Các chỉ số cơ bản trên siêu âm trong cấp cứu và hồi sức

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Các chỉ số cơ bản trên siêu âm trong cấp cứu và hồi sức

Đánh giá tim trái

2D/ trục dọc cạnh ức

Kích thước thất trái

Chỉ số Bình thường
LVd (TT tâm trương) 37 – 56 mm
LVs (TT tâm thu) 27 – 37 mm
IVSd (VLT tâm trương) 6 – 11 mm
IVSs (VLT tâm thu) 9 – 15 mm
PWd (Thành sau thất trái TTr) 6 – 11 mm
PWs (Thành sau thất trái TT) 12 – 18 mm

Kích thước nhĩ trái

Chỉ số Bình thường
LA (Nhĩ trái tâm thu) 20 tuổi 25 – 45 mm
LA (Nhĩ trái tâm thu) 80 tuổi 30 – 45 mm

Kích thước động mạch chủ

Chỉ số Bình thường
Ao (gốc ĐMC) nam < 42 mm
Ao (gốc ĐMC) nữ < 35 mm
OS (mở van Sigma) 19 mm

Chức năng thất trái

EF (phân suất tống máu)%
≥ 55% bình thường
45 – 54% : giảm nhẹ
30 – 44% : giảm vừa
< 30% : giảm nặng

Cách đo EF: 2D/TM trục – ngang cạnh ức TEICHOLZ

2D/4CH/2CH : Simpson (khi có rối loạn vận động vùng) : đo diện tích tâm trương EDV và diện tích tâm thu ESV, Bắt đầu ở chân van 2 lá và kết thúc ở chân van 2 lá bên đối diện.

MAPSE
≥ 10 mm : bình thường
< 10 mmEF< 50%
< 6 mmEF< 30%

Cách đo MAPSE: 2D/TM : 4 buồng ở mỏm. TM đi qua chân van 2 lá bên trái.

Rối loạn vận động vùng (xem hình)
RCA: động mạch vành phải
LAD: nhánh liên thất trước
Cx: nhánh mũ

Đánh giá tim phải

Thất phải

Kích thước thất phải

Chỉ số Bình thường
Đường kính thất phải
Mặt cắt 4 buồng ở mỏm(vùng có kích thước thất phải lớn nhất)
RVD1 < 42mm(ĐKTP vùng đáy)
RVD2 < 35 mm (ĐKTP vùng giữa)
RVD3 < 86mm (ĐK dọc TP)
Đường ra thất phải
Cạnh ức trục dọc hoặc ngang qua van ĐMC
RVOT – Prox: 17 – 27 mm
Bề dày thành tự do thất phải
Dưới mũi ức: mặt cắt vuông góc với thành tự do, đỉnh sóng R trên ECG
< 5 mm
> 5 mm => phì đại thất phải

Chức năng thất phải

Phân suất diện tích thất phải (FAC) Hay RVEF
4 buồng ở mỏm (Simpson)
> 35%
FAC = 100% (DTTTTP – DT TTr)/ DTTT
TAPSE Biên độ vận động của vòng van 3 lá
4 buồng ở mỏm, đặt Cursor TM ở vị trí vòng van 3 lá(chân van)
> 16mm
Vận tốc sóng S’
4 buồng ở mỏm, đặt cửa sổ Doppler xung ở vị trí vòng van 3 lá(chân van). S’ là đỉnh cao nhất.
> 10 cm/s

Nhĩ phải

Diện tích nhĩ phải

4 buồng ở mỏm, cuối thì tâm thu(kích thước lớn nhất nhĩ phải)

Bình thường: < 18 cm2

Áp lực nhĩ phải (RAP)

Đánh giá IVC : vị trí cách chỗ nối nhĩ phải với TMCD 0,5 – 3 cm

Xẹp(%) = 100x(dIVCmax – dIVCmin)/dIVCmax

Ước tính RAP hoặc CVP

dIVC (cm) Xẹp (%) RAP (mmHg)
< 1,5 > 50% 0-5
1,5-2,5 > 50% 5-10
1,5-2,5 < 50% 10-15
> 2,5 < 50% 15-20
VC và TM gan giãn Không đổi >20

Đánh giá bù dịch

dIVC (cm) Xẹp (%) RAP (mmHg)
≤ 2,1 > 50% 3
> 2,1 < 50% 15
Còn lại 8

Áp lực động mạch phổi

Áp lực ĐM phổi tâm thu PAPs
PAPs(mmHg) = 4Vmax2 + RAP
= Max PG + RAP
Cách đo: 4 buồng ở mỏm hoặc mũi ức :doppler liên tục, đo Vmax ở phổ âm(dòng hở van 3 lá) ta được Max PG (mmHg)
Nhẹ: 36 – 49 mmHg
Vừa: 50 – 69 mmHg
Nặng: ≥ 70 mmHg

Hẹp van 2 lá

2D trục dài cạnh ức: Lá trước mở dạng gập gối

Van và tổ chức dưới van dày, vôi hóa, di động giảm, dây chằng co ngắn

Nhĩ trái giãn (LA) > 45mm(bình thường(LA): 25 – 45 mm), có thể có huyết khối, rung nhĩ

TM/2D: 2 lá van chuyển động song song cùng chiều

Bình thường: chuyển động ngược chiều chữ M trên và W dưới

Khoảng cách giữa lá trước(cạnh VLT) và lá sau(thành sau thất trái) giảm, lá trước dạng cao nguyên, dốc tâm trương EF giảm

2D trục ngắn cạnh ức:

Diện tích mở van 2 lá tối đa thì tâm trương giảm (MVO)

MVA/2D: (cách đo: cardio -> valve area -> + vẽ -> enter)

Cách 2 đo PHT (hay P1/2 t hay thời gian nữa áp lực)(ms): mặt cắt 4 buồng, hướng cùng chiều với dòng chảy van 2 lá, sử dụng doppler liên tục ở ngay dưới van 2 lá.

Từ đỉnh sóng E đến cuối sóng E (nữa vận tốc tối đa)

MVA (diện tích van 2 lá)(cm2) = 220/PHT

Mức độ Diện tích cm2
Bình thường 4-6
Nhẹ > 1,5 – 2
Vừa 1 – 1,5
Nặng < 1 (0,9 rất khít)

Đo chênh áp trung bình (MPG mmHg) Ở mặt cắt 4 buồng => chọn Doppler màu => (Thấy màu khảm Aliasing trong thất trái trong thì tâm trương) =>chọn Doppler liên tục ở dưới van 2 lá.

Cardio -> D.trace 1 -> phổ hết phần dương

Thu được: dPG (chênh áp tối đa), MPG chênh áp trung bình

Mức độ MPG (mmHg)
Nhẹ <5
Vừa 5-10
Nặng >10

Hậu quả: giãn nở nhĩ trái, giãm khả năng co bóp, nguy cơ rung nhĩ, nguy cơ hình thành huyết khối, -> tăng áp phổi(PAPs ≥ 36 mmHg), ->tăng áp thất phải.

THÁI ĐỘ ĐIỀU TRỊ Hẹp khít: nong van hoặc phẫu thuật

Hẹp nhẹ, vừa: theo dõi và nội khoa

Chỉ định nong van 2 lá:

Diện tích van: < 1,5 cm2

Có triệu chứng cơ năng

Wikins < = 8đ

Chống chỉ định:

Hở 2 lá, hở chủ > 2

Huyết khối trong buồng tim

Hở van 2 lá

Đầu dò ở mặt cắt 4 buồng ở mỏm

Doppler xung/ liên tục: đặt vòng tròn dưới van 2 lá => có phổ âm

Doppler màu: luồng máu phụt ngược (trong nhĩ trái) từ thất trái đổ lên nhĩ trái trong thì tâm thu(Aliasing)

Đo diện tích trong nhĩ trái =>đánh giá mức độ hở

Cách đo: Cardio -> valve are => + vẽ => enter

Mức độ Diện tích cm2 Lan rộng Doppler Màu (cm) Vị trí Doppler xung
Nhẹ(1/4) < 4 < 1,5 Ngay sau van
Vừa(2/4) 4 – 8 1,5 – 3 Giữa nhĩ trái
Nặng(3/4) > 8 3 – 4,5 Giữa nhĩ trái
Rất nặng(4/4) > 4,5 Đáy nhĩ trái

Cơ chế hở van

Type I: vận động lá van bình thường ( Dãn vòng van, Rách lá van)

Type II: Sa lá van (do bệnh lý ở cột cơ, dây chằng : đứt dây chằng, giãn dây chằng, đứt cột cơ, giãn cột cơ)

Type III: Vận động lá van hạn chế ( Lá van dày, xơ , vôi hóa – bệnh van tim hậu thấp…)

Phân biệt hở van hai lá cấp và mạn tính:

Hở hai lá nặng đột ngột: bệnh nhân có tim trước đó bình thường hoặc gần như bình thường: nhĩ trái tương đối nhỏ, áp lực cao ảnh hưởng lên động mạch phổi và vách thất phải trở nên dày

Hở hai lá mạn tính : nhĩ trái có đủ thời gian để ” hấp thu” áp lực từ thất trái, do đó nhĩ trái giãn, áp lực động mạch phổi không tăng, không làm dày thất phải.

Hậu quả:

  • Suy tim
  • Rung nhĩ
  • Tăng áp động mạch phổi

Đường kính thất trái cuối tâm thu IDS ≥ 40mm

Và EF ≥ 60% => Chỉ định phẫu thuật sữa van 2 lá

Hẹp van 3 lá

Hầu như không có

Hở van 3 lá

Mặt cắt 4 buồng

Doppler màu: (đo diện tích dòng phụt ngược)

Doppler xung: (xác định vị trí tính từ vòng van): khoảng cách tối đa dòng phụt

Độ Diện tính dòng phụt (cm2) Khoảng cách tối đa dòng phụt (cm)
1 < 2 < 1,5
2 2 – 4 1,5 – 3
3 4 – 10 3 – 4,5
4 > 10 > 4,5

Doppler liên tục: đo Vmax ở phổ âm(dòng hở van 3 lá) ta được Max PG (mmHg)

Để ước tính PAPs = Max PG + RAP

Áp lực nhĩ phải RAP: dựa vào dIVC và %dIVC (xem phần đánh giá tim phải)

Hẹp van động mạch chủ

Trục dọc cạnh ức

Van dày, mở kém, có dạng hình vòm trong thì tâm thu

  • Biên độ mở van giảm < 15mm
  • Trong lòng van có nhiều âm dội bất thường: vạch ngang sáng đi song song

Trục ngắn qua gốc các mạch máu lớn

  • Van dày, cứng, mở kém
  • Có thể do trực tiếp diện tích lỗ van (AVA)

Dấu hiệu khác

Phì đại thành sau thất trái và vách liên thất (>15 mm)

Giãn ĐMC lên sau hẹp

DOPPLER

  • Doppler màu: Tăng tốc độ (khảm màu Aliasing) trong thì tâm thu qua van ĐMC bị hẹp
  • Doppler liên tục: dạng 1 pha: dạng ngón tay đi găng
    • Khẳng định dòng tăng tốc tâm thu
    • Đánh giá vận tốc và chênh áp TT-ĐMC
  • Pha âm nếu đặt đầu dò ở mỏm hoặc ở mũi ức
  • Pha dương nếu đặt đầu dò ở cạnh ức phải hoặc trên hõm ức
Tiêu chuẩn Bình thường Hẹp nhẹ Hẹp vừa Hẹp nặng
Diện tích van(AVA) cm2 3-5 1,5 – 2,0 1 – 1,5 ≤ 1,0
Vmax(m/s) 1 2,0 – 2,9 3,0 – 3,9 ≥ 4,0
Max PG(mmHg) Chênh áp tối đa 4 16 – 35 36 – 63 ≥ 64
Mean PG Chênh áp trung bình < 20 20 – 39 ≥ 40

Hở van động mạch chủ

  • Trục dọc cạnh ức: thất trái giãn, dòng phụt ngược thì tâm trương
  • Trục ngang cạnh ức: Van có 3 mãnh, dầy, không khép kín

3 buồng từ mỏm: Doppler liên tục đánh giá thời gian nữa áp của dòng hở van

Độ Tiêu chuẩn
1 (nhẹ)
  • Độ rộng dòng phụt ở gốc < 8 mm
  • EDDE < 0,1 m/s
  • PHT = 470 ± 100
  • Dòng phụt nằm ngay dưới van sigma
2 (vừa)
  • Độ rộng dòng phụt ở gốc = 8 – 11 mm
  • EDDE: 0,1 – 0,2 m/s
  • PHT = 370 ± 70
  • Dòng phụt không vựa quá giữa van 2 lá
3 (nặng)
  • Độ rộng dòng phụt ở gốc = 12 – 16 mm
  • EDDE: 0,2 – 0,3 m/s
  • PHT = 250 ±80
  • Dòng phụt tới vùng dưới cơ trụ
4 (rất nặng)
  • Độ rộng dòng phụt ở gốc > 16 mm
  • EDDE: > 0,3 m/s
  • PHT = 140 ± 30
  • Dòng phụt tới mỏm tim

Hẹp van động mạch phổi

Mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái hoặc dưới sườn

Đo chênh áp tối đa qua đỉnh van ĐM phổi bằng Doppler liên tục

Cơ chế: Dòng máu tăng áp lực trong thời kỳ tâm thu => máu từ thất phải tống qua van ĐMP => qua chỗ hẹp van => gây tăng áp lực/ vận tốc dòng chảy. => Ghi nhận bằng Doppler liên tục.

Mức độ hẹp Max PG (mmHg)
Nhẹ < 40
Vừa 40-80
Nặng(khít) >80

Hở van động mạch phổi

  • Mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái hoặc dưới sườn
  • Dòng phụt ngược trong thời kỳ tâm trương ở thất phải
  • Đa số người bình thường có dòng phụt nhỏ, chỉ đáng kể khi phụt sâu vào thất phải 1 – 2 cm và kéo dài > 75% thời kỳ tâm trương
  • Nếu giảm tốc độ dòng hở => gợi ý tăng áp phổi gây ra hở van ĐMP

Phình ĐMC bụng/ngực

Phình ĐMC bụng?

  • ĐM chủ bụng > 3 cm
  • Dấu hiệu Flap lấp phát trong phình bốc tách

Bình thường đường kính: 22 – 26 mm(ngang đốt sống D12), 13 – 17mm (ngang đốt sống L4) # 25mm ở vùng sau gan, # 18 ở vùng xuất phát ĐM mạc treo tràng trên, #13 ở chạc ba. Không bao giờ > 30mm=> phình

Phình ĐMC ngực ?(cạnh ức trục dài)

  • Gốc động mạch chủ > 3,8 cm
  • Flap: lấp phất? vỡ phình động mạch
  • Động mạch chủ ngực > 5 cm

Huyết khối TM sâu

Nâng cao đầu giường 45 độ

Cách đo: dùng đầu dò đè tĩnh mạch không xẹp hoàn toàn

  • TM đùi(bẹn, háng)
  • TM kheo(co gối, xoay ngoài)
  • Tương tự với tay

Siêu âm phổi

  • Bình thường = A-line(2D) + Trượt màng phổi(đuôi sao chổi)(2D) + Dấu hiệu bờ biển(TM/2D)
  • Lưu ý: mất A & B line khi PEEP>5 cmH2O
  • Tràn khí màng phổi = A line + Mất dấu trượt MP(tạo ra dấu hiệu mã vạch Barcode)
  • Phù phổi: khoảng cách các B-line =7mm
  • Tràn dịch phế nang: ARDS: khoảng cách các B-line = 3mm
  • Tràn dịch màng phổi: DH hình sin(TM) + B-line bên dưới

Chỉ số kích thước tạng

Tuyến giáp: đường kính trước sau: < 2 cm.

Nếu > 2 cm => tăng kích thước

Túi mật: dọc 8 – 12cm, ngang 3,5cm, thành < 4mm

Thận:

Chiều dài thận(cm): 10,5 – 12,1(nam), 9,8 – 11,8(nữ), (<6 cm=> suy thận GĐ cuối).

Chiều ngang: 16 – 30cm2

Lách: to > 12cm

Bàng quang: khi căng, thành: 4 – 6 mm

Tiền liệt tuyến:

Người trẻ #< 20cm320g

V(cm3=ml) = chiều cao x rộng x dày/ 2

(2 chỉ số ở mặt cắt dọc, 1 chỉ số ngang ở mặt cắt ngang)

30 tuổi# 25ml, nếu # 33ml => phì đại TLT

Động mạch chủ bụng(đường kính):

22 – 26 mm(ngang đốt sống D12)

13 – 17mm (ngang đốt sống L4)

# 25mm ở vùng sau gan

# 18 ở vùng xuất phát ĐM mạc treo tràng trên

#13 ở chạc ba

Không bao giờ > 30mm=> phình

Khảo sát thai

GS: kích thước túi ối hay phôi(đo ở vị trí to nhất hoặc đo 3 chiều/3 lấy giá trị trung bình)

CRL: chiều dài đầu mông, CRL ≥2 sẽ thấy tim thai (đo từ đầu đến đỉnh xương cùng, dùng trong 3 tháng đầu)

BPD: đường kính lưỡng đỉnh(ngang sọ qua 2 đỉnh thấy đồi thị và não thất 3 đối xứng, 1 điểm ở trên bờ ngoài nền sọ, 1 điểm ở dưới bờ trong nền sọ, dùng trong 3 tháng giữa) nếu BPD/TTD >2 => não úng thủy.

HC: chu vi đầu(bảng ngoài sọ)

AC: chu vi bụng(bờ ngoài, tròn, ngang qua thân, thấy gan, dạ dày, cột sống)

APTD: đường kính trước sau thân(trên AC đo từ trước ra sau)

TTD: đường kính ngang thân(vuông góc với APTD)

FL: chiều dài xương đùi(chỗ đã calci hóa, bình thường FL= chiều dài bàn chân)

HR: nhịp tim thai(TM hoặc Doppler: bt: 120 – 160l/p)

FW: trọng lượng thai

eFast

RUQ Hông phải

Có dịch ở rãnh gan thận (khoang Morison) ?

Chấn thương Gan(P), Thận (P) ?

Dịch màng phổi (P) ?

LUQ Hông trái

Có dịch ở rãnh lách thận ?

Chấn thương Lách, Thận (T) ?

Dịch màng phổi (T) ?

SUBCOSTAL Dưới sườn

Có tràn dịch màng tim?

Có tổn thương gan trái

PELVIS Chậu

Dịch ở túi cùng Douglas ?

Chấn thương bàng quang ?

LUNG Phổi

Có tràn khí màng phổi ?

RUSH

RUSH(siêu âm nhanh trong shock)

BƠM(Pump)

(Mặt cắt: cạnh ức trái, mỏm, dưới sườn)

  1. Có tràn dịch màng tim không (chèn ép tim)?
    • DH chèn ép tim = Xẹp tâm trương RV +/- RA
  2. Phân biệt với TDMP bằng vị trí ĐMC(TDMT thì ĐMC sa xuống)
    • Khả năng co bóp thất trái ?: EF, MAPSE, Giảm VĐ vùng
  3. Quá tải thất phải ?(bệnh phổi mạn tính cũng gây ra giãn nở, phì đại RV). Tăng kích thước RV,TAPSE,VLT:D shape,VĐ nghịch lý

Bể chứa (TanK)

  1. Có đủ dịch không ?: IVC(TM chủ dưới- đánh giá CVP cao hay thấp), JVC(TM cảnh trong, đầu giường cao 30 độ: to hay nhỏ)
  2. Rò rỉ dịch ? eFAST: dịch trong ổ bụng, màng phổi, phù phổi
  3. Chèn ép? Tràn khí máng phổi: DH mã vạch

Đường ống(Pipes)

=> Vở, cản trở(huyết khối)

  1. Phình ĐMC bụng?
    ĐM chủ bụng > 3 cm
  2. Phình ĐMC ngực ?(cạnh ức trục dài)
    Gốc động mạch chủ > 3,8 cm?
  3. Flap: lấp phất? vỡ phình động mạch
    Động mạch chủ ngực > 5 cm?
  4. Huyết khối tĩnh mạch sâu? .
    Nâng cao đầu giường 45 độ
    (đè tĩnh mạch không xẹp hoàn toàn)(tương tự với tay)
    TM đùi(bẹn, háng), TM kheo(co gối, xoay ngoài)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here