Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Pyfaclor tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Pyfaclor là thuốc gì? Thuốc Pyfaclor có tác dụng gì? Thuốc Pyfaclor giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Pyfaclor là thuốc gì?
Thuốc Pyfaclor là kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ II có phổ tác dụng rộng
Thuốc có dạng bào chế viên nang cứng chứa trong hộp 1 vỉ, mỗi vỉ chứa 12 viên, hoặc hộp 2 vỉ mỗi vỉ chứa 10 hoặc 12 viên.
Thuốc được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần Pymepharco – VIỆT NAM
Thuốc có thành phần chính là Cefaclor dưới dạng Cefaclor monohydrat với hàm lượng 250 mg hoặc 500 mg cùng với tá dược gồm các thành phần Avicel, magnesi stearate vừa đủ 1 viên
Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Cefaclor 500mg do Công ty cổ phần Dược phẩm Golomed sản xuất.
Thuốc Pyfaclor giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Pyfaclor khá phổ biến trong thị trường dược phẩm hiện nay, được phân phối đến nhiều nhà thuốc, người mua có thể dễ dàng tìm mua thuốc này . Tuy nhiên cần lựa chọn những địa chỉ nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lí
Pyfaclor hiện đang được phân phối bởi nhà thuốc Ngọc Anh với giá 250.000 VNĐ/ 1 hộp.
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.
Tác dụng của thuốc Pyfaclor
Thuốc có thành phần chính là Cefaclor, là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ II, có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn bằng cơ chế ức chế sự tổng hợp lớp Peptidoglycan-thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, từ đó ức chế tổng hợp thành tế bào của các vi khuẩn đang phát triển và phân chia. Không có thành tế bào, tế bào vi khuẩn không tồn tại được, từ đó có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ đó Cefuroxim có phổ tác dụng rộng, mạnh hơn trên vi khuẩn Gram (-)
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Pyfaclor là:
Vi khuẩn Gram(+):Staphylococci, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes
Vi khuẩn Gram (-): Hemophilus influenzae, Citrobacter diversus, E.coli, Klebsiella spp., Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis
Vi khuẩn kị khí: Bacteroides spp. trừ B.fragilis,
Ngoài ra cấu trúc của Cefaclor lại giúp thuốc này có khả năng kháng acid và kháng men thủy phân esterase ở ruột rất tốt nên có thể dùng đường uống mà không bị mất hoạt tính
Như vậy, với những tác dụng của Cefaclor , thuốc Pyfclor có tác dụng diệt khuẩn rất tốt trên các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, và do đó thuốc đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng điều trị nhiều loại vi khuẩn, thuốc được chỉ định chủ yếu trong điều trị các loại nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, kể cả viêm phổi do S. pneumoniae, H. influenzae, liên cầu beta tan huyết nhóm A; viêm tai giữa do S. pneumoniae, H. influenzae, Staphylococci; nhiễm khuẩn tiết niệu do E. coli, P. mirabilis, Klebsiella spp.; nhiễm khuẩn da do tụ cầu vàng, nhiễm khuẩn sinh dục do lậu cầu.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: với dạng bào chế viên nang cứng, thuốc được chỉ định dùng theo đường uống với nước nguyên viên ngay sau khi ăn
Liều dùng: thay đổi tùy theo đối tượng dùng thuốc và mức độ bệnh
Người lớn:
Đối với các nhiễm khuẩn thông thường dùng liều 250 mg (1 viên 250 mg) mỗi 8 giờ
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn do các chủng ít nhạy cảm hoặc trong trường hợp viêm phổi cần dùng liều 500 mg (1 viên 500 mg) mỗi 8 giờ
Đối với bệnh viêm niệu đạo cấp do lậu cầu cần dùng liều 3g (6 viên 500 mg ) duy nhất phối hợp với 1 g Probenecid
Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày tùy vào mức độ đáp ứng và tình trạng bệnh
Trẻ em:
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường dùng 20mg/kg 1 ngày, ngày dùng 3 lần
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn do các chủng ít nhạy cảm hoặc trong trường hợp viêm phổi cần dùng liều 40mg/kg 1 ngày và không vượt quá 1g 1 ngày.
Trong trường hợp điều trị bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu beta tan huyết nhóm A gây ra cần kéo dài đợt điều trị ít nhất 10 ngày.
Liều dùng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định liều của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc Pyfaclor
Các tác dụng phụ do thuốc gây ra thường nhẹ và thoáng qua. Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuốc là:
Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Da: Ban đỏ, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da do nhiễm độc, đau khớp, tăng trương lực cơ
Máu: thiếu máu, tan máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa acid, tăng tạm thời ure huyết
Thận: nhiễm độc thận, viêm thận kẽ có hồi phục
Thần kinh trung ương: đau đầu, lo lắng, mất ngủ, chóng mặt, ngủ gà, kích động, cơn co giật (liều cao).
Gan: tăng men gan, vàng da tuy nhiên ít xảy ra
Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp để chủ động nhận diện và phòng ngừa
Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với người quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược
Đối với những người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin
Đối với những người có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm Penicillin
Đối với những người có suy giảm chức năng gan,thận nặng.
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Pyfaclor
Chú ý: Trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng với các thuốc thuộc nhóm kháng sinh Penicillin hoặc Cephalosporin
Cung cấp cho bác sĩ điều trị các bệnh lí mắc kèm và tiền sử dị ứng với thực phẩm, đồ uống, phấn hoa,…, không lạm dụng thuốc và không bỏ dở thuốc khi chưa hết đợt điều trị để tránh nguy cơ xuất hiện kháng thuốc. Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng kháng sinh cần phải theo kinh nghiệm hoặc dựa trên kháng sinh đồ để đạt hiệu quả điều trị và tránh dùng không đúng gây ra nhờn thuốc.
Thận trọng:
Đối với bệnh nhân có bội nhiễm, trường hợp này có thể phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh và tránh kháng thuốc
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc
Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm
Thận trọng đối với trẻ sơ sinh, tuân thủ về liều và theo dõi tình hình bệnh nhân chặt chẽ trong suốt quá trình dùng thuốc
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không dùng cùng với các thuốc tăng chuyển hóa trên gan như Phenytoin, phenobarbital,… có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc
Không dùng chung với các kháng sinh Aminosid do tương kị và tăng khả năng gây nhiễm độc thận
Dùng phối hợp với Probenecid có thể làm tăng tác dụng của kháng sinh do kéo dài thời gian và cường độ tác dụng của thuốc
Thận trọng khi dùng cùng với các thuốc chống đông Wafarin có thể gây ra xuất huyết đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu vitamin K và các bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận.
Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ
Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Pyfaclor
Quá liều ít xảy ra, khi quá liều có thể có các triệu chứng tăng kích thích thần kinh cơ, co giật, khi có quá liều cần ngừng ngay thuốc, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Các biên pháp cấp cứu có thể là truyền dịch và hỗ trợ thông phí, gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt nếu trong giai đoạn sớm, khi thuốc đã hấp thu phần lớn vào máu cần thẩm phân máu để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể,kết hợp điều trị triệu chứng . Tùy từng trường hợp, sẽ có những biện pháp cấp cứu khác nhau.
Quên liều:
Quên liều: khi phát hiện quên liều, uống thuốc sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .