Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Tenafotin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Tenafotin là thuốc gì? Thuốc Tenafotin có tác dụng gì? Thuốc Tenafotin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Tenafotin là thuốc gì?
Tenafotin là một sản phẩm của công ty CP DƯỢC PHẨM TENAMYD, là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mức độ nặng, với hoạt chất là Cefoxitin sodium. Một lọ Tenafotin 2000 có thành phần:
Cefoxitin sodium tương ứng với 2000mg Cefoxitin.
Tá dược không có.
Dạng bào chế: thuốc bột pha tiêm.
Ngoài ra, thuốc Tenafotin còn có các dạng bào chế 1000 chứa Cefoxitin sodium
tương ứng với 1000mg Cefoxitin.
Thuốc Tenafotin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Tenafotin 2000 được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 136.000 vnđ, ối với loại Tenafotin 1000 giá khoảng 70.000 vnđ/hộp, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc. Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Tenafotin là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Tenafotin tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Optixitin được sản xuất bởi công ty Shezhen Zhijun Pharmaceutical Co.ltd.
Tác dụng
Với dược chất là Cefoxitin sodium tương ứng với 2000mg Cefoxitin, thuốc Tenafotin mang đầy đủ những tác dụng dược lý của chất này.
Cefoxitin: thuộc nhóm kháng sinh bán tổng hợp với phổ tác dụng rộng, dùng trong điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Cefoxitin thuốc nhóm cephalosporin thế hệ 2 với tác dụng tuyệt vời là ngăn chặn sự tổng hợp vách tế bào của nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và cả Gram (-). Đặc biệt, nó còn có hoạt tính trên cả các vi khuẩn kỵ khí và các chủng tiết betalactamase.
Về mặt dược động học, thuốc sau khi được tiêm vào tĩnh mạch sẽ rất nhanh sau đó sẽ đạt nồng độ cao trong huyết tương và từ từ giảm xuống. Cefoxitin sẽ phân bố ở rất nhiều cơ quan trên cơ thể như khoang bụng, các mô của hệ tim mạch, xương, hệ hô hấp, da, mô mềm,…Về mặt chuyển hóa cefoxitin sẽ không bị biến đổi và được thải trừ qua nước tiểu.
Công dụng – Chỉ định
Với thành phần gồm dược chất Cefoxitin với phổ tác dụng rộng, thuốc này được các bác sĩ dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn (chủng khuẩn nhạy cảm) ở mức độ nghiêm trọng như: các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn xương khớp hay nhiễm khuẩn dưới da và mô mềm,… Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật đầu và cổ, phẫu thuật phụ khoa, phẫu thuật đường tiêu hóa,…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc dùng đường tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch. Cần tiêm châm trong khoảng 3-5 phút.
Liều dùng: Tùy vào mục đích điều trị và tình trạng của bệnh nhân, liều dùng có thể khác nhau. Dưới đây là liều dùng để bạn có thể tham khảo. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị và an toàn nhất.
Liều dùng thường là 1-2 g. Lần tiêm tiếp theo nên cách lần trước 6-8h. Đối với trẻ > 3 tháng tuổi thì nên sử dụng liều phù hợp với cân nặng và tình trạng bệnh và không được dùng quá 12 g/ ngày.
Liều dự phòng:
- Trong tiền phẫu thuật đường tiêu hóa, cắt bỏ tử cung: 2 g tiêm tĩnh mạch. Lần tiêm tiếp theo cách lần tiếp trước 6h và tiêm không quá 24h.
- Trong sinh mổ: tiêm tĩnh mạch 1 liều 2 g cho người mẹ khi kẹp dây rốn.
- Cefoxitin nên được dùng trước 30 phút đến 1 giờ tiền phẫu thuật.
Chống chỉ định
Tenafotin chống chỉ định dùng người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin và các kháng sinh beta-lactam khác.
Chỉ sử dụng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Thận trọng khi dùng cho trẻ em , chỉ dùng khi cần thiết và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ của thuốc Tenafotin
Sử dụng thuốc Tenafotin có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như đau cơ, cơ cứng cơ hay mềm cơ (khi tiêm bắp sâu); viêm tắc tĩnh mạch huyết khối (tiêm tĩnh mạch). Đây là phản ứng tại chỗ tiêm và là tác dụng phụ thường hay gặp nhất.
Các tác dụng phụ như phản ứng quá mẫn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…cũng có thể gặp phải nhưng tần suất ít hơn. Một số ít tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới chức năng gan, thiếu máu, hạ huyết áp,…
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Tenafotin
Cần chú ý điều tra tiền sử dị ứng thuốc, bệnh (thận) và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình điều tra để đảm bảo bệnh nhân không sử dụng quá liều.
Thận trọng khi dùng trên những người có tiền sử bệnh tiêu hóa.
Chỉ sử dụng trên trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Chưa có tài liệu nào cho thấy sử dụng cefoxitin có ảnh hưởng đến việc lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tenafotin làm tăng độc tính khi kết hợp với một số thuốc như Aminoglycosid, vancomycin, polymyxin B,…
Khi kết hợp với Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương.
Tuyệt đối không dùng chung với các thuốc chống đông máu, các thuốc lợi tiểu vì có thể tăng hoạt tính các thuốc này.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Tenafotin
Quá liều: quá liều Tenafotin thường gây sốt, ngứa, tiêu chảy. Tuy nhiên có thể gây phản ứng gây co giật nhất là bệnh nhân suy thận. Bạn nên dừng ngay thuốc và thông báo cho bác sĩ để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.