Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Ropenem tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Ropenem là thuốc gì? Thuốc Ropenem có tác dụng gì? Thuốc Ropenem giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Ropenem là thuốc gì?
Thuốc Ropenem là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn
Một hộp thuốc Ropenem có 1 lọ bột pha tiêm kèm 1 ống dung môi pha tiêm (đối với loại 1g có 2 ống dung môi pha tiêm). Trong 1 lọ bột pha tiêm Ropenem 500mg có chứa hoạt chất chính:
Meropenem hàm lượng 500mg
Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các Tá dược vừa đủ 1 lọ bột pha tiêm bao gồm: Natri carbonate khan UNSF vô trùng hàm lượng 104mg.
Ngoài ra, thuốc Ropenem còn có các dạng bào chế 1g Meropenem/ 208g Natri carbonate khan UNSF vô trùng.
Thuốc Ropenem giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Ropenem là một sản phẩm của Ranbaxy Laboratories., Ltd – Ấn Độ, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 152.500 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Ropenem là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Ropenem tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Levofloxacin do công ty Cooper S.A.Pharmaceuticals- HY LẠP sản xuất.
Thuốc Acemuc 100mg do Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn SANOFI-AVENTIS VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Delivir do Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco sản xuất.
Tác dụng của thuốc Ropenem
Ropenem có hoạt chất chính là Meropenem. Meropenenem là một loại kháng sinh carbapenem, thuốc nhóm betalactam. Carbapenem không dễ dàng khuếch tán qua thành tế bào vi khuẩn. Nhìn chung, carbapenem xâm nhập vào vi khuẩn gram âm thông qua các protein màng ngoài (outer membrane proteins – OMPs), còn được gọi là porin. Sau khi vượt qua chu chất (periplasmic space), carbapenems có thể acyl hóa vĩnh viễn PBPs (Penicillin-binding proteins – protein gắn penicillin). PBPs là các enzyme (ví dụ transglycolase, transpeptidase, carboxypeptidase) xúc tác cho sự hình thành peptidoglycan của thành tế bào của vi khuẩn. Những hiểu biết hiện tại về quá trình này cho thấy khung glycan tạo thành một chuỗi xoắn bên phải với chu kỳ ba lần trên mỗi vòng xoắn. Carbapenem hoạt động như các chất ức chế peptidase domain của PBPs và có thể ức chế liên kết chéo peptide cũng như các phản ứng peptidase khác. Một yếu tố quan trong trong hiệu quả của carbapenem là khả năng liên kết với nhiều PBP khác nhau. Vì sự hình thành thành tế bào là một quá trình xảy ra với sự hình thành và tự phân tách xảy ra cùng một lúc, khi PBP bị ức chế, quá trình tự phân giải tiếp tục. Cuối cùng, peptidoglycan suy yếu và tế bào vỡ ra do áp suất thẩm thấu.
Phổ kháng khuẩn của meropenem:
Vi khuẩn kị khí Gram dương: Staphylococcus aureus bao gồm cả các chủng sản xuất penicillinase, streptococcus nhóm D bao gồm Enterococcus spp., Streptococcus pneumoniae, S. pyogenes, S. viridans.
Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Acinetobacter spp., Citrobacter spp., Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenzae, K. pneumoniae, P. aeruginosa.
Vi khuẩn kị khí Gram dương: Peptostreptococcus spp.
Vi khuẩn kị khí Gram âm: Bacteroides spp., Fusobacterium spp.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Ropenem được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:
Nhiễm trùng cấu trúc da và da nghiêm trọng – cSSSI (ở người lớn và bệnh nhân nhi 3 tháng tuổi trở lên) do Staphylococcus aureus (chỉ chủng nhạy cảm với methicillin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, streptococci nhóm viridans, Enterococcus faecalis (chỉ chủng nhạy cảm với vancomycin), Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Bacteroides Fragilis và các loài Peptostreptococcus.
Nhiễm trùng trong ổ bụng nghiêm trọng (ở người lớn và trẻ em): ROPENEM được chỉ định điều trị viêm ruột thừa và viêm phúc mạc nghiêm trọng do streptococci nhóm viridans, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroides fragilis, B. thetaiotaomicron, các loài Peptostreptococcus.
Viêm màng não do vi khuẩn (người lớn và bệnh nhân nhi từ 3 tháng tuổi trở lên)
Ropenem được chỉ định để điều trị viêm màng não do vi khuẩn gây bởi Haemophilusenzae, Neisseria meningitidis và các chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với penicillin.
Đã có bằng chứng cho thấy Ropenem có hiệu quả trong việc loại bỏ nhiễm khuẩn huyết đồng thời liên quan đến viêm màng não do vi khuẩn.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc Ropenem ở dạng thuốc bột pha tiêm, thuốc có thể dùng theo đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch. Để đảm bảo sự an toàn, bệnh nhân nên được tiêm ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, không nên tự ý dùng thuốc.
Liều dùng:
Người lớn:
Liều khuyến cáo của Ropenem là 500 mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ đối với nhiễm trùng da và cấu trúc da; 1g/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ đối với nhiễm trùng trong ổ bụng. Khi điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc da nghiêm trọng do P. aeruginosa gây ra, nên dùng liều 1g/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.
Ropenem nên được tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 phút đến 30 phút. Liều 1g/ lần cũng có thể được dùng dưới dạng tiêm bolus tĩnh mạch (5 mL đến 20 mL) trong khoảng 3 phút đến 5 phút.
Bệnh nhân suy thận: Nên giảm liều ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 50 ml/ phút trở xuống.
Bệnh nhân trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên:
Đối với bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở lên, liều Ropenem là 10mg/ kg, 20mg/ kg hoặc 40mg/ kg/ lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ (liều tối đa là 2g), tùy thuộc vào loại nhiễm trùng (nhiễm trùng da và cấu trúc da nghiêm trọng – cSSSI, nhiễm trùng ổ bụng phức tạp – cIAI, nhiễm trùng ổ bụng hoặc viêm màng não).
Đối với bệnh nhân nhi có cân nặng trên 50kg dùng Ropenem với liều 500mg/ lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ đối với cSSSI; 1g/ lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ đối với Ciai; 2g/ lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ đối với viêm màng não.
Ropenem nên được tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 phút đến 30 phút. Liều 1g/ lần cũng có thể được dùng dưới dạng tiêm bolus tĩnh mạch (5 mL đến 20 mL) trong khoảng 3 phút đến 5 phút.
Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp: bệnh nhân mẫn cảm với meropenem, các kháng sinh nhóm beta – lactam hoặc bất cứ thành phần nào có trong tá dược.
Tác dụng phụ của thuốc Ropenem
Hay gặp: tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, phát ban, nhiễm trùng huyết, táo bón, ngưng thở, sốc, ngứa.
Ít gặp hơn:
Toàn thân: đau, đau bụng, đau ngực, sốt, đau lưng, ớn lạnh, đau vùng chậu.
Tim mạch: suy tim, ngừng tim, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, ngất.
Hệ thống tiêu hóa: chán ăn, vàng da, đầy hơi, suy gan, khó tiêu, tắc ruột.
Huyết học: thiếu máu, thiếu máu nhược sắc, hypervolemia.
Chuyển hóa, dinh dưỡng: phù ngoại biên, giảm oxy máu.
Hệ thần kinh: mất ngủ, kích động, mê sảng, lú lẫn, chóng mặt, co giật, dị cảm, ảo giác, buồn ngủ, lo âu.
Hô hấp: rối loạn hô hấp, khó thở, tràn dịch màng phổi, hen phế quản, ho tăng, phù phổi.
Da: mề đay, loét da.
Tiết niệu và sinh dục: khó tiểu, suy thận, viêm âm đạo, tiểu không tự chủ.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Ropenem
Chưa có báo cáo đầy đủ về sử dụng Ropenem cho phụ nữ mang thai, meropenem đã được báo cáo là bài tiết qua sữa mẹ.
Chỉ sử dụng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Probenecid cạnh tranh với meropenem để bài tiết ở ống thận, dẫn đến tăng nồng độ meropenem trong huyết tương. Không nên dùng đồng thời probenecid với meropenem.
Axit valproic: Các báo cáo đã chỉ ra rằng việc sử dụng đồng thời carbapenem, bao gồm meropenem, cho bệnh nhân dùng axit valproic làm giảm nồng độ acid valproic, làm tăng nguy cơ co giật bộc phát. Nếu việc sử dụng ROPENEM là cần thiết, thì nên cân nhắc điều trị chống co giật bổ sung.
Bệnh nhân nên liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ để lường trước các tương tác có thể xảy ra và có những điều chỉnh thích hợp.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Ropenem
Quá liều: Ở chuột nhắt và chuột cống, liều cao meropenem tiêm tĩnh mạch(2200 mg/ kg đến 4000 mg/ kg) có liên quan đến chứng mất điều hòa, khó thở, co giật và tử vong. Quá liều có chủ ý của ROPENEM là không thể, mặc dù quá liều có thể xảy ra nếu dùng liều lớn cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Liều meropenem lớn nhất dùng trong các thử nghiệm lâm sàng là 2g tiêm tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau 8 giờ. Ở liều này, chưa có tác dụng dược lý bất lợi đã được quan sát. Meropenem và chất chuyển hóa của nó có thể loại bỏ bằng thẩm phân máu.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.