Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc PANACTOL tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: PANACTOL là thuốc gì? Thuốc PANACTOL có tác dụng gì? Thuốc PANACTOL giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
PANACTOL là thuốc gì?
PANACTOL là một sản phẩm hạ sốt, giảm đau của công ty liên doanh Dược phẩm Sanofi-Synthelabo Việt Nam với thành phần chính là acetaminophen (paracetamol). Một viên nén dài bao phim có các thành phần:
- Acetaminophen (paracetamol): 500mg.
- Tá dược (magnesi stearat, natri benzoat, erapac, tinh bột mì, eragel, povidon, avicel, aerosil) vừa đủ 1 viên.
Thuốc PANACTOL giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc PANACTOL có chứa 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén dài bao phim, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 75.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín hoặc đến trực tiếp quầy thuốc của bệnh viện để mua được sản phẩm tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng. Người dùng nên chú ý ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm để tránh khỏi tình trạng dùng thuốc hết hạn.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
- Paracetamol 500mg được sản xuất bởi Công Ty Cổ Phần Dược – Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Bidiphar)
- Thuốc Paracetamol được sản xuất bởi QUAPHARCO Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Quảng Bình
Tác dụng
Thành phần Acetaminophen (hay còn gọi là paracetamol) hoạt động dựa trên cơ chế ức chế cyclooxygenase/prostaglandin (COX) của hệ thần kinh trung ương làm giảm tổng hợp prostaglandin, nhờ đó mà thể hiện tác dụng giảm đau và hạ sốt. Paracetamol tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin, tuy nhiên, không có tác dụng chống viêm và không ngăn cản quá trình kết tập của tiểu cầu.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc PANACTOL được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Người bệnh bị đau nhức đầu, đau nửa đầu.
- Đau răng, đau tai.
- Nhức mỏi cơ do cảm cúm.
- Đau bụng trong chu kì kinh nguyệt.
- Giảm nhanh các triệu chứng sốt.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc PANACTOL được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên nuốt nguyên viên thuốc, không nên bẻ thuốc hay nghiền nhỏ viên thuốc.
Liều dùng:
- Liều dùng đối với người lớn và trẻ em nằm trong độ tuổi từ 12 tuổi trở lên: sử dụng từ 1 đến 2 viên PANACTOL trong mỗi lần uống, ngày uống thuốc từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 tiếng.
- Liều dùng đối với trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi: sử dụng 1 viên PANACTOL trong 1 lần uống, ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng.
Lưu ý: người lớn không dùng quá 8 viên PANACTOL trong 1 ngày, trẻ em không dùng quá 4 viên PANACTOL trong 1 ngày.
Chống chỉ định
Không nên sử dụng thuốc PANACTOL trong các trường hợp sau đây:
- Người bệnh bị dị ứng với paracetamol hoặc mẫn cảm với bất kì chất nào có trong thành phần của thuốc.
- Người bệnh bị thiếu hụt men G6PD.
- Người bệnh bị thiếu máu.
- Bệnh nhân bị suy giảm chức năng của gan nặng.
- Người bệnh bị sốt quá cao từ 39,5 độ C trở lên, sốt tái phát hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày.
Tác dụng phụ của thuốc PANACTOL
Trong quá trình sử dụng thuốc PANACTOL, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như phát ban trên da, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu, thiếu máu, độc trên thận, suy gan,…
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc PANACTOL
Không sử dụng thuốc PANACTOL để giảm đau trong vòng lớn hơn 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em.
Thận trọng khi sử dụng thuốc trên đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ em.
Không nên lạm dụng thuốc vì paracetamol với liều cao có thể gây độc cho gan.
Cần thận trọng khi dùng thuốc trên phụ nữ đang mang bầu, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kì. Nếu muốn dùng thuốc thì nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc PANACTOL được nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến em bé bú khi bà mẹ dùng thuốc, do đó, PANACTOL có thể sử dụng trên đối tượng phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Thuốc PANACTOL không gây ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không nên sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc PANACTOL.
Một số thuốc xuất hiện tương tác với thuốc PANACTOL gây tăng độc tính hoặc giảm tác dụng cần lưu ý khi dùng cùng là:
- Phenothiazin
- Phenytoin
- Isoniazid
- Carbamazepin
Cách xử trí quá liều, quên liều
Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc PANACTOL, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: nôn mửa, ăn không ngon, da dẻ xanh nhợt, đau bụng, độc với gan, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong.
Xử trí: cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Rửa dạ dày và dùng thuốc giải độc N- acetylcysteine.
Trong trường hợp người bệnh quên 1 liều thì nên bổ sung càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Không nên bù gấp đôi liều ở lần sử dụng tiếp theo mà không có chỉ định của bác sĩ.