Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khiến người mắc phải luôn ở trong trạng thái đứng ngồi không yên. Hiện nay thay vì sử dụng thuốc Tây, khi mắc trĩ người ta có xu hướng tìm đến các bài thuốc dân gian để chữa trị, do cách chữa bệnh này an toàn, lành tính và có hiệu quả ngoài sự mong đợi. Hãy cùng nhathuocngocanh tìm hiểu thêm về các bài thuốc nam chữa bệnh trĩ qua bài viết dưới đây:
Tại sao nhiều người chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam?
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam hiện đang được đông đảo người bệnh tin dùng do những ưu điểm mà nó đem lại. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, chúng có tác dụng dược lý nhẹ và hoàn toàn lành tính, rất hiếm khi gặp phải tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh trĩ do đó chúng sử dụng được cho hầu hết các đối tượng, đặc biệt hữu dụng đối với các đối tượng không được phép hoặc hạn chế sử dụng thuốc tây như phụ nữ có thai, đang cho con bú, hoặc bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
Ngoài ra nguồn nguyên liệu này còn rất dồi dào và phong phú, cách thực hiện bài thuốc cũng rất đơn giản không tốn quá nhiều thời gian. Hơn nữa ngoài công dụng chữa trĩ, những bài thuốc này còn có thể các công dụng khác như thanh lọc cơ thể, thải độc, tăng đề kháng…
Tổng hợp 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả, dễ làm tại nhà
Chữa trị bằng củ nghệ vàng tươi
Trong củ nghệ vàng tìm thấy hoạt chất cucurmin, hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm, diệt nấm. Vậy nên người ta thường sử dụng nghệ vàng để làm giảm ngứa, viêm khu vực hậu môn, đồng thời nó còn có công dụng phục hồi tái tạo lại niêm mạc vùng tổn thương rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm có 1 củ nghệ vàng tươi, 1 quả sung và 2 bó rau diếp cá.
- Nghệ vàng được đem rửa và gọt sạch vỏ sau đó giã nát. Quả sung bổ đôi, rau diếp cá rửa sạch để ráo.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế xong vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước và đun đến khi sôi thì tắt bếp sau đó đợi nước nguội bớt. Sử dụng nước để ngâm và rửa hậu môn trong một thời gian nhất định sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị trĩ.
Lưu ý : Nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải, tránh quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến tác dụng của bài thuốc.
Dùng lá trầu không chữa trĩ
Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ tại nhà là bài thuốc dân gian có cách thực hiện đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại mang tới hiệu quả ngoài mong đợi. Người ta tìm được trong thành phần của lá trầu không một chất được gọi là betel-phenol, nó có công dụng làm giảm kích thước búi trĩ khi sử dụng thường xuyên và làm mềm thành mạch. Ngoài ra bài thuốc sử dụng lá trầu không còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm ngăn ngừa nấm ngứa và giúp cải thiện các vùng da bị tổn thương nhẹ.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không cần được rửa sạch, một lần có thể sử dụng từ 10-15 lá.
- Cho lá vào nồi và đun cùng với 1 đến 2 lít nước lọc, có thể cho vào nồi một chút muối tinh.
- Sau khi sôi, tắt bếp và đợi nước bớt nóng, nước này được sử dụng để xông và rửa hậu môn. Cần vệ sinh sạch hậu môn trước khi thực hiện xông, thực hiện khoảng 20 phút mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả của bài thuốc.
Lưu ý: Sau khi xông xong có thể sử dụng nước này để rửa hậu môn, sau đó nên lau khô hậu môn với khăn bông mềm.
Trị bệnh trĩ bằng cây Vông
Vông nem là cây thuộc họ Đậu, lá vông nem được biết đến là một vị thuốc có tính bình, vị đắng và hơi chát. Vị thuốc này có tác dụng giảm đau, khơi thông kinh lạc, an thần, sát trùng sát khuẩn… Do vậy khi sử dụng lá vông nem chữa trĩ, nó sẽ giúp phòng ngừa nhiễm trùng, khử khuẩn, đẩy nhanh quá trình hình thành da non, sinh cơ và giảm bớt tình trạng đau rát khó chịu cho bệnh nhân.
Cách thực hiện:
- Lá vông nem được rửa sạch và để ráo nước, mỗi lần sử dụng khoảng 2 đến 3 lá.
- Hơ nóng lá vông nem trên lửa sau đó đắp lên búi trĩ hoặc giã nát lá sau đó trộn với 1 ít giấm thanh, sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên búi trĩ từ 2 đến 3 tiếng.
- Khi thực hiện xong, rửa sạch hậu môn với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Lưu ý: Hiện tính hiệu quả và an toàn của bài thuốc chưa được nghiên cứu sâu, cần thận trọng theo dõi khi lựa chọn sử dụng.
Xem thêm
Lá vông chữa bệnh trĩ: Bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả!
Chữa bệnh trĩ bằng hạt quả gấc
Trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả, sử dụng hạt gấc chữa trĩ là phương pháp hiện còn được ít người biết đến và lựa chọn. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, thành phần của hạt gấc chứa một lượng đáng kể vitamin A, caroten, tanin, và rất nhiều chất khác. Những chất này có khả năng cầm máu, giảm đau ngứa và sưng viêm rất tốt, do đó dùng hạt gấc chữa trĩ giúp làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu ở hậu môn cho người bệnh. Người ta thường kết hợp hạt gấc với rượu trắng để đạt được hiệu quả diệt khuẩn tối ưu nhất.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm hạt gấc, rượu trắng và giấm.
- Loại bỏ phần thịt dính trên hạt gấc, rửa sạch để khô.
- Cho hạt gấc vào cối nghiền nát, sau đó thêm chút rượu và giấm vào trộn đều trong khoảng 5 phút hoặc cũng có thể ngâm hỗn hợp trong lọ thủy tinh để dùng dần.
- Sử dụng một miếng vải sạch, đổ hỗn hợp đã ngâm lên đó sau đó đắp lên hậu môn, có thể để như vậy qua đêm.
Lưu ý: Lựa chọn những hạt gấc của quả đã chín già, phơi khô và tách lấy phần bên trong để dùng làm thuốc. Trong thành phần của hạt gấc có một lượng nhỏ không đáng kể độc tố, tuy nhiên để an toàn, hãy ngừng sử dụng bài thuốc khi bắt gặp các biểu hiện cũng như tác dụng lạ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt là vị thuốc có công dụng sát khuẩn, giảm viêm tốt, do trong thành phần của nó có chứa piperin, flavonoid, vitamin C và nhiều dưỡng chất khác. Nhờ đó bài thuốc chữa trĩ từ lá lốt thường đem lại hiệu quả rất cao, nó có tác dụng giảm viêm nhiễm, đau rát hậu môn do búi trĩ, phục hồi niêm mạc bị tổn thương hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, cải thiện kích thước búi trĩ…
Cách thực hiện:
- Lá lốt được đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
- Đun sôi lá lốt với khoảng 2 lít nước lọc, sau khi sôi từ 5 đến 10 phút thì tắt bếp.
- Để nước nguội bớt sau đó dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút. Trước khi xông cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn.
Lưu ý: Không nên giã lá lốt đắp trực tiếp lên hậu môn, do nó có vị cay nóng có thể gây kích ứng hậu môn.
Chữa lành trĩ với nha đam
Trong nha đam chứa lượng lớn nước và khoáng chất có công dụng làm dịu niêm mạc tổn thương và hỗ trợ giảm các cơn đau do trĩ đem lại. Ngoài ra, nha đam còn hỗ trợ dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng các vết thương và hạn chế tổn thương niêm mạc hậu môn.
Cách thực hiện:
- Chọn một lá nha đam tươi chất lượng tốt, rửa sạch, gọt lấy phần gel trong suốt bên trong.
- Dùng phần gel nha đam lấy được thoa đều lên hậu môn, để trong vòng 10 – 15 phút cho gel khô bớt, sau đó mặc quần áo;
- Sử dụng đều đặn 2 lần một ngày để đạt hiệu quả. Ngoài ra cũng có thể thoa gel nha đam sau đi đại tiện, sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác đau rát, làm dịu hậu môn.
Dầu dừa chữa bệnh trĩ
Dầu dừa đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, làm dịu da niêm mạc và giảm sưng cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Đặc biệt dầu dừa có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón của người bệnh.
Cách thực hiện:
- Thoa dầu dừa trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ, để trong 5 – 10 phút cho dầu dừa thấm vào niêm mạc, sau đó mới mặc quần áo. Ngày thực hiện 2 đến 3 lần để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Nên sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc hữu cơ để điều trị bệnh trĩ.
Kinh nghiệm dân gian chữa trĩ bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có tính mát, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng. Trong trà xanh cũng có chứa vitamin D, tiền chất vitamin A, quercetin, flavonoid và tanin hỗ trợ làm giảm sưng, chống viêm, giảm đau rát và tăng nhanh quá trình làm lành niêm mạc hậu môn bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh tươi được rửa sạch, để cho ráo nước.
- Vò nhẹ lá trà xanh thả vào 2 lít nước đã đun sôi, sau đó đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Nước trà xanh được để nguội bớt sau đó dùng để xông ngâm hoặc rửa hậu môn.
Lưu ý: Ngoài ra uống nước trà xanh cũng đem lại hiệu quả rất tốt trong việc chống táo bón và hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ.
Một số lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ
Để sử dụng những cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ đạt được hiệu quả tốt nhất một số vấn đề sau cần lưu ý:
- Cây thuốc Nam phần lớn có tác dụng dược lý nhẹ, nên thường chỉ đủ khả năng điều trị đối với bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng, ở cấp độ nặng thì các bài thuốc này thường đạt hiệu quả điều trị không như mong muốn, cần kết hợp thêm các biện pháp can thiệp khác.
- Bài thuốc cần sử dụng kiên trì trong một khoảng thời gian dài để đạt được hiệu quả tùy theo khả năng dung nạp của từng người bệnh. Nên theo dõi hiệu quả điều trị và ngừng hoặc chuyển sang phương án điều trị khác khi cơ thể không đáp ứng với bài thuốc đang sử dụng.
- Khi cần kết hợp thuốc Nam và các loại thuốc khác, đặc biệt là với thuốc Tây cần có chỉ định của bác sĩ
- Lựa chọn các nguyên liệu đảm bảo yêu cầu chất lượng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của bài thuốc.
- Kết hợp sử dụng thuốc và điều chỉnh lối sống sao cho khoa học và hợp lý để tăng tác dụng của thuốc và tốc độ đẩy lùi bệnh trĩ.
Nguồn tham khảo:
An Evidence-Based Study on Medicinal Plants for Hemorrhoids in Medieval Persia, pubmed, truy cập ngày 3/6/2023.