Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Sizodon tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Sizodon là thuốc gì? Thuốc Sizodon có tác dụng gì? Thuốc Sizodon giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Sizodon là thuốc gì?
Sizodon là một sản phẩm của công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd. Ấn Độ, là thuốc dùng trong điều trị tâm thần phân liệt cấp hoặc mạn tính, bệnh lí về tình cảm như: trầm cảm, sợ hãi, lo âu, những hưng cảm rối loạn lưỡng cực, bệnh tự kỉ ở trẻ em, thanh thiếu niên hoặc điều trị rối loạn hành vi ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ với hoạt chất là Risperidone. Có nhiều loại viên nén Sizodon với hàm lượng Risperidone khác nhau :
Sizodon 1: 1 mg hoạt chất
Sizodon 2: 2 mg hoạt chất
Tá dược (các loại tinh bột, đường lactose, microcrystalline, sodium benzoat, cellulose, magie stearate, silicon dioxide, sodium starch glycolat) vừa đủ 1 viên.
Thuốc Sizodon giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Sizodon 2 có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 75.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Sizodon là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Sizodon tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Sernal 2mg do Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) sản xuất.
Tác dụng của thuốc Sizodon
Với dược chất Risperidone, viên nén Sizodon đem lại những tác dụng dược lý khác nhau trên tâm thần phụ thuộc vào đích tác dụng của thuốc.
Thuốc có ái lực mạnh với các receptor như Serotonin 5-HT2, Dopamin D2 từ đó làm ức chế các thụ thể này gây tác dụng an thần, chống nôn, giảm nhiệt. Tuy đối kháng mạnh với D2 nhưng thuốc ít gây ức chế về vận động và chứng giữ nguyên tư thế như các thuốc chống loạn thần chủ yếu. Risperidone đối kháng với Serotonin và Dopamin ở thần kinh trung ương tương đối cân bằng nên giảm tác dụng phụ ngoại tháp và mở rộng tác dụng điều trị trong điều trị các triệu chứng của tâm thần phân liệt.
Ngoài ra, thuốc còn gắn lên thụ thể alpha 1 Adrenergic (yếu hơn so với H1 và alpha 2 Adrenergic) làm tăng cường tác dụng chống nôn, phong bế các thụ thể Dopamin vùng dưới đồi để giảm nhiệt.
Risperidone không có ái lực với các thụ thể hệ Cholinergic.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Sizodon chỉ định trong điều trị các dạng tâm thần phân liệt như: tâm thần phân liệt giai đoạn đầu, tâm thần phân liệt cấp hoặc mạn tính và các loại khác; bệnh lí về tình cảm như: trầm cảm, sợ hãi, lo âu, bối rối, thơ thẩn… ;những hưng cảm rối loạn lưỡng cực; bệnh tự kỉ ở trẻ em, thanh thiếu niên; điều trị rối loạn hành vi ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ có biểu hiện của triệu chứng kích động như: dễ nổi nóng, nói to, tức giận, bạo lực…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc dùng đường uống, uống viên nén với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Hạn chế dùng thuốc với rượu và các thức uống có cồn vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Chú ý bắt đầu từ liều ban đầu thấp nhất có tác dụng
Liều dùng:
Với bệnh nhân tâm thần phân liệt:
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi có thể dùng 1 hoặc 2 lần một ngày.
Liều ban đầu 2 mg/ ngày, ngày thứ hai, nên tăng lên 4 mg / ngày. Có thể duy trì hoặc điều chỉnh theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Ở liều hơn 10 mg/ ngày hầu như không có hiệu quả cao hơn so với liều thấp hơn nhưng có nguy cơ gây ra các triệu chứng ngoại tháp .
Chưa có nghiên cứu về việc sử dụng các loại thuốc điều trị tâm thần phân liệt trẻ em dưới 15 tuổi.
Với bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân bệnh gan thận
Liều khởi đầu nên dùng là 0,5 mg 2 lần / ngày. Sau tăng liều tùy theo điều chỉnh của cán bộ y tế
Với bệnh nhân rối loạn hành vi do sa sút trí tuệ:
Liều khởi đầu là 0,25 mg 2 lần / ngày, liều có thể tăng lên nếu cần thiết và tối ưu là 0,5 mg 2 lần / ngày. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân cho thấy tốt hơn 1 mg 2 lần / ngày.
Với bệnh nhân rối loạn lưỡng cực
Liều khởi đầu là 1 mg 1 lần / ngày. Nếu cần, liều có thể được tăng lên bằng 2 mg / ngày. Hầu hết các bệnh nhân có liều tối ưu là 2-6 mg / ngày
Với bệnh nhân rối loạn ở bệnh nhân tâm thần chậm phát triển
Liều dùng theo cân nặng : >50 kg: liều khởi đầu 0,5mg/ lần/ ngày
<50 kg: liều khởi đầu 0,25mg/ lần/ ngày
Với bệnh nhân là trẻ vị thành niên điều trị dài hạn, phải được theo dõi y tế liên tục.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân bị quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc kể cả tá dược.
Các bệnh nhân là phụ nữ đang cho con bú vì thuốc tiết qua sữa mẹ.
Các bệnh nhân tổn thương thận nặng như myoglobin niệu, suy thận…
Tác dụng phụ của thuốc Sizodon
Sử dụng thuốc Sizodon có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau
Rối loạn tâm thần như mất ngủ, bứt dứt, nhức đầu, lo âu, mệt mỏi, ảo giác,…
Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn…
các triệu chứng trên thường gặp và có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn thay đổi thuốc, giảm liều hoặc hướng dẫn khác phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Sizodon
Thận trọng với bệnh nhân mang thai, bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, bệnh nhân có tiền sử co cứng, động kinh,…
Chú ý khi chuyển đổi sang thuốc chống loạn thần khác cần có thời gian ngừng thuốc hợp lí, với hội chứng Parkinson cần giảm liều
Cần chú ý theo dõi chặt chẽ đối với bệnh nhân khi tăng hoặc giảm liều.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Một số thuốc làm giảm nồng độ Risperidone trong huyết tương: Carbamazepin, các thuốc cảm ứng men gan khác.
Một số thuốc làm giảm hấp thu như: Topiramate.
Một số thuốc làm tăng nồng độ của Risperidone: Phenothiazines, chống trầm cảm 3 vòng, chẹn beta…
Thuốc lợi tiểu Furosemid gây tăng tỷ lệ tử vong khi dùng Risperidone ở người cao tuổi và người sa sút trí tuệ.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Sizodon
Quá liều: quá liều Sizodon gây chứng ngoại tháp, tăng cảm giác buồn ngủ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, khó thở, buồn nôn,…. Bệnh nhân cần được đưa đến các trung tâm để được xử trí kịp thời.
Quên liều: tránh quên liều
Trong trường hợp quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, nghiêm cấm uống chồng liều với liều tiếp theo nếu không có hướng dẫn từ cán bộ y tế