Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Misoprostol, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Misoprostol như: Misoprostol là thuốc gì? Thuốc Misoprostol có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Misoprostol để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Misoprostol được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết:
Thuốc Misoprostol là gì?
Misoprostol là chất tổng hợp, có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày tương tự như Prostagladin E1, thường được phối hợp với các thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm NSAIDs.
Misoprostol do công ty Stada Việt Nam sản xuất dưới dạng viên nén, đóng gói dạng hộp 30 viên, có thành phần chính là Misoprostol hàm lượng 200mg.
Misoprostol thuộc nhóm thuốc độc bảng B.
Thuốc Misoprostol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Misoprostol do công ty Stada Việt Nam sản xuất hiện đang được bán tại các nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 200.000 VNĐ/lọ gồm 30 viên.
Hiện nay, thuốc đang có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Bạn nên liên hệ các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Misoprostol đảm bảo chất lượng, tránh mua phải thuốc giả, không đạt được hiệu quả điều trị khi sử dụng.
Tham khảo các thuốc tương tự:
Thuốc Misoprostol là sản phẩm của Công ty sinh học Dược phẩm Ba Đình sản xuất
Thuốc Misoprostol có tác dụng gì?
Misoprostol là hoạt chất có cấu trúc tác dụng tương tự Prostagladin E1.
Misoprostol có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, chống lại các tác nhân gây viêm loét dạ dày, giảm nồng độ Pepsin, bổ sung Prostagladin trong các trường hợp sử dụng các thuốc ức chế sản xuất và bài tiết Prostagladin.
Thuốc đặc biệt có tác dụng khi phối hợp với nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid NSAIDs do giảm được các tác dụng không mong muốn do nhóm thuốc này gây ra, thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết do thiếu hụt Prostagladin.
Ngoài ra Misoprostol cũng được sử dụng kết hợp chung với loại thuốc khác như Mifestad, Mediprist chứa thành phần chính là Mifepristone, để phá thai.
Misoprostol có tác dụng tăng cơn co thắt tử cung, làm tăng biên độ và tần số co thắt tử cung thông qua việc gắn kết chọn lọc với thụ thể prostanoid EP-2 / EP-3, nên cũng được sử dụng hỗ trợ sinh cho sản phụ và điều trị băng huyết sau sinh.
Chỉ định
Misoprostol được chỉ định trong các trường hợp:
– Phối hợp với các thuốc nhóm NSAIDs (như Diclofenac, Flurbiprofen, Indomethacin, Naproxen, Piroxicam, Pirprofen, Ketoprofen, Analgin, Amidopyrin, Aspirin…) để điều trị và dự phòng biến chứng loét dạ dày tá tràng
– Phối hợp với các thuốc phá thai
– Hỗ trợ sinh ở phụ nữ chuyển dạ
– Điều trị và dự phòng băng huyết ở phụ nữ sau sinh
Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ đối với các trường hợp bệnh lý khác có sử dụng Misoprostol.
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng:
Misoprostol được bào chế dưới dạng viên nén thuận tiện cho dùng đường uống.
Misoprostol có thể uống trước hoặc sau bữa ăn và dùng trước khi đi ngủ.
Nếu dùng trong trường hợp hỗ trợ sinh ở phụ nữ chuyển dạ, thuốc sẽ được dùng dưới dạng viên đặt âm đạo.
Nếu dùng trong phá thai: thuốc dùng dạng ngậm, theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng: tùy thuộc vào trường hợp bệnh lý và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi bệnh nhân.
Trong điều trị viêm loét dạ dày: uống 1 viên/ lần, ngày dùng 4 lần, kéo dài từ 4-8 tuần
Trong dự phòng viêm loét dạ dày, phối hợp NSAIDs: uống 2-4 viên/ ngày, chia nhiều lần, mỗi lần 1 viên.
Phá thai: Thuốc Misoprostol được chỉ định ngậm sau khi dùng Mifestad tại cơ sở y tế, sau khi đã tiến hành khám thai và tuổi thai nhi.
Hỗ trợ sinh: thuốc đặt trong âm đạo được tiến hành bởi bác sĩ phụ trách với liều 4 viên.
Hãy tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định
Misoprostol không được dùng trong các trường hợp sau;
– Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc (Không chỉ với Misoprostol mà bất kì thuốc nào nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc đều không được phép sử dụng)
– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
– Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa được đánh giá tác dụng cũng như tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để có những chỉ dẫn cụ thể hơn về chống chỉ định của Misoprostol.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng Misoprostol có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:
– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đầy bụng, táo bón…
– Trên gan: tăng men gan
– Trên thận: protein niệu, đa niệu
– Đối với máu: tăng số lượng bạch cầu, giảm số lượng tế bào hồng cầu, rối loạn kinh nguyệt
– Trên thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
– Trên hệ thống miễn dịch: mẩn ngứa, phát ban trên da…
– Hạ huyết áp
Trên đây không phải thống kê đầy đủ các tác dụng phụ của Misoprostol. Hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề gặp phải khi dùng thuốc để có được các biện pháp hỗ trợ hoặc lựa chọn thuốc thay thế thích hợp.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi sử dụng Misoprostol cho các trường hợp sau:
– Bệnh nhân suy gan, tăng men gan
– Không dùng cho phụ nữ mang thai
– Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi
– Bệnh nhân suy thận, đa niệu
– Bệnh nhân sốt cao, mất nước và điện giải
– Bệnh nhân huyết áp thấp, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị huyết áp do có thể gây hạ huyết áp quá mức khi dùng Misoprostol
Hãy đọc kĩ nhãn thuốc, hạn dùng và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Misoprostol.
Ngừng ngay việc uống Misoprostol khi cơ thể có các triệu chứng dị ứng, mẫn cảm và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để lựa chọn thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Chính vì tương tác thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như độc tính khi sử dụng thuốc nên bạn cần hỏi bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác. Nếu như không thể nhớ được tên thuốc, bạn có thể đem theo thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.
Khi sử dụng Misoprostol đồng thời với:
– Thuốc chống động kinh: giảm tác dụng thuốc chống động kinh do Misoprostol có thể gây co giật
– Không dùng chung với các thuốc kháng acid có chứa Mg
– Các thuốc lợi tiểu: tăng tác dụng lợi tiểu, nguy cơ mất nước và mất các chất điện giải
– Thuốc điều trị viêm ruột: tăng nguy cơ mất nước do Misoprostol có thể gây tiêu chảy
– Các thuốc gây cảm ứng enzym (như Phenobarbital, Phenylbutazon, Rifampicin…) các thuốc này gây cảm ứng enzyme gan làm kích thích quá trình giáng hóa và chuyển hóa thuốc, Misoprostol bị đào thải nhanh, giảm nồng độ, do đó giảm hoặc mất tác dụng điều trị.
– Các thuốc ức chế enzyme (Cimetidine, Cloramphenicol, Isoniazid…) làm ức chế quá trình giáng hóa thuốc gây tăng nồng độ Misoprostol trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ quá liếu và tăng tác dụng phụ của thuốc.
Cần xem xét hiệu chỉnh liều khi dùng đồng thời các thuốc này.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Qúa liều:
Khi sử dụng Misoprostol quá liều quy định sẽ làm tăng khả năng gặp phải cũng như mức độ trầm trọng của tác dụng phụ.
Hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, duy trì chức năng sống và hạn chế tối đa các biến chứng sau này.
Quên liều:
Việc quên liều Misoprostol làm giảm tác dụng điều trị của thuốc đồng thời tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng kèm theo xuất huyết và nguy cơ thủng ổ loét nếu đang phối hợp với các thuốc NSAIDs.
Khi quên liều Misoprostol hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để có phương án dùng thuốc đúng nhất. Không tự động gộp liều để bù hoặc uống 2 liều quá gần nhau làm tăng độc tính và khả năng ngộ độc thuốc.
Với bất kì thuốc nào, khi sử dụng đều cần thận trọng sử dụng đúng liều, đúng lúc, tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng không mong muốn.
Hãy đặt thông báo dùng thuốc bằng điện thoại, ghi rõ tên thuốc và liều dùng trên nhãn báo để có thể tuân thủ điều trị nghiêm túc nhất.