Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Nacantuss tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Nacantuss là thuốc gì? Thuốc Nacantuss có tác dụng gì? Thuốc Nacantuss giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Nacantuss là thuốc gì?
Thuốc Nacantuss là một sản phẩm của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 2/9 – NADYPHAR– Việt Nam, là thuốc dùng chỉ định trong điều trị ho, ho có đờm và viêm mũi dị ứng theo mùa/quanh năm, với hoạt chất là Guaifenesin, Dextromethorphan, Clorpheniramin.
Số đăng ký: VD-10043-10.
Dạng bào chế: Thuốc bột uống.
Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 2 g.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở.
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar.
Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar.
Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần của Nacantuss
Mỗi gói thuốc bột 2g Nacantuss có các thành phần:
- Guaifenesin có hàm lượng 50mg.
- Dextromethorphan hydrobromid có hàm lượng 5mg.
- Clorpheniramin maleat có hàm lượng 1 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 gói.
Tác dụng
Với thành phần là các hoạt chất Guaifenesin, Dextromethorphan, Clorpheniramin, Nacatuss có tác dụng dược lí của cả 3 hoạt chất này:
Guaifenesin có tác dụng long đờm, thúc đẩy thải loại các chất nhờn đường hô hấp, làm trơn đường hô hấp giúp hô hấp dễ dàng hơn.
Dextromethorphan hydrobromid tác động lên trung tâm ho ở hành não giúp giảm ho mạnh.
Clorpheniramin maleat có tác dụng đối kháng Histamin bằng cách gắn cạnh tranh gây ức chế receptor H1, giúp giảm dị ứng ở ngoài da hay đường hô hấp.
Công dụng – chỉ định
Các hoạt chất của Nacantuss có công dụng giảm ho, long đờm, giúp thông thoáng đường thở và giảm các phản ứng dị ứng ở đường hô hấp.
Do đó, thuốc Nacantuss được chỉ định trong các trường hợp: Trị ho – Long đờm – Viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm.
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng
Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha uống, dùng đường uống. Hòa tan thuốc cùng với một lượng nước lọc hay nước đun sôi để nguội khoảng 5 – 15 ml. Uống hết hỗn dịch vừa pha.
Chú ý không dùng thuốc cùng với rượu bia vì có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Liều dùng
- Trẻ em 2 – dưới 6 tuổi: uống 1 gói/lần x 3-4 lần/ngày.
- Trẻ em 6 – 12 tuổi: uống 2 gói/lần x 3-4 lần/ngày.
Chống chỉ định
Nacantuss chống chỉ định với các đối tượng sau:
- Quá mẫn hay dị ứng Guaifenesin, Dextromethorphan, Clorpheniramin hay với các thành phần khác của thuốc.
- Bệnh nhân đang điều trị các thuốc IMAO hoặc trong vòng 2 tuần ngưng thuốc IMAO.
- Bệnh nhân đang cơn suy hô hấp.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
Khi sử dụng sản phẩm Nacantuss nếu như xuất hiện biểu hiện bất thường hãy dừng sử dụng sản phẩm ngay và xin sự tư vấn của dược sĩ/bác sĩ để xử trí kịp thời.
Tham khảo một số thuốc tương tự: Thuốc Rhunaflu được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm 2-9.
Tác dụng phụ
Sử dụng Nacantuss có thể gây một số các tác dụng không mong muốn như: Mệt mỏi, nhịp tim nhanh, ngủ gật, khô miệng, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn.
Trong quá trình sử dụng thuốc Nacantuss, nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn xử lí phù hợp nhất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và bảo quản thuốc Nacantuss
Lưu ý chung
Không nên dùng cùng các thuốc ức chế thần kinh trưng ương do gây tăng tác dụng ức chế thần kinh.
Trẻ em có nguy cơ suy giảm chức năng hô hấp, rối loạn chuyển hóa.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai / đang cho con bú cân nhắc sử dụng thuốc Nacantuss do thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới của trẻ/ thai nhi khi mẹ sử dụng thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
Người lái xe và vận hành máy móc thận trọng khi sử dụng thuốc do thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi,…
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Lưu ý khi sử dụng Nacantuss chung với thuốc khác
Hoạt chất Dextromethorphan của Nacantuss có thể gây tương tác thuốc IMAO, thuốc ức chế thần kinh trung ương,…do các thuốc có thể này làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
Enzym cytochrom P4502D6 sẽ bị bất hoạt bởi tác dụng bởi Quinidin, điều nãy sẽ dẫn tới dextromethorphan bị giảm chuyển hóa ở gan, dẫn tới tăng hàm lượng có trong huyết thanh gây quá liều, ngộ độc.
Đối với Clorpheniramin maleat: Khi phối hợp với thuốc IMAO làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết Acetycholin của thuốc kháng histamin gây ảnh hưởng tới các tác dụng giảm các phản ứng dị ứng đường hô hấp.
Muốn biết thêm thông tin về sử dụng thuốc, xin hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tương tác thuốc xảy ra.
Tham khảo một số thuốc tương tự: Thuốc Terpin Dextromethorphan được sản xuất bởi CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Nacantuss
Quá liều
Xử trí quá liều: Bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc đủ liều lượng theo đúng hướng dẫn, tránh sử dụng thuốc quá liều lượng. Nếu quá liều, người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc bênh viện gần nhất để được theo dõi tình hình sức khỏe và có các giải pháp chữa trị.
Quên liều
Xử trí quên liều: Trong trường hợp quên liều, người bệnh có thể bỏ qua và tiếp tục sử dụng thuốc như bình thường. Nhưng cần hạn chế xảy ra trường hợp quên liều.
Thuốc Nacantuss giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Nacantuss có 30 gói, mỗi gói có khối lượng 2g, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp Nacantuss vào khoảng 100.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Thuốc Nacantuss mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Nacantuss chính hãng đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Nacantuss tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc New Ameflu Daytime được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV.
Tài liệu tham khảo
- Dicpinigaitis, P. V., & Gayle, Y. E. (2003). Effect of guaifenesin on cough reflex sensitivity. Chest, 124(6), 2178-2181.
- Taylor, C. P., Traynelis, S. F., Siffert, J., Pope, L. E., & Matsumoto, R. R. (2016). Pharmacology of dextromethorphan: Relevance to dextromethorphan/quinidine (Nuedexta®) clinical use. Pharmacology & therapeutics, 164, 170-182.
- Rumore, M. M. (1984). Clinical pharmacokinetics of chlorpheniramine. Drug intelligence & clinical pharmacy, 18(9), 701-707.
Nguyễn Ngọc Tài Đã mua hàng
Rất hiệu quả