thoái hóa do lão hóa (Mendelson và Vương [25])

Vùng giữa mặt: Dịch chuyển sau và mất độ nhô của xương hàm trên và giảm độ nhô ra của xương tháp mũi

Các nghiên cứu của Men-delson và Pessa đã xác định được một ý nghĩa tái hấp thu xương với sự mất độ nhô của xương hàm trên, cùng với việc giảm góc hàm khoảng 10° ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Vùng xương gò má thì có vẻ ổn định hơn xương hàm về sự tái hấp thu [21-23].

Những thay đổi đó cũng quan sát thấy ở vùng quanh mũi. Trong khu vực này có sự mở rộng của đỉnh xương mũi, với sự tiêu mất xương dần, đặc biệt là ở phần dưới [22].

Mặt dưới: Giảm chiều dài và chiều rộng của xương hàm và tăng góc xương hàm dưới

Trái với tuyên bố trước đó, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra có sự giảm chiều dài và chiều cao của xương hàm, mặc dù không có bằng chứng thay đổi về chiều rộng của xương hàm.

Góc dưới cũng tăng đáng kể ở cả hai giới với độ tuổi ngày càng tăng dần [24].

Tài liệu tham khảo

  1. Fisher GJ, Voorhees JJ. Mo-lecular mechanisms of reti-noid actions in skin. FASEB J. 1996;10:1002–13.
  2. Garmyn M, Yaar M, Boileau N, Backendorf C, Gilchrest BA. Effect of aging and habitual sun exposure on the genetic re-sponse of cultured human ke-ratinocytes to solar-simulated irradiation. J Invest Dermatol. 1992;99:743–8.
  3. Rexbye H, Petersen I, Johans-ens M, Klitkou L, Jeune B, Chris-tensen K. Influence of environ-mental factors on facial ageing. Age Ageing. 2006;35:110–5.
  4. Farage MA, Miller KW, El-sner P, Maibach HI. Intrinsic and extrinsic factors in skin age-ing: a review. Int J Cosmet Sci. 2008;30:87–95.
  5. Lavker RM, Zheng P, Dong G. Aged skin: a study by light, transmission electron, and scanning electron microscopy. J Invest Dermatol. 1987;88:44s–51.
  6. Montagna W, Carlisle K. Structural changes in aging hu-man skin. J Invest Dermatol. 1979;73:47–53.
  7. Carrino DA, Onnerfjord P, Sandy JD, Cs-Szabo G, Scott PG, Sorrell JM, et al. Age-related changes in the proteoglycans of human skin. Specific cleavage of decorin to yield a major catabol-ic fragment in adult skin. J Biol Chem. 2003;278:17566–72.
  8. Reenstra WR, Yaar M, Gilchrest BA. Effect of donor age on epidermal growth factor processing in man. Exp Cell Res. 1993;209:118–22.
  9. Varani J, Dame MK, Rittie L, Cs-Szabo G, Scott PG, Sorrell JM, et al. Decreased collagen pro-duction in chronologically aged skin: roles of age-dependent alteration in fibroblast func-tion and defective mechani-cal stimulation. Am J Pathol. 2006;168:1861–8.
  10. West MD, Pereira-Smith OM, Smith JR. Replicative senes-cence of human skin fibroblasts correlates with a loss of regula-tion and overexpression of col-lagenase activity. Exp Cell Res. 1989;184:138–47.
  11. Mine S, Fortunel NO, Pa-geon H, Asselineau D. Aging al-ters functionally human dermal papillary fi broblasts but not re-ticular fibroblasts: a new view of skin morphogenesis and ag-ing. PLoS One. 2008;3:e4066.
  12. Rohrich RJ, Pessa JE. The fat compartments of the face: anat-omy and clinical implications for cosmetic surgery. Plast Re-constr Surg. 2007;119:2219
  13. Gierloff M, Stöhring C, Bud-er T, Wiltfang J. The subcuta-neous fat compartments in relation to aesthetically import-ant facial folds and rhytides. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2012;65:1292–7.
  14. Wan D, Amirlak B, Giessler P, Rasko Y, Rohrich RJ, Yuan C, Lysikowski J. The differing ad-ipocyte morphologies of deep versus superficial midfacial fat compartments: a cadaver-ic study. Plast Reconstr Surg. 2014;133:615e–22.
  15. Furnas DW. The retaining ligaments of the cheek. Plast Reconstr Surg. 1989;83:11–6.
  16. Mendelson BC, Jacobson SR. Surgical anatomy of the mid-cheek: facial layers, spaces, and the midcheek segments. Clin Plast Surg. 2008;35:395–404.
  17. Le Louarn C, Buthiau D, Buis J. Structural aging: the facial re-curve Concept. Aesthetic Plast Surg. 2007;31:213–8.
  18. Le Louarn C. Muscular ag-ing and its involvement in facial aging: the Face Recurve con-cept. Ann Dermatol Venereol. 2009;136 Suppl 4:S67–72.
  19. Pessa JE, Chen Y. Curve analysis of the aging orbital aperture. Plast Reconstr Surg. 2002;109:751–5.
  20. Kahn DM, Shaw Jr RB. Ag-ing of the bony orbit: a three- dimensional computed tomo-graphic study. Aesthet Surg J. 2008;28:258–64.
  21. Pessa JE. An algorithm of facial aging: verification of Lambros’s theory by three-di-mensional stereolithography, with reference to the pathogen-esis of midfacial aging, scleral show, and the lateral suborbital trough deformity. Plast Recon-str Surg. 2000;106:479–88.
  22. Shaw Jr RB, Kahn DM. Aging of the midface bony elements: a three-dimensional computed tomographic study. Plast Re-constr Surg. 2007;119:675–81.
  23. Mendelson BC, Hartley W, Scott M, McNab A, Granzow JW. Agerelated changes of the orbit and midcheek and the implications for facial rejuve-nation. Aesthetic Plast Surg. 2007;31:419–23.
  24. Shaw Jr RB, Katzel EB, Koltz PF, Kahn DM, Girotto JA, Lang-stein HN. Aging of the man-dible and its aesthetic impli-cations. Plast Reconstr Surg. 2010;125:33.
  25. Mendelson B, Wong CH. Anatomy of the aging face. In: Neligan PC, editor. Plastic sur-gery. 3rd ed. London: Elsevier; 2013. p. 78–92.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here