Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Paracetamol 500mg OPC tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Paracetamol 500mg OPC là thuốc gì? Thuốc Paracetamol 500mg OPC có tác dụng gì? Thuốc Paracetamol 500mg OPC giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Paracetamol 500mg OPC là thuốc gì?
Thuốc Paracetamol 500mg OPC là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid (hay NSAID)
Một hộp thuốc Paracetamol 500mg OPC có 1 chai chứa 500 viên nang cứng. Trong một viên nén Paracetamol 500mg OPC có chứa 1 hoạt chất chính:
Paracetamol hàm lượng 500 mg
Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: natri laurylsulfat, povidon, primelosa, magnesi stearate, bột talc.
Thuốc Paracetamol 500mg OPC giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Paracetamol 500mg OPC là một sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 75.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Paracetamol 500mg OPC tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Tuspi do Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Bình Thuận ( PHAPHARCO) – VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Paracetamol Sanofi do công ty Sanofi sản xuất.
Thuốc Paracetamon 500mg do hãng 1 A phẩm GmbH sản xuất.
Tác dụng của thuốc Paracetamol 500mg OPC
Paracetamol 500mg OPC có hoạt chất chính là Paracetamol.
Paracetamol là thuốc thuộc nhóm NSAID (giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid) được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên nó không có tác dụng chống viêm. Mặc dù có những khẳng định chắc chắn rằng Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế sản xuất prostaglandin (PG) thông qua ức chế cyclooxygenase (COX), tuy nhiên không giống như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID), Paracetamol đã được chứng minh là không làm giảm viêm mô. Có hai lời giải thích cho vấn đề này đã được đưa ra:
Enzym chịu trách nhiệm chuyển hóa acid arachidonic thành các prostanoid (bao gồm cả prostaglandin và thromboxan), thường được gọi là cyclooxygenase, còn được gọi là prostaglandin H2 synthetase (PGHS) và có hai vị trí hoạt động: COX (cyclooxygenase) và POX (perosidase). Việc chuyển đổi từ acid arachidonic thành các prostaglandin trên thực tế là một quá trình gồm hai giai đoạn, đòi hỏi phải có sự hoạt động tại vị trí COX để tạo ra hydroperoxide trung gian không ổn định, prostaglandin G2 (PGG2) – sau đó được chuyển thành prostaglandin H2 (PGH2) qua POX. Hoạt tính enzyme của COX phụ thuộc vào dạng oxy hóa và người ta cho rằng Paracetamol can thiệp gián tiếp vào điều này bằng cách hoạt động như một đồng cơ chất khử (reducing co-substrate) ở vị trí POX. Trong các tế bào nguyên vẹn, khi nồng độ acid arachidonic thấp, Paracetamol là chất ức chế mạnh quá trình tổng hợp PG, bằng cách ngăn chặn sự tái sinh sinh lý của POX. Tuy nhiên, trong các tế bào bị phá vỡ, nơi nồng độ hydroperoxide cao, sự tổng hợp PG chỉ bị ức chế yếu. Sự ức chế COX phụ thuộc vào peroxide này giải thích hoạt động khác biệt của Paracetamol trong não nơi nồng độ peroxide thấp, so với các vị trí viêm ngoại vi có nồng độ peroxide cao.
Một giải thích được đề xuất khác là, không giống như NSAIDS, hoạt động trên COX-1 và COX-2, Paracetamol có thể hoạt động trên một biến thể mối nối COX-1 riêng biệt (ban đầu được cho là một isoenzyme riêng biệt, COX-3). Biến thể COX-1 này được cho là hoạt động trong hệ thống thần kinh trung ương, chứ không phải tại vị trí của mô bị tổn thương hoặc bị viêm, do đó sự ức chế của Paracetamol ở đây sẽ giải thích sự thiếu hoạt động chống viêm và chống tiểu cầu, trong khi vẫn có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Paracetamol 500mg OPC được các bác sĩ chỉ định để hạ sốt, giảm đau ở những bệnh nhân bị đau răng, đau sau nhổ răng, đau đầu, đau bụng do kinh nguyệt, đau do vận động, đau do cảm cúm.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc dùng đường uống, uống viên nang cứng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
Liều dùng: đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên là 1 – 2 viên/ lần, ngày uống 3 – 4 lần.
Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp: bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong tá dược; trẻ em dưới 12 tuổi; bệnh nhân bị suy gan nặng; bệnh nhân thiếu hụt enzyme G6DP (glucose-6-phosphat dehydrogenase).
Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol 500mg OPC
Sử dụng thuốc Paracetamol 500mg OPC có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như
Rối loạn hệ thống miễn dịch: quá mẫn bao gồm phát ban có thể xảy ra, shock phản vệ, phù mạch.
Rối loạn huyết học: rối loạn tạo máu bao gồm giảm tiểu cầu và mất bạch cầu hạt.
Rối loạn da và mô dưới da: rất hiếm gặp các phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (acute generalised exanthematous pustulosis – AGEP), ban đỏ nhiễm sắc cố định (fixed drug eruptions).
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Paracetamol 500mg OPC
Không nên sử dụng thuốc Paracetamol 500mg OPC thường xuyên hay kéo dài, không dùng đồng thời với các thuốc có chứa Paracetamol khác.
Cần thận trọng khi dùng Paracetamol cho bệnh nhân suy thận, suy gan, viêm gan cấp tính, bệnh nhân đang sử dụng các thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thiếu enzyme G6DP (glucose-6-phosphatedehydrogenase), thiếu máu huyết tán, lạm dụng rượu và suy dinh dưỡng mãn tính.
Bệnh nhân không nên uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc Paracetamol 500mg OPC.
Nếu các có dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát hoặc các triệu chứng đau, viêm, sốt cao không được cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Chỉ sử dụng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc ảnh hưởng đến enzyme gan có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Paracetamol, gây tăng độc tính của Paracetamol như: các barbiturat, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật, ethanol.
Probenecid, Salicylamide: làm giảm sự thải trừ của Paracetamol, nên giảm liều Paracetamol khi điều trị đồng thời với các thuốc này.
Metoclopramide, Domperidone: làm tăng tốc độ hấp thu của Paracetamol.
Cholestyramine: làm giảm sự hấp thu của Paracetamol.
Thuốc chống đông máu (warfarin, các coumarin) khi sử dụng kết hợp với Paracetamol có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc trên, tuy nhiên với liều thông thường tác dụng không đáng kể.
Isoniazid: gây ức chế chuyển hóa Paracetamol ở gan.
Lamotrigine: khi phối hợp cùng Paracetamol làm giảm sinh khả dụng của lamotrigine.
Bệnh nhân nên liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ để lường trước các tương tác có thể xảy ra và có những điều chỉnh thích hợp.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Paracetamol 500mg OPC
Quá liều: Tổn thương gan xuất hiện ở người trưởng thành sử dụng nhiều hơn 10g Paracetamol trở lên. Uống phải từ 5g Paracetamol trở lên có thể dẫn đến tổn thương gan nếu bệnh nhân có một trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Điều trị dài ngày với carbamazepine, phenytoin, phenobarbitone, rifampicin, primidone, St John’s Wort hoặc các loại thuốc khác làm giảm men gan.
- Sử dụng rượu thường xuyên vượt quá lượng cho phép.
- Cạn kiệt Glutathione, ví dụ: suy dinh dưỡng, đói, u xơ nang (cystic fibrosis), nhiễm HIV.
Triệu chứng: Trong 24h đầu, các triệu chứng quá liều Paracetamol thường là xanh xao, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau vùng bụng.
Sau 12 – 48 giờ, các tổn thương gan có thể trở nên rõ rệt: có thể xảy ra bất thường chuyển hóa glucose, nhiễm toan chuyển hóa; trong ngộ độc nặng, suy gan có thể dẫn đến hội chứng não gan, hạ đường huyết, xuất huyết, phù não và tử vong. Suy thận cấp có hoại tử ống thận cấp tính, có thể được gợi ý bởi các triệu chứng đau vùng thắt lưng, tiểu máu và protein niệu, bệnh có thể phát triển ngay cả khi không có tổn thương gan nghiêm trọng. Rối loạn nhịp tim và viêm tụy đã được báo cáo. Tăng nồng độ transaminase gan (AST, ALT), bilirubin, lactate dehydrogenase, prothrombin có thể xuất hiện 12 đến 48 giờ sau khi dùng.
Nếu phát hiện các triệu chứng quá liều Paracetamol, bệnh nhân cần được chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp cấp cứu kịp thời. Thuốc giải độc được sử dụng là N-acetylcystein, ở những nơi không có N-acetylcystein có thể dùng methionine.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.