Tác dụng của Glucocorticoid với cơ thể

cơ chế tác dụng của corticoid

1. Tác dụng trên chuyển hoá các chất

glucose" class="p2 ftwp-heading">Glucocorticoid (GC) ảnh hưởng nhiều nhất trên chuyển hoá glucose:

Tăng tạo glycogen tại gan, tăng tổng hợp glucose từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ các acid amin, mặt khác ngăn cản việc chuyển glucose vào trong tế bào và do dó giảm sử dụng glucose ở các tổ chức ngoại vi, điều này giúp cho cơ thể tiết kiệm tiêu thụ năng lượng ở các mô ngoại vi để ưu tiên cho các cơ quan sinh mạng tại trung tâm trong trường hợp phải tăng khẩn cấp lượng glucose cho các tổ chức này nhưng chính điều này lại gây hậu quả tăng đường huyết khi điểu trị bằng nhóm thuốc này, gây bệnh đái tháo đường do thuốc (diabet steroid).  

glucose

Với chuyển hoá protein:

Glucocorticoid ngăn cản tổng hợp protein từ các acid amin, thúc đẩy việc chuyển các acid amin vào chu trình tổng hợp glucose như đã nêu trên; hậu quả gây tăng dị hoá protein, tăng hàm lượng nitơ thải ra theo nước tiểu và dẫn đến teo cơ, chậm liền sẹo khi dùng Glucocorticoid kéo dài.

protein

Với lipid

Glucocorticoid tăng phân hủy lipid từ các mô mỡ nên tăng phân hủy glycerol và acid béo vào máu. Tuy nhiên, khi thừa Glucocorticoid thì lại tăng lắng đọng mỡ. Sự rối loạn phân bố mỡ trong bệnh Cushing hiện tại vẫn chưa giải thích được. Glucocorticoid ảnh hưởng lên cân bằng điện giải hoặc qua tác động lên thụ thể mineralocorticoid (có tác dụng giữ Na+ và nước, tăng bài xuất K+) hoặc qua tác động lên thụ thể glucocorticoid (gây tăng, sức lọc cầu thận, tăng cung lượng tim).

lipid

Với Ca++

Glucocorticoid ngăn cản hấp thu Ca++  ở ruột, tăng sự hoà tan Ca++ từ xương, ngăn cản sự huy động Ca++ từ máu vào xương và tăng đào thải Ca++ qua thận, do đó ảnh hưởng đến sự tạo xương. Các Glucocorticoid có chứa Fluor như dexamethason không tác dụng lên thụ thể mineralocorticoid, do dó khổng gây ứ muối nước.

loãng xuơng do glucocorticoid

2. Tác dụng trên mô liên kết

Glucocorticoid ức chế hình thành tế bào sợi, giảm tạo collagen, giảm sự hình thành mô liên kết.

Tác dụng này cũng là hậu quả của sự ức chế tổng hợp protein. Hậu quá của quá trình này là làm chậm liền sẹo và làm mỏng da và mất collagen trong tổ chức xương.

Trong điều trị có sử dụng tác dụng này trong xử lý sẹo lồi hoặc ngăn cản sự phát triển của tổ chức sừng trong một số bệnh về da.

3. Tác dụng trên sự tạo máu

Glucocorticoid ít ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu và nồng độ hemoglobin ở liều sinh lý nhưng lại tăng hồng cầu khi dùng liều cao hoặc khi bị Cushing và giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Nguyên nhân có lẽ do ảnh hưởng lên chuyển hóa androgcn.

Với bạch cầu: làm lăng bạch cầu đa nhân, nhưng lại rút ngắn đời sống của bạch cầu (giảm t l/2 của bạch cầu), giảm sự tạo lympho và chức năng hoạt động của bạch cầu (giảm sự thoát bạch cầu khỏi lòng mạch, giảm sự di chuvển của bạch cầu đến tổ chức viêm).

Các tác dụng này thường được dùng trong điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh lượng hồng cầu sau xạ trị và hóa trị liều điều trị ung thư.

4. Tác dụng chống viêm

Đây là tác dụng được lưu ý nhất làm cho các chế phẩm loại này được áp dụng rộng rãi vượt ra ngoài khuôn khổ sử dụng hormon.

cơ chế chống viêm của corticoid

Tác dụng chống viêm của Glucocorticoid cũng tương tự như nhóm thuốc chống viêm cấu trúc phi steroid nhưng về cơ chế tác dụng có khác nhau – Glucocorticoid ức chế sự hình thành viêm ở giai đoạn sớm hơn nhóm chống viêm phi steroid. Ngay từ giai đoạn giải phóng các acid béo từ các phospholipid của màng tế bào.

Tác dụng này còn được tăng cường nhờ tác dụng giảm tính thấm thành mạch, ức chế sự di chuỷên của bạch cầu đến tổ chức viêm và ức chế các phản ứng miễn dịch – dị ứng. Do đó Glucocorticoid không chỉ có tác dụng chông viêm mà còn ngăn chặn sự xuất hiện viêm. Tác dụng này dược dùng trong điều trị những trường hợp viêm gây đe doạ tính mạng như phù não, phù phổi cấp, viêm nắp thanh quản ở trẻ em, phù Quinck ở thanh quản… hoặc các trạng thái viêm có liên quan đến cơ chế miễn dịch – dị ứng như viêm khớp. Khi bôi ngoài, tác dụng chống viêm còn được hỗ trợ bởi tác dụng co mạch tại chỗ của chế phẩm loại này. Các Glucocorticoid tổng hợp, đặc biệt loại có gắn fluor như dexamethason, betamelason… có tác dụng mạnh hơn Hydrocortison (bảng 1).

5. Tác dụng trên hệ miễn dịch

Glucocorticoid ảnh hưởng chủ yếu lên các đáp ứng miễn dịch kiểu tế bào (lympho T) nhiều hơn kiểu miễn dịch dịch thể (lympho B).

Glucocorticoid còn ức chế sự sản xuất ra các interferon miễn dịch – một sản phẩm của Iympho T hoạt hoá. Thực chất tác dụng trên hệ miễn dịch của Glucocorticoid nhằm ngăn cản việc phản ứng quá mức của cơ thể trước một tác động của yếu tố ngoại lai để bảo vệ cơ thể. Tác dụng này được áp dụng trong ghép cơ quan để ngăn cản sự thải ghép hoặc điều trị các bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch như bệnh thận hư nhiễm mỡ, Lupus ban đỏ, hen hoặc phối hợp trong xử lý sốc quá mẫn do thuốc.

Mặt trái của tác dụng này là giảm sức đề kháng của cơ thể, do dó tăng khả năng nhiễm trùng, nhiễm nấm.

6. Các tác dụng khác

Các tác dụng kích thích thần kinh trung ương, tăng cường tiết dịch vị, gây tăng huyết áp… chỉ nguy hiểm khi dùng liều cao. Các tác dụng này không dược áp dụng trong điểu trị mà trở thành tác dụng không mong muốn.

Bảng 1 cho hình ảnh so sánh độ mạnh của các chế phẩm so với Hydrocortison và các mức liều khi chuyển đổi từ chế phẩm này sang chế phám khác trong điều trị.

Tên quốc tế

t 1/2      (h)

ĐDTD

  (h)

Chống

viêm

Giữ

Na+

Mức sinh lý      (mg)

  Liều chống viêm                   (mg)

Hydrocortison

   1,5

  8 – 12

    1

1

 20

             80

Cortison

   0,5

  8- 12

   0,8

0,8

25

             100

Prednison

  1,0

 12-36

     4

0,8

        5

              20

Prednisolon

  2.5

 12 – 36

    4

0,8

        5

              20

metyl-prednisolon

  2,5

 12 – 36

  5,0

0,5

        4

              15

Triamclnolon

  3,5

 12-36

  5,0

0

        4

              15

Dexamethason

  3,5

 36-72

  25

0

      0,75

               3

Betamethason

.

5,0

36 – 72

25

0

0,75

3

ĐDTD: Độ dài tác dụng (chính là t 1/2 sinh học) căn cứ vào ĐDTD, người ta chia corticoid làm 3 nhóm:

  1. Tác dụng ngắn: 8 – 12 h
  2. Tác dụng trung binh: 12 – 36h
  3. Tác dụng dài: 36 – 72h

Mức sinh lý: lượng Glucocorticoid cần cho 24h

Chống viêm, giữ Na+: con số trong cột này là so sánh cường độ tác dụng của các elucocorticoid (Glucocorticoid) với hydrocortison nếu coi cường độ của hydrocortison là 1.

Copy ghi nguồn: NhathuocNgocAnh.com

Link bài viết: Tác dụng của Glucocorticoid với cơ thể

Ngày viết: UTC+7 - Tuyên bố từ chối trách nhiệm Báo cáo nội dung không chính xác
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here