Tổng quan Loạn sản chi cong (CAMPOMELIC DYSPLASIA)

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Biên dịch: BS. Vũ Tài

Bài viết Loạn sản chi cong (CAMPOMELIC DYSPLASIA) – tải pdf tại đây

Các điểm chính

Thuật ngữ

  • Campomelia = chi cong
  • Loạn dưỡng xương sụn (osteochondrodystrophy) hiếm gặp với tỷ lệ tử vong >50% nếu ở dạng đồng hợp tử

Hình ảnh

  • Cốt hóa bình thường, không gãy xương
  • Xương đùi, xương chày cong trước-ngoài (Anterolaterally). Xương mác thiểu sản
  • Xương vai thiểu sản là dấu hiệu đặc trưng
  • Rối loạn phát triển giới tính. Đảo ngược giới tính XY (nam thành nữ)
  • Ngực hình chuông, thường nhẹ
  • Thiểu sản vùng giữa mặt

Chẩn đoán phân biệt hàng đầu

  • Bệnh tạo xương bất toàn (osteogenesis imperfecta)
  • Loạn sản Kyphomelic
  • Loạn sản chi không cong (Acampomelic campomelic dysplasia)
  • Phức hợp xương đùi-xương mác-xương trụ (Femur-fibula-ulna complex)
  • Không có đoạn xa xương mác (Fibular hemimelia)

Bệnh học

Thiếu hụt một bản sao (Haploinsufficiency) của SOX9

  • Gen điều hòa chính trong quá trình biệt hóa sụn và phát triển tinh hoàn sớm
  • Sụn đường thở cũng bị ảnh hưởng
  • Nhuyễn khí-phế quản có thể nặng và ảnh hưởng xấu đến tình trạng hô hấp

Các vấn đề lâm sàng

  • Bệnh nhân có kiểu hình nữ chiếm ưu thế do đảo ngược giới tính XY. 3/4 bệnh nhân nam bị đảo ngược giới tính (có kiểu hình nữ) hoặc cơ quan sinh dục mơ hồ
  • Hầu hết chết < 1 tuổi do suy hô hấp
  • Đôi khi, có những người sống sót lâu hơn
  • Được coi là di truyền trội trên NST thường, ngẫu nhiên. Tái phát được cho là do khảm tuyến sinh dục
Hình ảnh thai nhi và trẻ sơ sinh mắc loạn sản chi cong (campomelic dysplasia-CD)
Hình ảnh thai nhi và trẻ sơ sinh mắc loạn sản chi cong (campomelic dysplasia-CD)

(Trái) Siêu âm mặt cắt dọc vào cuối quý 2 của một thai nhi mắc loạn sản chi cong (campomelic dysplasia-CD) cho thấy thiểu sản vùng giữa mặt với chóp mũi ngắn cũng như cằm nhỏ và cổ ngắn. Cốt hoá hộp sọ bình thường. Các dấu hiệu không đặc hiệu trong quý 1 thường bao gồm độ mờ da gáy dày. (Phải) Hình ảnh lâm sàng của cùng một đứa trẻ cho thấy mắt lồi nhẹ do hốc mắt nông, hai mắt xa nhau và miệng nhỏ. Ngoài ra, còn thấy rõ cổ ngắn và micromelia.

Siêu âm 3D ở mặt cắt vành cho thấy khuôn mặt của thai nhi bị CD và Trẻ sơ sinh bị CD có cơ quan sinh dục
Siêu âm 3D ở mặt cắt vành cho thấy khuôn mặt của thai nhi bị CD và Trẻ sơ sinh bị CD có cơ quan sinh dục

(Trái) Siêu âm 3D ở mặt cắt vành cho thấy khuôn mặt của thai nhi bị CD. Hai mắt xa nhau với vùng giữa mặt phẳng, mũi ngắn và miệng nhỏ với môi lồi ra. (Phải) Trẻ sơ sinh bị CD có cơ quan sinh dục dường như mơ hồ nhẹ. Mặc dù trẻ thường có vẻ bề ngoài là nữ và có tử cung khi siêu âm vùng chậu, nhưng NST đồ là 46,XY. 50-70% trẻ nam mắc CD có biểu hiện đảo ngược giới tính và có kiểu hình nữ.

Loạn sản chi cong (CAMPOMELIC DYSPLASIA)

Thuật ngữ

Định nghĩa

  • Campomelia = chi cong
  • Loạn dưỡng xương sụn (osteochondrodystrophy) hiếm gặp với tỷ lệ tử vong >50% nếu ở dạng đồng hợp tử
  • Đặc trưng bởi các chi cong và không gãy xương, vết lõm da, xương vai thiểu sản, đảo ngược giới tính ở bệnh nhân nam

Hình ảnh

Dấu hiệu trên siêu âm

  • Xương đùi, xương chày, xương mác gập góc nặng. Xương mác thường bị thiểu sản
  • Rối loạn phát triển giới tính (cơ quan sinh dục mơ hồ). Đảo ngược giới tính XY (nam thành nữ)
  • Xương vai thiểu sản
  • Không gãy xương
  • Ngực hình chuông, thường nhẹ
  • Thiểu sản vùng giữa mặt
  • Cằm nhỏ
  • Bàn chân khoèo
  • Trong quý 1, độ mờ da gáy dày hoặc nang bạch huyết thường gặp

Dấu hiệu trên phim X-quang sau sinh

  • Cốt hoá xương từ bình thường cho đến giảm nhẹ, không gãy xương
  • Xương đùi, xương chày cong trước-ngoài (Anterolaterally)
  • Gù vẹo cột sống ngực
  • Không/chậm cốt hóa cuống đốt sống ngực
  • Xương vai thiểu sản là dấu hiệu gần như luôn có
  • 11 cặp xương sườn, có thể bị biến dạng

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh tạo xương bất toàn (osteogenesis imperfecta)

  • Giảm khoáng hóa xương hộp sọ, xương dài
  • Gãy xương là đặc điểm nổi bật

Loan sån Kyphomelic

  • Xương vai bình thường
  • Chủ yếu ảnh hưởng đến xương đùi

Loạn sản chi không cong (Acampomelic campomelic dysplasia)

  • Chi không bị cong
  • Xương vai thiểu sản
  • Cũng do thiếu hụt một bản sao (haploinsufficiency) của SOX9

Phức hợp xương đùi-xương mác-xương trụ (Femur-fibula-ulna complex)

  • Bệnh lùn chi ngắn
  • Thiểu sản xương đùi và xương mác ở các mức độ khác nhau, bất thường chi trên

Không có đoạn xa xương mác (Fibular hemimelia)

Không có xương mác với khiếm khuyết ở xương đùi, xương chảy, xương bản chán

Bệnh học

Đặc điểm chung

  • Nguyên nhân
    • Thiếu hụt một bản sao (Haploinsufficiency) của gen liên quan đến SRY (SOX9)
      • SOX9: Yếu tố phiên mã
      • Vị trí: 17q24.3-q25.1
      • Gen điều hòa chính trong quá trình biệt hóa sụn và phát triển tinh hoàn sớm
    • Kiểu hình nhẹ hơn, sống sót dài hơn trong một số trường hợp
  • Di truyền học
    • Di truyền trội trên NST thường, ngẫu nhiên
    • Tái phát được cho là do khảm tuyến sinh dục
    • Các trường hợp hiếm gặp với các đặc điểm kiểu hình nhẹ ở bố mẹ có thể do khảm soma
  • Các bất thường liên quan
    • Sụn đường thở cũng bị ảnh hưởng
    • Nhuyễn khí-phế quản rất phổ biến và làm phức tạp thêm tình trạng hô hấp

Các vấn đề lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng

  • Các dấu hiệu/triệu chứng hay gặp nhất
    • Gập góc xương đùi, xương chày và xương mác đối xứng
    • Xương vai thiểu sản
    • Cơ quan sinh dục nữ hoặc cơ quan sinh dục m
  • Các dấu hiệu/triệu chứng khác. Vết lõm da, đặc biệt là vùng trước xương chày khi khám trẻ Na N

Dịch tễ học

  • Tỷ lệ giới tính NST 1:1
  • Kiểu hình nữ chiếm ưu thế do đảo ngược giới tính XY. 3/4 bệnh nhân nam bị đảo ngược giới tính (có kiểu hình nữ ) hoặc cơ quan sinh dục mơ hồ
  • 0,05-1,6 trên 10.000 ca sinh sống

Diễn tiến tự nhiên và Tiên lượng

  • Hầu hết chết < 1 tuổi do suy hô hấp
  • Đôi khi, có những người sống sót lâu hơn
  • Nhuyễn khí-phế quản có thể nặng

Điều trị

  • Không điều trị trước sinh
  • Sinh con tại cơ sở chăm sóc cấp ba
    • Nguy cơ suy hô hấp
    • Có chuyên môn về bệnh lý di truyền thai nhi, loạn sản xương
  • Phẫu thuật chỉnh hình các bất thường cơ xương khớp ở những người sống sót

Bảng kiểm chẩn đoán

Các vấn đề cần lưu ý

Gập góc các xương chi dưới kèm theo không có hoặc thiểu sản xương vai

Siêu âm mặt cắt dọc cho thấy lồng ngực hơi nhỏ ở thai nhi bị CD
Siêu âm mặt cắt dọc cho thấy lồng ngực hơi nhỏ ở thai nhi bị CD

(Trái) Siêu âm mặt cắt dọc cho thấy lồng ngực hơi nhỏ ở thai nhi bị CD trong quý 3. Lồng ngực thường không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như một số loạn sản xương khác. (Phải) Trẻ sơ sinh bị CD cho thấy một số đặc điểm của rối loạn. Xương vai thiểu sản 1 và chỉ có 11 xương sườn ở cả hai bên. Thiểu sản cuống đốt sống, đặc biệt ở cột sống ngực, khi so sánh với cột sống thắt lưng. Lồng ngực chỉ hơi nhỏ ở trẻ sơ sinh không cần phải đặt ống nội khí quản này.

Hình ảnh xương vai của thai nhi bị CD
Hình ảnh xương vai của thai nhi bị CD

(Trái) Hình ảnh xương vai của thai nhi bị CD (ảnh trên) với một thai nhi bình thường có cùng độ tuổi. Xương vai nên được đo ở mặt cắt dọc hoặc vành từ mỏm cùng vai đến đầu dưới thân xương. Trong CD, thường thấy gai vai và mỏm cùng vai và kích thước gần bình thường, nhưng phần thân bị thiểu sản. (Phải) Siêu âm 3D nhìn từ phía sau cho thấy thiểu sản xương vai hai bên, đây là dấu hiệu đặc trưng của CD.

Phim X-quang phía trước cho thấy ngực của một trẻ sơ sinh bị CD nặng hơn
Phim X-quang phía trước cho thấy ngực của một trẻ sơ sinh bị CD nặng hơn

(Trái) Phim X-quang phía trước cho thấy ngực của một trẻ sơ sinh bị CD nặng hơn, và phải đặt nội khí quản. Lưu ý, xương vai thiểu sản, 11 cặp xương sườn và ngực hình chuông . Trong CD, sự phát triển sụn đường thở bị ảnh hưởng. Nhuyễn khí- phế quản kèm theo các biến chứng hô hấp là phổ biến. (Phải) Phim X-quang của một trẻ sơ sinh bị CD nặng hơn cho thấy xương vai thiểu sản nghiêm trọng và các xương sườn bất thường. Khi nghi ngờ thai nhi mắc loạn sản xương, cần phải đánh giá xương vai.

Siêu âm thai nhi ở quý 3 cho thấy chi dưới cong về phía trước với gập góc nhọn
Siêu âm thai nhi ở quý 3 cho thấy chi dưới cong về phía trước với gập góc nhọn

(Trái) Siêu âm thai nhi ở quý 3 cho thấy chi dưới cong về phía trước với gập góc nhọn. Các dấu hiệu khác bao gồm bàn chân khoèo hai bên và xương vai thiểu sản. (Phải) Siêu âm 3D cho thấy gập góc giữa thân xương chày điển hình, thường ở hai bên và đối xứng. Trẻ sơ sinh thường có vết lõm sâu ở da trên lồi trước xương chày.

Xương chày bị gập góc nặng về phía trước được thấy ở trẻ sơ sinh bị CD
Xương chày bị gập góc nặng về phía trước được thấy ở trẻ sơ sinh bị CD

(Trái) Xương chày bị gập góc nặng về phía trước được thấy ở trẻ sơ sinh bị CD này. Có thể thấy tình trạng này trên siêu âm và là manh mối quan trọng giúp chẩn đoán trước sinh rối loạn này. Cả hai bàn chân đều bị khoèo, cũng là một dấu hiệu phổ biến. (Phải) Thấy một vết lõm da nổi bật và nằm trên vị trí xương chày gập góc có thể sờ thấy được. Đây là một dấu hiệu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh bị CD. Cả hai bàn chân đều bị khoèo

Phim X-quang của một trẻ sơ sinh gần đủ tháng bị CD cho thấy các dấu hiệu kinh điển, bao gồm xương đùi cong và xương chày gập góc
Phim X-quang của một trẻ sơ sinh gần đủ tháng bị CD cho thấy các dấu hiệu kinh điển, bao gồm xương đùi cong và xương chày gập góc

(Trái) Phim X-quang của một trẻ sơ sinh gần đủ tháng bị CD cho thấy các dấu hiệu kinh điển, bao gồm xương đùi cong và xương chày gập góc nghiêm trọng Xương mác thiểu sản . Xương chậu thiểu sản, và xương cánh chậu hướng thẳng đứng. (Phải) Phim X-quang AP chi dưới bên phải của trẻ sơ sinh mắc CD cho thấy xương chày cong về phía trước ít nghiêm trọng hơn với xương đùi chỉ bị ảnh hưởng tối thiểu. Hình ảnh siêu âm tương ứng cho thấy xương chày cong về phía trước mà không gập góc nhọn như thường thấy.

Loạn sản chi cong (22 tuần tuổi)
Loạn sản chi cong (22 tuần tuổi)

Hình 12.41 Loạn sản chi cong (22 tuần tuổi). Trong quý 2, chẩn đoán có thể cực kỳ khó khăn. (A) Cằm nhỏ nhẹ; (B) Mặt cắt bốn buồng. Thiểu sản ngực mức độ trung bình. Lưu ý, kích thước vùng ngực giảm và tim (H) bị dịch chuyển ra ngoài mép xương sườn, do lồng ngực nhỏ; (C) mặt cắt dọc giữa thân thai nhi xác nhận thiểu sản ngực mức độ trung bình. Lưu ý, vết lõm (đầu mũi tên) ở mức cơ hoành; (D) Xương đùi cong vừa phải (đầu mũi tên) và ngắn (< bách phân vị thứ 1); (E) khám nghiệm tử thi sau khi đình chỉ thai nghén. Lưu ý, đùi hơi cong do xương đùi cong và thiểu sản ngực vừa phải.

Tài liệu tham khảo

  1. Csukasi F et al: Dominant-negative SOX9 mutations in campomelic dysplasia. Hum Mutat. 40(12):2344-52, 2019
  2. Higeta D et al: Familial campomelic dysplasia due to maternal germinal mosaicism. Congenit Anom (Kyoto). 58(6):194-7, 2018
  3. Patel B et al: When standard genetic testing does not solve the mystery: a rare case of preimplantation genetic diagnosis for campomelic dysplasia in the setting of parental mosaicism. Fertil Steril. 110(4):732-6, 2018
  4. von Bohlen AE et al: A mutation creating an upstream initiation codon in the SOX9 5′ UTR causes acampomelic campomelic dysplasia. Mol Genet Genomic Med. 5(3):261-8, 2017
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here